TIỂU SỬ HÒA THƯỢNG THÍCH THIỆN HIỆN
- Thành viên HĐCM TW GHPGVN;
- Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh Đồng Nai;
- Chứng minh BTS GHPGVN huyện Vĩnh Cửu;
- Nguyên Ủy viên Hướng dẫn Nam Nữ Phật tử tỉnh Đồng Nai;
- Nguyên Chánh Đại diện Phật giáo huyện Vĩnh Cửu khóa I đến khóa IV;
- Viện chủ Chùa Phổ Quang và Chùa Hội Phước (huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai).

I. Thân Thế
Cố Hòa thượng Thích Thiện Hiện – thế danh là Phạm Tấn Tài, sinh năm 1931 tại xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Biên Hòa (nay là tỉnh Đồng Nai). Cha là cụ ông Phạm Văn Tào, mẹ là cụ bà Nguyễn Thị Diệt. Cố Hòa thượng là người con trai duy nhất trong gia đình. Thân phụ và thân mẫu của cố Hòa thượng là người kính tin Tam bảo, nên vào năm cố Hòa thượng lên 12 tuổi, ông bà đưa Hòa thượng lên núi Châu Thới công quả, vì cố Hòa thượng là bà con cô cậu với Hòa thượng Thích Huệ Thông – thành viên HĐCM TW GHPGVN và cố Hòa thượng Thích Minh Thiện – Nguyên UV HĐTS, Trưởng ban BTS GHPGVN tỉnh Bình Dương.
II. Thời gian xuất gia và tu học
Năm 1943, hội đủ duyên lành cố Hòa thượng thế phát xuất gia với Trưởng lảo Hòa thượng, thượng Thuần hạ Thắng tại Núi Gò Mọi, sau này là chùa Phổ Đà, xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, được Hòa thượng đặt cho pháp danh Thiện Hiện, pháp tự là Pháp Hiển.
Đến năm 1946, cố Hòa thượng được Bổn sư cho Ngài đến cầu pháp với Trưởng lão Hòa thượng, thượng Huệ hạ Thành – nguyên Tăng thống Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam, nguyên Phó pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nguyên Trưởng ban Ban trị sự Phật giáo đầu tiên tỉnh Đồng Nai, Viện chủ Tổ đình Long Thiền. Ngài được Trưởng lão Hòa thượng cho pháp hiệu là Nhật Thiện nối tiếp dòng thiền Lâm tế Gia phổ đời thứ 41.

III. Sự nghiệp đạo pháp và dân tộc
A. ĐẠO PHÁP
Năm 1967, cố Hòa thượng thọ Tỳ kheo tại đại giới đàn chùa Bửu Phong, phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Năm 1968, Sau khi chính thức đứng vào hàng trưởng tử Như Lai, Cố trưởng lão Hòa thượng, thượng Huệ hạ Thành, tin tưởng giao trọng trách về chùa Hội Phước, ấp Tân Triều, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai làm trụ trì và tiếp Tăng độ chúng, hướng dẫn Nam nữ Phật tử tu học.
Năm 1973 – 1975: Ủy viên liên lạc Phật giáo cứu quốc Nam bộ;
Năm 1973 – 1981: Ủy viên GHPG Cổ truyền Việt Nam;
Đến năm 1982, Đại Hội phật giáo Việt Nam lần thứ nhất tổ chức tại tỉnh Đồng Nai, Hòa thượng là 1 trong 25 ủy viên và đảm nhiệm chức vụ, Ủy viên Ban trị sự kiêm Trưởng ban hướng dẫn Nam Nữ phật tử và xuyên suốt tham gia 6 nhiệm kỳ là Ủy viên thường trực Ban trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai.
Sau đó, Đại hội đại biểu Phật giáo huyện Vĩnh Cửu, cố Hòa thượng được Đại hội suy cử đảm nhiệm chức vụ: Chánh đại diện Giáo hội phật giáo Việt Nam huyện Vĩnh Cửu từ khóa I đến khóa VI.
Đến năm 2011-2020, hai nhiệm kỳ cố Hòa thượng được Đại hội đại biểu Phật giáo huyện Vĩnh Cửu khóa VII và khóa VIII bái thỉnh Ngài với chức vụ tối cao là Chứng minh Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Đồng Nai và huyện Vĩnh Cửu. Vậy từ khi Phật giáo Việt Nam thành lập thì Hòa thượng đã tham gia phục vụ Giáo hội cho tới ngày hôm nay.
B. DÂN TỘC
- 1954 – 1975: Cùng toàn dân tham gia kháng chiến;
- 1975 – 2011: Ủy viên UBMTTQVN huyện Vĩnh Cửu; HĐND huyện Vĩnh Cữu nhiều khóa;
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Mỹ xâm lược, cố Hòa thượng chính là một người Cộng sản ưu tú và luôn che giấu và nuôi nấng cán bộ Cách mạng. Điển hình tại nhà của Hòa thượng là có một cái hầm bí mật để hoạt động Cách mạng. Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, Hòa thượng được Chánh quyền huyện nhà mời cố Hòa thượng giử chức vụ Chủ tịch Ủy ban xã, Hòa thượng khước từ và trả lời rằng: “Anh em hoạt động Cánh mạng rất gian lao cực khổ và biết bao nhiêu gia đình đã nằm xuống vì màu cờ tổ quốc nên cơ cấu những anh em đó làm việc Chánh quyền, còn tôi là người xuất gia con Phật chỉ làm chủ tịch Phật tử mà thôi.” Với những lời nói dí dỏm đó mà Hòa thượng được rất nhiều cán bộ lãnh đạo tôn kính.
Những việc làm và hành động của gia đình cố Hòa thượng với cá nhân bản thân nên vào ngày ngày 1 tháng 1 năm 1980, gia đình Hòa thượng được công nhận là Gia đình Liệt sĩ. Phần thưởng tối cao nhất vào ngày 4 tháng 2 năm 1988, Hòa thượng được Hội Đồng Bộ Trưởng truy tặng Huy chương kháng chiến hạng nhất.
Trong quá trình tham gia giáo hội và luôn làm tốt công tác Phật sự, Hòa thượng được nhận rất nhiều bằng tuyên dương công đức của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ban trị sự Phật giáo tỉnh Đồng Nai.
Với vai trò là Chánh Đại Diện GHPGVN huyện nhà, Hòa Thượng được lãnh đạo huyện Vĩnh Cửu giao cho rất nhiều trọng trách của Chánh quyền, vì thế Hòa thượng được rất nhiều bằng khen của Mặt trận Trung Ương, Kỷ niệm chương Đại đoàn kết dân tộc và nhiều bằng khen, giấy khen của Chánh quyền tỉnh Đồng Nai, huyện Vĩnh Cửu và Địa phương sở tại.
IV. Thời gian viên tịch
Từ ngày phát tâm xuất gia đến nay, cố Hòa thượng Thích Thiện Hiện đã dày công xây dựng, bảo vệ Phật giáo và dân tộc, nhưng rồi đến lúc phải thuận thế vô thường trở về với Phật, với lịch đại tổ sư, nên cố Hòa thượng xả báo an tường thu thần thị tịch vào lúc 00 giờ 55 phút, ngày 01tháng 01 năm 2021, nhằm 19/11/Canh Tý.

- Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh Đồng Nai;
- Chứng minh BTS GHPGVN huyện Vĩnh Cửu;
- Nguyên Ủy viên Hướng dẫn Nam Nữ Phật tử tỉnh Đồng Nai;
- Nguyên Chánh Đại diện Phật giáo huyện Vĩnh Cửu khóa I đến khóa IV;
- Viện chủ Chùa Phổ Quang và Chùa Hội Phước (huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai).

I. Thân Thế
Cố Hòa thượng Thích Thiện Hiện – thế danh là Phạm Tấn Tài, sinh năm 1931 tại xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Biên Hòa (nay là tỉnh Đồng Nai). Cha là cụ ông Phạm Văn Tào, mẹ là cụ bà Nguyễn Thị Diệt. Cố Hòa thượng là người con trai duy nhất trong gia đình. Thân phụ và thân mẫu của cố Hòa thượng là người kính tin Tam bảo, nên vào năm cố Hòa thượng lên 12 tuổi, ông bà đưa Hòa thượng lên núi Châu Thới công quả, vì cố Hòa thượng là bà con cô cậu với Hòa thượng Thích Huệ Thông – thành viên HĐCM TW GHPGVN và cố Hòa thượng Thích Minh Thiện – Nguyên UV HĐTS, Trưởng ban BTS GHPGVN tỉnh Bình Dương.
II. Thời gian xuất gia và tu học
Năm 1943, hội đủ duyên lành cố Hòa thượng thế phát xuất gia với Trưởng lảo Hòa thượng, thượng Thuần hạ Thắng tại Núi Gò Mọi, sau này là chùa Phổ Đà, xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, được Hòa thượng đặt cho pháp danh Thiện Hiện, pháp tự là Pháp Hiển.
Đến năm 1946, cố Hòa thượng được Bổn sư cho Ngài đến cầu pháp với Trưởng lão Hòa thượng, thượng Huệ hạ Thành – nguyên Tăng thống Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam, nguyên Phó pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nguyên Trưởng ban Ban trị sự Phật giáo đầu tiên tỉnh Đồng Nai, Viện chủ Tổ đình Long Thiền. Ngài được Trưởng lão Hòa thượng cho pháp hiệu là Nhật Thiện nối tiếp dòng thiền Lâm tế Gia phổ đời thứ 41.

III. Sự nghiệp đạo pháp và dân tộc
A. ĐẠO PHÁP
Năm 1967, cố Hòa thượng thọ Tỳ kheo tại đại giới đàn chùa Bửu Phong, phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Năm 1968, Sau khi chính thức đứng vào hàng trưởng tử Như Lai, Cố trưởng lão Hòa thượng, thượng Huệ hạ Thành, tin tưởng giao trọng trách về chùa Hội Phước, ấp Tân Triều, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai làm trụ trì và tiếp Tăng độ chúng, hướng dẫn Nam nữ Phật tử tu học.
Năm 1973 – 1975: Ủy viên liên lạc Phật giáo cứu quốc Nam bộ;
Năm 1973 – 1981: Ủy viên GHPG Cổ truyền Việt Nam;
Đến năm 1982, Đại Hội phật giáo Việt Nam lần thứ nhất tổ chức tại tỉnh Đồng Nai, Hòa thượng là 1 trong 25 ủy viên và đảm nhiệm chức vụ, Ủy viên Ban trị sự kiêm Trưởng ban hướng dẫn Nam Nữ phật tử và xuyên suốt tham gia 6 nhiệm kỳ là Ủy viên thường trực Ban trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai.
Sau đó, Đại hội đại biểu Phật giáo huyện Vĩnh Cửu, cố Hòa thượng được Đại hội suy cử đảm nhiệm chức vụ: Chánh đại diện Giáo hội phật giáo Việt Nam huyện Vĩnh Cửu từ khóa I đến khóa VI.
Đến năm 2011-2020, hai nhiệm kỳ cố Hòa thượng được Đại hội đại biểu Phật giáo huyện Vĩnh Cửu khóa VII và khóa VIII bái thỉnh Ngài với chức vụ tối cao là Chứng minh Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Đồng Nai và huyện Vĩnh Cửu. Vậy từ khi Phật giáo Việt Nam thành lập thì Hòa thượng đã tham gia phục vụ Giáo hội cho tới ngày hôm nay.
B. DÂN TỘC
- 1954 – 1975: Cùng toàn dân tham gia kháng chiến;
- 1975 – 2011: Ủy viên UBMTTQVN huyện Vĩnh Cửu; HĐND huyện Vĩnh Cữu nhiều khóa;
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Mỹ xâm lược, cố Hòa thượng chính là một người Cộng sản ưu tú và luôn che giấu và nuôi nấng cán bộ Cách mạng. Điển hình tại nhà của Hòa thượng là có một cái hầm bí mật để hoạt động Cách mạng. Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, Hòa thượng được Chánh quyền huyện nhà mời cố Hòa thượng giử chức vụ Chủ tịch Ủy ban xã, Hòa thượng khước từ và trả lời rằng: “Anh em hoạt động Cánh mạng rất gian lao cực khổ và biết bao nhiêu gia đình đã nằm xuống vì màu cờ tổ quốc nên cơ cấu những anh em đó làm việc Chánh quyền, còn tôi là người xuất gia con Phật chỉ làm chủ tịch Phật tử mà thôi.” Với những lời nói dí dỏm đó mà Hòa thượng được rất nhiều cán bộ lãnh đạo tôn kính.
Những việc làm và hành động của gia đình cố Hòa thượng với cá nhân bản thân nên vào ngày ngày 1 tháng 1 năm 1980, gia đình Hòa thượng được công nhận là Gia đình Liệt sĩ. Phần thưởng tối cao nhất vào ngày 4 tháng 2 năm 1988, Hòa thượng được Hội Đồng Bộ Trưởng truy tặng Huy chương kháng chiến hạng nhất.
Trong quá trình tham gia giáo hội và luôn làm tốt công tác Phật sự, Hòa thượng được nhận rất nhiều bằng tuyên dương công đức của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ban trị sự Phật giáo tỉnh Đồng Nai.
Với vai trò là Chánh Đại Diện GHPGVN huyện nhà, Hòa Thượng được lãnh đạo huyện Vĩnh Cửu giao cho rất nhiều trọng trách của Chánh quyền, vì thế Hòa thượng được rất nhiều bằng khen của Mặt trận Trung Ương, Kỷ niệm chương Đại đoàn kết dân tộc và nhiều bằng khen, giấy khen của Chánh quyền tỉnh Đồng Nai, huyện Vĩnh Cửu và Địa phương sở tại.
IV. Thời gian viên tịch
Từ ngày phát tâm xuất gia đến nay, cố Hòa thượng Thích Thiện Hiện đã dày công xây dựng, bảo vệ Phật giáo và dân tộc, nhưng rồi đến lúc phải thuận thế vô thường trở về với Phật, với lịch đại tổ sư, nên cố Hòa thượng xả báo an tường thu thần thị tịch vào lúc 00 giờ 55 phút, ngày 01tháng 01 năm 2021, nhằm 19/11/Canh Tý.
- Thọ thế: 90 tuổi
- Hạ lạp: 54 mùa An cư

Các Tin Khác
-
TIỂU SỬ HÒA THƯỢNG THÍCH THIỆN HIỆN
-
Hòa thượng Thích Huệ Thông – Người nặng lòng cho sự nghiệp phát triển đạo pháp, dân tộc
-
Vị tổ sư Thiền tông thứ hai, Tôn giả A Nan Đà
-
Lễ húy kỵ HT.Thích Thanh Tứ tại chùa Bái Đính
-
ĐĐ. Thích Thiện Mỹ: Nỗ lực vì cộng đồng...
-
Tổ sư Pháp Loa
-
Tiểu sử Cố Hòa Thượng Thích Thiện Hoa (1918-1973)
-
Tiểu sử cố Hòa Thượng Thích Thiện Siêu (1921-2001)
-
Vị Thầy của nhiều thế hệ
-
Sáng ngời đức Vô úy
-
Điều kỳ diệu về nhục thân của Hòa Thượng Thích Minh Đức
-
Tiểu sử Bồ Tát Thích Quảng Đức
-
Cuộc đời truyền kỳ của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa
-
Tóm tắt tiểu sử Hòa thượng Thích Trí Tịnh
-
Đối thoại về Tuổi trẻ ngày nay - Thích Nhất Hạnh
Giới thiệu sách mới
-
Đức Dalai Lama phát hành album nhân khánh tuế thứ 85
Đức Dalai Lama sẽ tổ chức khánh tuế lần thứ 85 vào đầu tháng 7 tới. Trong dịp này, ngài sẽ phát hành album nhạc ... ...
-
10 đầu sách hay về Phật Giáo nên đọc
-
Nói với tuổi 20 - Thích Nhất Hạnh
-
SỐNG và chết - Giới thiệu sách mới
-
Giới thiệu sách mới "Ai Tốt Hơn Cho Mình"
Danh Tăng
Nhân vật
-
Doanh nhân – Phật tử, Dựơc sĩ Dược Thảo đăng quang ngôi vị Á hậu 2 chương trình Hoa hậu Doanh nhân Việt Nam qua ảnh 2020
Doanh nhân Trần Thị Phong Thuận (Dược Thảo) – Chủ Hệ thống Thuốc Tây Dược Thảo, hình ảnh một doanh nhân trí huệ, ... ...
-
“Người lái đò” trong tâm hàng Phật tử chúng con…
-
Sư Phụ - Người lái đò giác ngộ gieo hạt Bồ đề trong tâm thức chúng con
-
Hai ca sĩ “Ốc tiêu” lạc quan giữa đời thường
-
CÔNG TY NHÔM ĐÚC THIÊN THANH BẢO - CHỮ TÂM TRONG NGHỀ THIẾT KẾ NỘI THẤT
-
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe từ chức để hành thiền?
Sức khỏe
-
NẤM MỐI ĐEN VIMIXA - "Thực Phẩm Giàu Dinh Dưỡng Cho Cuộc Sống Của Bạn"
Nấm mối đen là thực phẩm giàu dinh dưỡng, không những ăn ngon mà còn tốt cho sức khỏe. Tên khoa học của nấm mối ... ...
-
Corona - Biến cố của thế kỷ
-
"Tận hưởng" những ngày tự cách ly
-
Làm gì để bảo vệ mắt khi tiếp xúc nhiều với máy tính?
-
9 loại vitamin cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh và phòng chống bệnh
-
Solar: Nước uống âm nhạc - Nước uống yêu thương
Công tác từ thiện
-
Biên Hòa: Sen Vàng Xuống Phố Tặng Cơm Cho Bà Con Khó Khăn
SVO - Sau chuyến đi cứu trợ đồng bào miền Trung đợt 3, dưới sự hướng dẫn của Sư phụ Đại Đức Thích Thiện Mỹ ... ...
-
Huế: Sen Vàng phối hợp với bệnh viện Việt - Tiệp Hải Phòng khám chữa bệnh, tặng quà cho bà con
-
Huế: Đoàn thiện nguyện Sen Vàng thăm và tặng quà bà con A Lưới đợt 3
-
BTS GHPGVN TP. Biên Hòa kết hợp Phân ban Ni giới tỉnh Đồng Nai tặng quà điểm cuối cùng tại tỉnh Quảng Bình
-
Huế: BTS GHPGVN TP. Biên Hoà và Phân ban Ni giới tỉnh Đồng Nai thăm và tặng quà cho bà con vùng bão lũ
-
Làm sao để tránh hàng cứu trợ nơi thừa, chỗ thiếu?
Nghệ thuật sống
-
Mối liên hệ khắng khít của nhiều đời trước & đời này
Trên bước đường tu, sau khi thành tựu pháp Tứ thiền và Bát định của hai đạo sĩ Kamala và Uất Đầu Lam Phất, Thái ... ...
-
Độ nhất thiết khổ ách
-
Tin ai?
-
Cội nguồn của những yêu thương
-
Bảo vệ thiên nhiên là bảo vệ mình
-
Biến tư gia thành nơi an dưỡng tâm hồn
Sự kiện
-
Vận động ăn chay để bảo vệ môi trường từ Hội thảo “Ứng dụng GIS cho đô thị thông minh hướng tới phát triển bền vững”
Hội thảo khoa học quốc tế GIS toàn quốc 2020 với chủ đề “Ứng dụng GIS cho đô thị thông minh hướng tới phát ... ...
-
Lào: Trung ương GHPGVN phát 500 phần quà tri ân tại Viêng Chăn
-
Xuân về sẻ chia hạnh phúc cùng MDNMMD số 21 với chủ đề “Hạnh phúc xuân ngời”
-
Tiền Giang - “Trăng rằm yêu thương” đến với trẻ em nghèo ở xã Hiệp Đức - huyện Cai Lậy
-
Dự báo tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2015 dưới góc nhìn khoa học phong thủy
-
Hoằng pháp Phật giáo: Hướng đến tốt đời đẹp đạo
Chia Sẻ
-
Đồng Nai: Hoà thượng Thích Khế Chơn thăm và chia sẻ Phật Pháp tại chùa Trúc Lâm Viên Nghiêm
Một buổi tối chủ nhật cuối tuần khi ánh đèn đường phố đã sáng rực, người xe tấp nập trên các con phố thì ... ...
-
Có nên thờ tượng Phật bước đi?
-
Sakyadhita thảo luận vai trò của nữ giới với môi trường
-
Từ bi thôi thúc chân đi tới
-
Hạnh phúc khi cha mẹ biết đạo, cùng tu
-
“Phật pháp cứu vớt cuộc đời tôi”
