Seoul chọn kinh Phật là tài sản văn hóa vật thể
Đó là bộ kinh Diệu Pháp Liên Hoa bằng vàng trên giấy chàm quyển 1, kinh Diệu Pháp Liên Hoa quyển 1-3 và Bản chất của Thiền Phật giáo, đã được in trong thời gian cuối triều đại Goryeo và đầu triều đại Joseon (ảnh).
Đây là những tài liệu quan trọng trong việc nghiên cứu các kỹ thuật in khắc gỗ và Hunminjeongeum, hệ thống chữ cái Hàn Quốc tạo ra bởi Đại đế Sejong trong năm 1443.
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa bằng vàng trên giấy chàm, được đặt tại chùa Simtaek ở phía bắc Seoul, là một bộ kinh Phật in khắc gỗ thời Goryeo. Bộ kinh rất có giá trị vì nó là bộ kinh Diệu Pháp Liên Hoa lâu đời nhất còn lại ở Hàn Quốc và có hình minh họa Đức Thích Ca Mâu Ni thuyết pháp.
Bản chất của Thiền Phật giáo trong đó mô tả 10 cách thực hành thiền của một nhà sư nổi tiếng thuộc triều đại nhà Đường ở Trung Quốc, cũng được coi là một tài liệu rất quan trọng trong việc nghiên cứuHunminjeongeum.