Phật giáo tại Thụy Điển
Ngày đăng: 05:35:57 22-11-2020 . Xem: 2728
Theo Raymond Lam, tác giả bài viết “Buddhism and Buddhist Studies in Sweden: Untapped Potential” (tạm dịch: Phật giáo và Phật học tại Thụy Điển: Tiềm năng chưa được khai mở) trên tờ The Buddhist Door, có hai căn cứ từ góc độ khảo cổ học và lịch sử giải thích về sự có mặt của Phật giáo tại đất nước này.
Hình ảnh Đức Phật trên tem thư do Bưu điện Thụy Điển phát hành năm 2015
Thứ nhất là sự có mặt của pho tượng Đức Phật bằng đồng, đoan tọa trên hoa sen tại Helgö (Ekerö, Stockholm) từ thế kỷ thứ VIII. Cho đến nay các chuyên gia vẫn chưa thể xác quyết lý do vì sao cổ vật này “dừng chân” tại đây. Tuy nhiên, nhiều giả thiết cho rằng tượng Phật được đưa đến đây thông qua các hành trình thương mại của người Viking từ khu vực Nam và Trung Á, sau đó có mặt tại Thụy Điển ngày nay.
Một lý giải khác về pho tượng, với niên đại khoảng từ thế kỷ V, xuất phát từ vùng Kashmir (miền Bắc Ấn Độ), đã vượt hàng ngàn dặm xuyên lục địa Á - Âu để đến Thụy Điển, sau 200 - 300 năm dịch chuyển - theo tác giả Sam Littlefair trong bài viết “How did a Buddha statue land in Viking hands?” (Vì sao tượng Đức Phật có mặt ở vùng đất của người Viking) trên tờ The Lion’s Roar năm 2016.
Năm 1954, pho tượng được các chuyên gia khảo cổ khai quật và trưng bày tại Viện Bảo tàng Lịch sử quốc gia Thụy Điển (Stockholm). Năm 2015, trong chuỗi hoạt động kỷ niệm thời kỳ lịch sử Viking, Bưu điện Thụy Điển đã phát hành tem thư với thiết kế hình ảnh pho tượng Phật này.
Căn cứ thứ hai về sự hiện diện của Phật giáo tại Thụy Điển xuất phát từ lịch sử quan hệ song phương Thụy Điển - Trung Quốc, chính thức xác lập từ thế kỷ XVII. Trong khoảng thời gian 1731 - 1813, Công ty Đông Ấn Thụy Điển là đối tác thương mại của Trung Quốc, đã thực hiện ít nhất 130 cuộc giao dịch giữa Gothenburg và Canton (Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông) cùng sự có mặt của nhiều cửa hiệu tại Trung Quốc do người Thụy Điển vận hành.
Thông qua các cứ liệu trên, Phật giáo có thể xuất hiện tại Thụy Điển và các quốc gia thuộc bán đảo Scandinavia trong khoảng thời gian này. Tuy nhiên, sức lan tỏa và ảnh hưởng của Phật giáo trong nền văn hóa Thụy Điển cũng như hoạt động học thuật Phật giáo tại quốc gia này, cho đến nay vẫn còn khá mờ nhạt. Theo đó, nhận thức về Phật giáo trong cộng đồng người dân Thụy Điển chủ yếu thông qua một số nhân vật Phật giáo; trong đó có Đức Dalai Lama. Hiện nay, số lượng học giả và các vị thầy hướng dẫn Phật giáo tại Thụy Điển tương đối ít.
Theo thống kê, tại khu vực Bắc Âu có khoảng vài ngàn người tham gia sinh hoạt Phật giáo tại các tu viện và tổ chức Phật giáo. Sự phát triển có tổ chức của Phật giáo tại Thụy Điển bắt đầu vào thập niên 1970, phần lớn từ người Thụy Điển cải đạo. Trong mấy thập kỷ qua, các cộng đồng Phật giáo được mở rộng hơn về số lượng do sự nhập cư của người Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam theo Phật giáo vào Thụy Điển.
Hiện nay, các truyền thống Phật giáo Nguyên thủy, Phát triển và Mật tông đều có mặt khắp Thụy Điển. Năm 2016, trang tin điện tử của Ủy ban Hợp tác Thụy Điển đã niêm yết thông tin về tổ chức và hoạt động của các nhóm, cộng đồng Phật giáo tại nước này; tuy nhiên, đến nay các thống kê này vẫn chưa được cập nhật. Các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy Phật học tại Thụy Điển vẫn chưa phổ biến và phát triển mạnh như ở Đức và Vương quốc Anh dù có sự quy tụ của một số học giả Phật giáo tên tuổi từ nhiều nơi trên thế giới.
Cụ thể, kết quả tìm kiếm trên công cụ Google với các từ khóa về Phật giáo chủ yếu hiển thị một số cửa sổ thông tin về tôn giáo học và lịch sử tôn giáo, từ nghiên cứu của Đại học Gothenburg (Gothenburg) và chưa có công trình liên quan đến Phật giáo. Hiện Đại học Lund (Scania) đã xây dựng Trung tâm Thần học & Nghiên cứu tôn giáo nhưng không có đủ lực lượng học giả Phật học để vận hành và phát triển các chương trình nghiên cứu chuyên sâu.
Đăng Minh / Báo Giác Ngộ
(theo The Buddhist Door, Lion’s Roar)
Hình ảnh Đức Phật trên tem thư do Bưu điện Thụy Điển phát hành năm 2015
Thứ nhất là sự có mặt của pho tượng Đức Phật bằng đồng, đoan tọa trên hoa sen tại Helgö (Ekerö, Stockholm) từ thế kỷ thứ VIII. Cho đến nay các chuyên gia vẫn chưa thể xác quyết lý do vì sao cổ vật này “dừng chân” tại đây. Tuy nhiên, nhiều giả thiết cho rằng tượng Phật được đưa đến đây thông qua các hành trình thương mại của người Viking từ khu vực Nam và Trung Á, sau đó có mặt tại Thụy Điển ngày nay.
Một lý giải khác về pho tượng, với niên đại khoảng từ thế kỷ V, xuất phát từ vùng Kashmir (miền Bắc Ấn Độ), đã vượt hàng ngàn dặm xuyên lục địa Á - Âu để đến Thụy Điển, sau 200 - 300 năm dịch chuyển - theo tác giả Sam Littlefair trong bài viết “How did a Buddha statue land in Viking hands?” (Vì sao tượng Đức Phật có mặt ở vùng đất của người Viking) trên tờ The Lion’s Roar năm 2016.
Năm 1954, pho tượng được các chuyên gia khảo cổ khai quật và trưng bày tại Viện Bảo tàng Lịch sử quốc gia Thụy Điển (Stockholm). Năm 2015, trong chuỗi hoạt động kỷ niệm thời kỳ lịch sử Viking, Bưu điện Thụy Điển đã phát hành tem thư với thiết kế hình ảnh pho tượng Phật này.
Căn cứ thứ hai về sự hiện diện của Phật giáo tại Thụy Điển xuất phát từ lịch sử quan hệ song phương Thụy Điển - Trung Quốc, chính thức xác lập từ thế kỷ XVII. Trong khoảng thời gian 1731 - 1813, Công ty Đông Ấn Thụy Điển là đối tác thương mại của Trung Quốc, đã thực hiện ít nhất 130 cuộc giao dịch giữa Gothenburg và Canton (Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông) cùng sự có mặt của nhiều cửa hiệu tại Trung Quốc do người Thụy Điển vận hành.
Thông qua các cứ liệu trên, Phật giáo có thể xuất hiện tại Thụy Điển và các quốc gia thuộc bán đảo Scandinavia trong khoảng thời gian này. Tuy nhiên, sức lan tỏa và ảnh hưởng của Phật giáo trong nền văn hóa Thụy Điển cũng như hoạt động học thuật Phật giáo tại quốc gia này, cho đến nay vẫn còn khá mờ nhạt. Theo đó, nhận thức về Phật giáo trong cộng đồng người dân Thụy Điển chủ yếu thông qua một số nhân vật Phật giáo; trong đó có Đức Dalai Lama. Hiện nay, số lượng học giả và các vị thầy hướng dẫn Phật giáo tại Thụy Điển tương đối ít.
Theo thống kê, tại khu vực Bắc Âu có khoảng vài ngàn người tham gia sinh hoạt Phật giáo tại các tu viện và tổ chức Phật giáo. Sự phát triển có tổ chức của Phật giáo tại Thụy Điển bắt đầu vào thập niên 1970, phần lớn từ người Thụy Điển cải đạo. Trong mấy thập kỷ qua, các cộng đồng Phật giáo được mở rộng hơn về số lượng do sự nhập cư của người Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam theo Phật giáo vào Thụy Điển.
Hiện nay, các truyền thống Phật giáo Nguyên thủy, Phát triển và Mật tông đều có mặt khắp Thụy Điển. Năm 2016, trang tin điện tử của Ủy ban Hợp tác Thụy Điển đã niêm yết thông tin về tổ chức và hoạt động của các nhóm, cộng đồng Phật giáo tại nước này; tuy nhiên, đến nay các thống kê này vẫn chưa được cập nhật. Các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy Phật học tại Thụy Điển vẫn chưa phổ biến và phát triển mạnh như ở Đức và Vương quốc Anh dù có sự quy tụ của một số học giả Phật giáo tên tuổi từ nhiều nơi trên thế giới.
Cụ thể, kết quả tìm kiếm trên công cụ Google với các từ khóa về Phật giáo chủ yếu hiển thị một số cửa sổ thông tin về tôn giáo học và lịch sử tôn giáo, từ nghiên cứu của Đại học Gothenburg (Gothenburg) và chưa có công trình liên quan đến Phật giáo. Hiện Đại học Lund (Scania) đã xây dựng Trung tâm Thần học & Nghiên cứu tôn giáo nhưng không có đủ lực lượng học giả Phật học để vận hành và phát triển các chương trình nghiên cứu chuyên sâu.
Đăng Minh / Báo Giác Ngộ
(theo The Buddhist Door, Lion’s Roar)
Các Tin Khác