• Trang chủ
  • Tin Tức
    • Truyền Hình Trực Tiếp
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Nghiên cứu
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Hoằng Pháp
    • Gia đình Phật tử
    • Phật giáo & tuổi trẻ
    • Khóa tu cho người bận rộn
    • Du lịch tâm linh
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút
    • Văn học
    • Nghệ thuật
    • Truyện Phật Giáo
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Công tác từ thiện
    • Giới thiệu sách mới
  • Pháp Âm
    • Nhạc - ĐĐ.Thích Thiện Mỹ
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Audio Phật giáo
    • Phật Giáo Đồng Nai TV
    • Ký sự Sen Vàng
  • Tự Viện
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
    • Xuân
    • Phật đản
    • Vu lan
    • Thiết Kế Phật Giáo
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Hoằng Pháp
  • Trang chủ

  • Hoằng Pháp

  • Phật giáo & tuổi trẻ

Những bài học dạy con khôn lớn theo triết lý Phật giáo

Ngày đăng: 17:43:29 28-06-2015 . Xem: 3386
 

Dạy con: Tâm trí tĩnh lặng là tâm trí mạnh mẽ, mở cửa đón những khái niệm vô thường, tin tưởng con mình rất kiên cường...là những nguyên tắc được rút ra từ triết lý Phật giáo sẽ phần nào giúp được bố mẹ trong cuộc hành trình nuôi dạy con cái.

1. Tâm trí tĩnh lặng là tâm trí mạnh mẽ

Theo Phật giáo, cuộc sống là một dòng chảy không ngừng. Vì vậy, sự ổn định của đời người không bao giờ đến từ hoàn cảnh bên ngoài. Thay vào đó, chúng ta có thể chọn cách trau dồi để có một tâm trí ổn định.

Hầu hết các trạng thái tinh thần của chúng ta đều lên xuống thất thường nhiều lần trong ngày dựa vào các sự kiện bên ngoài ảnh hưởng đến chúng ta ra sao. Này nhé, được ôm người thân trong tay, thì hạnh phúc; được khen ngợi, thì vui vẻ; được tặng thưởng, thì sung sướng; bị chỉ trích, thì bực bội; bị chán ghét, thì buồn bã; bị thất bại, thì thất vọng…

Phật giáo khuyến khích tất cả mọi người đón nhận và đối diện với tất cả bằng thái độ bình thản. Có nghĩa là, mỗi chúng ta có quyền lực trong việc chấp nhận mọi việc đến với chính mình như thế nào. Bố mẹ có thể dạy con điều này bằng cách làm gương. Thiền định cũng là một trong những cách để có được tâm trí tĩnh lặng và ổn định.

Hãy dạy con biết tĩnh lặng và mở cửa với vô thường

Hãy dạy con biết tĩnh lặng và mở cửa với vô thường

2. Mở cửa đón những khái niệm vô thường

Trong chương trình học ở trường của các con và trong cả những lúc nói chuyện, dạy con học, người lớn luôn có ý tránh né một sự thật rằng trong cuộc sống này, mọi thứ đang thay đổi liên tục. Chúng ta dạy trẻ con những thứ đơn điệu, tẻ nhạt và gieo vào đầu các con ý niệm mọi chuyện đang đứng yên, chẳng có gì thay đổi cả. Con không mảy may lo nghĩ, ưu sầu nhưng khi biến cố đến hay chỉ cần một thay đổi rất nhỏ xảy ra, con sẽ hoảng loạn, sợ hãi, bối rối và không biết lý giải như thế nào.

Theo quan niệm Phật giáo, mọi thứ là vô thường, hãy mở rộng cửa để đón nhận những khái niệm về vô thường vào trong cuộc đời của mình; bởi lẽ, chúng ta sẽ không thể nào trốn tránh được nó.

Không phải nói đến cái chết là đụng chạm đến chuyện xui rủi, mà cái chết là một phần của sự sống. Tất cả các sinh vật đều sống rồi chết, đó chỉ đơn giản là chu kỳ tự nhiên của sự sống. Chúng ta nên dạy con điều đó không có gì đáng sợ cả, bằng cách thừa nhận và chỉ cho con thấy quá trình diễn tiến tự nhiên của sự sống: với những đóa hoa nở rộ rồi héo tàn, những chiếc lá xanh rồi vàng, rơi vào mùa thu, khô lại rồi mục rữa dưới gốc cây…

Từng ngày một, chúng ta và con học cách chấp nhận, chứ không sợ hãi sự thay đổi của cuộc đời. Bố mẹ hãy dạy con biết rằng, thay đổi là tự nhiên, và cách đối xử tốt nhất với vô thường không phải là oán giận mà là cám ơn, cám ơn vì nhờ đó mà mỗi ngày trôi qua luôn khác nhau và là duy nhất.

3. Học cách sống chung với sự lo lắng

Các Phật tử đều biết: bởi biết đến vô thường nên trong tâm mỗi người đều tiềm ẩn sự lo lắng. Lo lắng không phải là dấu hiệu của sai lầm, mà nó chỉ đơn thuần là kinh nghiệm khi chúng ta sống chung trong một thế giới vô thường.Đây là cảm giác không thể thay đổi trong lòng của bất kỳ ai.Lo lắng là cảm xúc bình thường của mỗi con người và khi đánh mất gì đó, chúng ta sẽ đau khổ cho đến khi chấp nhận được sự mất mát.Hãy dạy con cứ sống chung với sự lo lắng, nhưng đừng để nó đe dọa hay làm con hoảng sợ.

4. Chú ý đến cảm xúc của con, tất cả các cảm xúc

Phật giáo khuyến khích con người chú ý đến các biến động của cuộc sống và quan trọng hơn là cảm xúc của bản thân trước những biến động đó. Vì lý do này, cảm xúc không phải đơn thuần là “tốt” hay “xấu”; đó là những gì chúng ta cảm nhận được về chính mình và về cuộc sống. Bởi lẽ cảm xúc sẽ tăng lên và rồi cũng sẽ mất đi, các bậc cha mẹ có thể dạy con mình xử lý những cảm xúc một cách tự nhiên nhất, ở hiện tại và khi cảm xúc đó đã bị thời gian đẩy lùi về phía sau.

Cảm xúc chính là cảm xúc, đừng ép uổng hay sửa đổi gì ở con vì điều đó không cần thiết.

5. Tin tưởng rằng con mình rất kiên cường

Trong cuộc sống luôn có mất mát và có thất vọng. Tuy nhiên, xuất phát từ bản năng làm cha mẹ, người lớn luôn tìm cách bảo vệ con mình an toàn thoát khỏi những góc cạnh sắc nhọn của cuộc sống; điều này xuất phát từ tình thương, nhưng không phải là yêu thương đúng cách.

Cuộc đấu tranh với thất bại và thất vọng hiển hiện trong cuộc sống của một con người từ rất sớm. Đó là các bài tập về nhà, xung đột giữa anh chị em trong nhà, mối quan hệ với bạn bè rồi đến các luật lệ, việc làm… Khi trẻ được phép đấu tranh, con bắt đầu có khả năng giải quyết các vấn đề, xây dựng khả năng hồi phục của bản thân trước những thăng trầm của cuộc sống, và đương nhiên, bằng chính mình chứ không hề trông chờ vào sự xuất hiện và bảo bọc của bố mẹ.

Một vị tăng đã nói như thế này từ thế kỷ thứ tám: Khi bạn đi bộ nhiều, chân bạn sẽ bị đau. Nếu cứ tiếp tục đi, lớp da bàn chân sẽ dày lên, cứng cáp và giúp bạn đi đến bất kỳ đâu bạn muốn. Tuy nhiên, bạn cũng có thể mang một đôi giày để bảo vệ chân.

Các bậc bố mẹ luôn muốn là đôi giày êm ái và mềm mại cho bàn chân của con mình, giúp con an toàn trên mỗi bước đi, thay vì để con có được lớp da chân cứng cáp để tự vượt trở ngại. Câu hỏi đặt ra là, bố mẹ có thể bảo vệ con đến khi nào?

Vì một lúc nào đó con sẽ phải tự mình sống tiếp cuộc đời mình, bố mẹ hãy tin tưởng vào sự kiên cường của con.

Vân Trần (tổng hợp)
Theo Gia Đình Việt Nam

Các Tin Khác
  • PHÒNG HỌP CỦA PHÂN BAN THANH THIẾU NHI PHẬT TỬ TRUNG ƯƠNG GHPGVN

    PHÒNG HỌP CỦA PHÂN BAN THANH THIẾU NHI PHẬT TỬ TRUNG ƯƠNG GHPGVN

  • TUỔI TRẺ SEN VÀNG CHÙA VIÊN GIÁC - CÔNG QUẢ, TU HỌC , SINH HOẠT, DÃ NGOẠI

    TUỔI TRẺ SEN VÀNG CHÙA VIÊN GIÁC - CÔNG QUẢ, TU HỌC , SINH HOẠT, DÃ NGOẠI

  • Đồng Nai: Khóa tập huấn, rèn kỹ năng sống cho tuổi trẻ và chương trình Sen Vàng xuống phố

    Đồng Nai: Khóa tập huấn, rèn kỹ năng sống cho tuổi trẻ và chương trình Sen Vàng xuống phố

  • Tuổi trẻ Phật giáo Sen Vàng chùa Viên Giác sinh hoạt dã ngoại

    Tuổi trẻ Phật giáo Sen Vàng chùa Viên Giác sinh hoạt dã ngoại

  • Đồng Nai: Lễ Họp Mặt Tất Niên – Tổng kết công tác phật sự Gia đình Tuổi Trẻ Sen Vàng chùa Viên Giác

    Đồng Nai: Lễ Họp Mặt Tất Niên – Tổng kết công tác phật sự Gia đình Tuổi Trẻ Sen Vàng chùa Viên Giác

Gia đình Phật tử

Biên Hòa: Ươm mầm thiếu nhi Phật Pháp qua lớp học kỹ năng sống tại chùa Trúc Lâm Viên Nghiêm

Biên Hòa: Ươm mầm thiếu nhi Phật Pháp qua lớp học kỹ năng sống tại chùa Trúc Lâm Viên Nghiêm

  • Đồng Nai: Ươm mầm thiếu nhi Phật Pháp qua lớp học kỹ năng sống tại chùa Trúc Lâm Viên Nghiêm

    Đồng Nai: Ươm mầm thiếu nhi Phật Pháp qua lớp học kỹ năng sống tại chùa Trúc Lâm Viên Nghiêm

  • TT. Huế: Khai mạc Trại huấn luyện Huynh trưởng A Dục khóa 35 và Sơ cấp Lộc Uyển khóa 53

    TT. Huế: Khai mạc Trại huấn luyện Huynh trưởng A Dục khóa 35 và Sơ cấp Lộc Uyển khóa 53

Phật giáo & tuổi trẻ

PHÒNG HỌP CỦA PHÂN BAN THANH THIẾU NHI PHẬT TỬ TRUNG ƯƠNG GHPGVN

PHÒNG HỌP CỦA PHÂN BAN THANH THIẾU NHI PHẬT TỬ TRUNG ƯƠNG GHPGVN

  • TUỔI TRẺ SEN VÀNG CHÙA VIÊN GIÁC - CÔNG QUẢ, TU HỌC , SINH HOẠT, DÃ NGOẠI

    TUỔI TRẺ SEN VÀNG CHÙA VIÊN GIÁC - CÔNG QUẢ, TU HỌC , SINH HOẠT, DÃ NGOẠI

  • Đồng Nai: Khóa tập huấn, rèn kỹ năng sống cho tuổi trẻ và chương trình Sen Vàng xuống phố

    Đồng Nai: Khóa tập huấn, rèn kỹ năng sống cho tuổi trẻ và chương trình Sen Vàng xuống phố

Khóa tu cho người bận rộn

Đồng Nai: Khóa tu Một Ngày Phúc Lạc kỳ thứ 22 tại chùa Trúc Lâm Viên Nghiêm

Đồng Nai: Khóa tu Một Ngày Phúc Lạc kỳ thứ 22 tại chùa Trúc Lâm Viên Nghiêm

  • BRVT: Tổ chức Khóa tu học Phật Pháp với chủ đề: “KHÁM PHÁ CUỘC ĐỜI”

    BRVT: Tổ chức Khóa tu học Phật Pháp với chủ đề: “KHÁM PHÁ CUỘC ĐỜI”

  • Đ.Đ Thích Thiện Xuân chia sẻ đề tài

    Đ.Đ Thích Thiện Xuân chia sẻ đề tài "MƠ" đến doanh nhân

Du lịch tâm linh

Chùa Ruộng Lớn: Ngôi chùa độc đáo với cổng hình cây tre

Chùa Ruộng Lớn: Ngôi chùa độc đáo với cổng hình cây tre

  • Thánh Duyên cổ tự: Ngôi chùa được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập hai kỷ lục

    Thánh Duyên cổ tự: Ngôi chùa được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập hai kỷ lục

  • Chiêm ngưỡng ngôi chùa 120 năm tuổi ở thủ đô Colombo, Sri Lanka

    Chiêm ngưỡng ngôi chùa 120 năm tuổi ở thủ đô Colombo, Sri Lanka

  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Hoằng Pháp
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Hoằng Pháp

Bài vở đóng góp, xin gởi về Ban biên tập qua địa chỉ email: btsenvang@gmail.com
Ghi rõ nguồn www.senvangonline.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
Bản quyền thuộc về SVO. Designed by SVO
Trụ sở: 417/8 đường Phạm Văn Thuận – Kp3 - P. Tam Hiệp - Biên Hòa - Đồng Nai