INEB kêu gọi ứng phó dịch bệnh bình đẳng, yêu thương
Ngày đăng: 06:56:10 12-05-2020 . Xem: 2176
Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB, trụ sở tại Bangkok) vừa gửi đi thông điệp kêu gọi người dân trên thế giới cùng nhận diện bản chất tương quan và phụ thuộc lẫn nhau của con người trên thế giới.
Đồng thời, nhấn mạnh nhu cầu cấp bách trong việc thực hành và biểu hiện lòng từ bi theo tinh thần Phật giáo một cách thiết thực, thông qua đoàn kết xã hội để cùng nhau chung sức vượt qua Covid-19 đang tấn công hàng triệu con người tại các cộng đồng dễ bị tổn thương trên khắp thế giới hiện nay.
Đức Dalai Lama gặp gỡ các thành viên INEB tại Dharamsala (Ấn Độ) năm 2019 - Ảnh: dalailama.com
“Dù cuộc sống hàng ngày luôn đầy ắp những điều không chắc chắn, chúng ta vẫn có thể biểu hiện lòng từ bi, tình hữu nghị, sự rộng lượng và tử tế trong việc tương trợ, giúp đỡ người dân thuộc các nền tảng xã hội, văn hóa, chủng tộc và tôn giáo khác nhau; không để những điều khác biệt này tạo ra sự tách biệt trong cộng đồng con người trên hành tinh này…”, một nội dung trong lời kêu gọi của INEB phát đi vào đầu tuần.
Ngoài ra, INEB kêu gọi cộng đồng xây dựng sự đoàn kết toàn cầu bằng hòa bình và hòa hợp xã hội để đối diện và đẩy lùi dịch bệnh Covid-19, bảo vệ mạng sống con người, hạn chế tối đa sự gián đoạn xã hội cũng như xóa bỏ các hành vi phân biệt đối xử thông qua việc đảm bảo sự tiếp cận công bằng đối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ cộng đồng.
Từ đó, INEB mong muốn chấm dứt tình trạng phân biệt để mang sự hỗ trợ bình đẳng đến các cộng đồng cần được giúp đỡ; đặc biệt là xây dựng kế hoạch dài hạn cho sự bền vững, yêu thương của thế giới thời kỳ hậu Covid-19. Ngoài ra, INEB cũng kêu gọi thành viên mạng lưới duy trì sự hòa hợp cộng đồng và lan tỏa tâm từ đến tất cả mọi người trên thế giới.
INEB được thành lập vào năm 1989 bởi nhà hoạt động xã hội Sulak Sivaraksa và các nhà tư duy, nhà hoạt động xã hội Phật giáo và ngoài Phật giáo. Tổ chức này kết nối Phật tử nhập thế trên toàn cầu, thúc đẩy sự thấu hiểu, hợp tác giữa các nhóm Phật giáo và ngoài Phật giáo; cùng nhận diện những vấn đề toàn cầu như nhân quyền, giải quyết xung đột và các vấn nạn môi trường.
Tổ chức có mạng lưới thành viên đến từ hơn 25 quốc gia ở châu Á, châu Úc, châu Âu và Bắc Mỹ; hoạt động trên nền tảng đạo đức Phật giáo như từ bi, phi bạo lực, cùng tồn tại hòa bình. Sứ mệnh của tổ chức là xử lý và chấm dứt khổ đau của con người dưới sự soi dẫn của giáo lý Tứ Thánh đế.
Trần Trọng Hiếu
(Nguồn: The Buddhist Door)
Đồng thời, nhấn mạnh nhu cầu cấp bách trong việc thực hành và biểu hiện lòng từ bi theo tinh thần Phật giáo một cách thiết thực, thông qua đoàn kết xã hội để cùng nhau chung sức vượt qua Covid-19 đang tấn công hàng triệu con người tại các cộng đồng dễ bị tổn thương trên khắp thế giới hiện nay.
Đức Dalai Lama gặp gỡ các thành viên INEB tại Dharamsala (Ấn Độ) năm 2019 - Ảnh: dalailama.com
“Dù cuộc sống hàng ngày luôn đầy ắp những điều không chắc chắn, chúng ta vẫn có thể biểu hiện lòng từ bi, tình hữu nghị, sự rộng lượng và tử tế trong việc tương trợ, giúp đỡ người dân thuộc các nền tảng xã hội, văn hóa, chủng tộc và tôn giáo khác nhau; không để những điều khác biệt này tạo ra sự tách biệt trong cộng đồng con người trên hành tinh này…”, một nội dung trong lời kêu gọi của INEB phát đi vào đầu tuần.
Ngoài ra, INEB kêu gọi cộng đồng xây dựng sự đoàn kết toàn cầu bằng hòa bình và hòa hợp xã hội để đối diện và đẩy lùi dịch bệnh Covid-19, bảo vệ mạng sống con người, hạn chế tối đa sự gián đoạn xã hội cũng như xóa bỏ các hành vi phân biệt đối xử thông qua việc đảm bảo sự tiếp cận công bằng đối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ cộng đồng.
Từ đó, INEB mong muốn chấm dứt tình trạng phân biệt để mang sự hỗ trợ bình đẳng đến các cộng đồng cần được giúp đỡ; đặc biệt là xây dựng kế hoạch dài hạn cho sự bền vững, yêu thương của thế giới thời kỳ hậu Covid-19. Ngoài ra, INEB cũng kêu gọi thành viên mạng lưới duy trì sự hòa hợp cộng đồng và lan tỏa tâm từ đến tất cả mọi người trên thế giới.
INEB được thành lập vào năm 1989 bởi nhà hoạt động xã hội Sulak Sivaraksa và các nhà tư duy, nhà hoạt động xã hội Phật giáo và ngoài Phật giáo. Tổ chức này kết nối Phật tử nhập thế trên toàn cầu, thúc đẩy sự thấu hiểu, hợp tác giữa các nhóm Phật giáo và ngoài Phật giáo; cùng nhận diện những vấn đề toàn cầu như nhân quyền, giải quyết xung đột và các vấn nạn môi trường.
Tổ chức có mạng lưới thành viên đến từ hơn 25 quốc gia ở châu Á, châu Úc, châu Âu và Bắc Mỹ; hoạt động trên nền tảng đạo đức Phật giáo như từ bi, phi bạo lực, cùng tồn tại hòa bình. Sứ mệnh của tổ chức là xử lý và chấm dứt khổ đau của con người dưới sự soi dẫn của giáo lý Tứ Thánh đế.
Trần Trọng Hiếu
(Nguồn: The Buddhist Door)
Các Tin Khác