Ấn Độ: FHSM hướng đến người yếu thế trong đại dịch
Ngày đăng: 10:00:20 24-07-2020 . Xem: 2317
Tính đến thời điểm này, Ấn Độ nằm trong số 5 quốc gia và vùng lãnh thổ có số người nhiễm Covid-19 cao nhất thế giới, theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Trong nỗ lực kiểm soát dịch bệnh, Chính phủ Ấn Độ đã ban hành lệnh phong tỏa toàn quốc, chính thức được áp dụng từ ngày 24-3. Đây được xem là giải pháp mạnh mẽ trong quyết tâm ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh của đất nước này. Tuy nhiên, hàng triệu hộ dân có hoàn cảnh khó khăn, thu nhập thấp thuộc các cộng đồng yếu thế đã lâm vào cảnh nợ nần và túng đói trong thời gian dịch bệnh hoành hành tại quốc gia có dân số thuộc hàng đông nhất thế giới này.
Cho đến nay, chính sách phong tỏa khống chế Covid-19 đã được Chính phủ Ấn Độ gia hạn nhiều lần, dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 31-7. Tuy nhiên, việc thực hiện giãn cách xã hội gắt gao này có thể kéo dài hơn, tùy tình hình diễn biến của dịch bệnh trong nước và các quốc gia khu vực.
FHSM tổ chức cứu trợ người dân các vùng hẻo lánh bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch
Trước tình hình này, Tổ chức từ thiện xã hội Phật giáo FHSM (The Foundation of His Sacred Majesty, trụ sở hoạt động tại thành phố Chennai, bang Tamil Nadu) đã liên tục triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ người dân Ấn Độ gặp khó khăn vì dịch bệnh.
“Đây là khoảng thời gian vô cùng thử thách khi tất cả người lao động nghèo không thể ra ngoài làm việc, kiếm sống như bình thường. Để tránh lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng, người dân chỉ rời khỏi nhà cho nhu cầu thực phẩm, thuốc men hoặc trong tình huống cần nhập viện”, chia sẻ của ông Gauthama Prabu, Chủ tịch FHSM
Tổ chức FHSM hiện phối hợp với Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB, Bangkok) vận động tài chính cho Quỹ Cứu trợ khẩn cấp Covid-19 mang tên “Hành động Chánh niệm”, giúp đỡ các cộng đồng yếu thế trong đại dịch ở các vùng, quốc gia thuộc mạng lưới; đặc biệt là khu vực Nam và Đông Nam Á. Tại Ấn Độ, quỹ này được sử dụng để cứu trợ các cộng đồng dễ bị tổn thương và có nguy cơ “bị bỏ quên” trên lãnh thổ Ấn Độ thông qua việc tiếp tế nhu yếu phẩm cơ bản như thực phẩm thiết yếu và vật dụng vệ sinh cá nhân.
“Sự hoành hành của dịch bệnh đã khiến cho hoạt động mưu sinh của 1,3 tỷ người dân trở nên tê liệt hoàn toàn. Người nghèo ở Ấn Độ có nguy cơ chết đói vì khánh kiệt thực phẩm, thiếu thốn các nhu yếu cơ bản nhất. Và đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất hiện nay chính là phụ nữ, trẻ em và người cao tuổi”, lãnh đạo của FHSM nhấn mạnh.
Từ thực tế trên, Tổ chức FHSM thiết kế và xây dựng chương trình hành động với các ưu tiên và trọng tâm hoạt động cụ thể, thiết thực. Kể từ tháng 3, tổ chức Phật giáo này đã triển khai nhiều chương trình nhân văn như: cung cấp bữa ăn hàng ngày cho người dân có thu nhập thấp; vật dụng y tế phòng hộ (khẩu trang, găng tay và dung dịch vệ sinh kháng khuẩn) cho công nhân vệ sinh.
Đồng thời, để đảm bảo hoạt động giáo dục học đường không bị gián đoạn, FHSM đã tổ chức nhiều khóa học và lớp học trực tuyến cho gần 200 học sinh, sinh viên. Tổ chức này cũng đang vận hành các chương trình thảo luận nhóm, tư vấn mưu sinh cho người nghèo. Tại mỗi khu vực được lên danh sách, có khoảng 5 thành viên của tổ chức sẵn sàng tham vấn cho 7 - 8 gia đình mỗi ngày.
Trước đó, kể từ ngày 24-4, đội ngũ thành viên và tình nguyện viên của FHSM đã trực tiếp chuẩn bị và phân phối bữa ăn dinh dưỡng hàng ngày cho gần 900 người dân ở khu vực Janata Nagar, Maharashtra. Nhằm có sự hỗ trợ kịp thời, các tình nguyện viên FHSM có mặt cùng người dân tại các địa phương cần hỗ trợ như Geetanjali Chavan, Jemeela Begum, Santosh Surve và Poonam Kanoujiya. Các chương trình này được sự hỗ trợ tài chính từ Công ty Crisil và Tổ chức nhân đạo xã hội Roti Bank (Mumbai).
Tổ chức từ thiện xã hội Phật giáo FHSM được thành lập vào năm 2007 với sứ mệnh “bảo tồn, thúc đẩy và lan tỏa các nguyên tắc về tự do, công bằng, bình đẳng xã hội thông qua giáo dục, kiến tạo môi trường sống bền vững, bảo tồn sinh thái, ứng dụng y học cổ truyền và phát triển xã hội hướng đến các cộng đồng yếu thế”, theo FHSM.
Đăng Minh
(theo The Buddhist Door)
Trong nỗ lực kiểm soát dịch bệnh, Chính phủ Ấn Độ đã ban hành lệnh phong tỏa toàn quốc, chính thức được áp dụng từ ngày 24-3. Đây được xem là giải pháp mạnh mẽ trong quyết tâm ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh của đất nước này. Tuy nhiên, hàng triệu hộ dân có hoàn cảnh khó khăn, thu nhập thấp thuộc các cộng đồng yếu thế đã lâm vào cảnh nợ nần và túng đói trong thời gian dịch bệnh hoành hành tại quốc gia có dân số thuộc hàng đông nhất thế giới này.
Cho đến nay, chính sách phong tỏa khống chế Covid-19 đã được Chính phủ Ấn Độ gia hạn nhiều lần, dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 31-7. Tuy nhiên, việc thực hiện giãn cách xã hội gắt gao này có thể kéo dài hơn, tùy tình hình diễn biến của dịch bệnh trong nước và các quốc gia khu vực.
FHSM tổ chức cứu trợ người dân các vùng hẻo lánh bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch
Trước tình hình này, Tổ chức từ thiện xã hội Phật giáo FHSM (The Foundation of His Sacred Majesty, trụ sở hoạt động tại thành phố Chennai, bang Tamil Nadu) đã liên tục triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ người dân Ấn Độ gặp khó khăn vì dịch bệnh.
“Đây là khoảng thời gian vô cùng thử thách khi tất cả người lao động nghèo không thể ra ngoài làm việc, kiếm sống như bình thường. Để tránh lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng, người dân chỉ rời khỏi nhà cho nhu cầu thực phẩm, thuốc men hoặc trong tình huống cần nhập viện”, chia sẻ của ông Gauthama Prabu, Chủ tịch FHSM
Tổ chức FHSM hiện phối hợp với Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB, Bangkok) vận động tài chính cho Quỹ Cứu trợ khẩn cấp Covid-19 mang tên “Hành động Chánh niệm”, giúp đỡ các cộng đồng yếu thế trong đại dịch ở các vùng, quốc gia thuộc mạng lưới; đặc biệt là khu vực Nam và Đông Nam Á. Tại Ấn Độ, quỹ này được sử dụng để cứu trợ các cộng đồng dễ bị tổn thương và có nguy cơ “bị bỏ quên” trên lãnh thổ Ấn Độ thông qua việc tiếp tế nhu yếu phẩm cơ bản như thực phẩm thiết yếu và vật dụng vệ sinh cá nhân.
“Sự hoành hành của dịch bệnh đã khiến cho hoạt động mưu sinh của 1,3 tỷ người dân trở nên tê liệt hoàn toàn. Người nghèo ở Ấn Độ có nguy cơ chết đói vì khánh kiệt thực phẩm, thiếu thốn các nhu yếu cơ bản nhất. Và đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất hiện nay chính là phụ nữ, trẻ em và người cao tuổi”, lãnh đạo của FHSM nhấn mạnh.
Từ thực tế trên, Tổ chức FHSM thiết kế và xây dựng chương trình hành động với các ưu tiên và trọng tâm hoạt động cụ thể, thiết thực. Kể từ tháng 3, tổ chức Phật giáo này đã triển khai nhiều chương trình nhân văn như: cung cấp bữa ăn hàng ngày cho người dân có thu nhập thấp; vật dụng y tế phòng hộ (khẩu trang, găng tay và dung dịch vệ sinh kháng khuẩn) cho công nhân vệ sinh.
Đồng thời, để đảm bảo hoạt động giáo dục học đường không bị gián đoạn, FHSM đã tổ chức nhiều khóa học và lớp học trực tuyến cho gần 200 học sinh, sinh viên. Tổ chức này cũng đang vận hành các chương trình thảo luận nhóm, tư vấn mưu sinh cho người nghèo. Tại mỗi khu vực được lên danh sách, có khoảng 5 thành viên của tổ chức sẵn sàng tham vấn cho 7 - 8 gia đình mỗi ngày.
Trước đó, kể từ ngày 24-4, đội ngũ thành viên và tình nguyện viên của FHSM đã trực tiếp chuẩn bị và phân phối bữa ăn dinh dưỡng hàng ngày cho gần 900 người dân ở khu vực Janata Nagar, Maharashtra. Nhằm có sự hỗ trợ kịp thời, các tình nguyện viên FHSM có mặt cùng người dân tại các địa phương cần hỗ trợ như Geetanjali Chavan, Jemeela Begum, Santosh Surve và Poonam Kanoujiya. Các chương trình này được sự hỗ trợ tài chính từ Công ty Crisil và Tổ chức nhân đạo xã hội Roti Bank (Mumbai).
Tổ chức từ thiện xã hội Phật giáo FHSM được thành lập vào năm 2007 với sứ mệnh “bảo tồn, thúc đẩy và lan tỏa các nguyên tắc về tự do, công bằng, bình đẳng xã hội thông qua giáo dục, kiến tạo môi trường sống bền vững, bảo tồn sinh thái, ứng dụng y học cổ truyền và phát triển xã hội hướng đến các cộng đồng yếu thế”, theo FHSM.
Đăng Minh
(theo The Buddhist Door)
Các Tin Khác