Thái Lan: Phật giáo chung tay phòng chống đại dịch
Ngày đăng: 01:29:05 12-06-2020 . Xem: 2581
Theo đó, chư Tăng tại xứ sở Chùa Vàng đã có nhiều sự điều chỉnh trong sinh hoạt và các hoạt động hàng ngày tại tự viện phù hợp với hoàn cảnh, góp phần đảm bảo an toàn dịch bệnh.
Chư Tăng Thái Lan đi khất thực trong mùa dịch Covid-19
Cụ thể, trong dịp Đại lễ Vesak vừa qua, các nghi lễ chào mừng ngày kỷ niệm trọng đại này được cử hành trong phạm vi nội tự và tuân thủ giãn cách phòng dịch bệnh. Chư Tăng khuyến khích Phật tử ở nhà, bày tỏ lòng biết ơn đến Đức Phật bằng cách nghiêm giữ và hành trì Ngũ giới, thực hành thiền định và nghe pháp thoại trực tuyến.
Từ sau khi các lễ hội truyền thống mừng năm mới bị hủy, các tự viện bắt đầu sử dụng những phương thức truyền thông đại chúng để duy trì sự kết nối với cộng đồng Phật tử thông qua việc chia sẻ trực tuyến các hoạt động cầu nguyện và thuyết pháp tại chùa trong thời gian xảy ra dịch bệnh.
Gần đây, mặc dù một số nhà sư vẫn đi khất thực hàng ngày, các hoạt động tôn giáo trong và ngoài tự viện đều được điều chỉnh, hạn chế hoặc hủy bỏ. “Chúng tôi vẫn đi khất thực vào buổi sáng và đeo khẩu trang phòng hộ. Khi chúc phúc cho thí chủ cúng dường, chư Tăng đều tuân thủ khoảng cách tiếp xúc từ 1-2m”, chia sẻ của sư Phra Surasak Suthanto, theo The Star.
Các tự viện ở Thái Lan đều phải sắp xếp lại lịch sinh hoạt và hoạt động thường nhật. Nhiều ngôi chùa tạm ngưng các hoạt động bên ngoài như cầu an, chúc phúc tân gia, hộ kinh doanh và lễ cưới tại tư gia của Phật tử. Ngoài ra, các buổi lễ xuất gia tại chùa cũng bị dời lại hoặc hủy bỏ.
Các bếp ăn dã chiến hỗ trợ bữa ăn hàng ngày cho người dân nghèo - Ảnh: Bangkok Post
Ngoài áp dụng nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch bệnh, cộng đồng Phật giáo Thái Lan cũng chung tay với Chính phủ trong công tác an sinh xã hội, giúp đỡ người dân nghèo gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Thông tin từ Bangkok Post, hiện có gần 1.000 bếp ăn dã chiến được thiết lập lân cận các ngôi chùa tại thủ đô Bangkok và 76 tỉnh thành của nước này, đang hoạt động để nấu thức ăn và phát miễn phí đến người dân có thu nhập thấp, người bị ảnh hưởng sinh kế do dịch bệnh.
Thái Lan là quốc gia đầu tiên tiếp sau Trung Quốc công bố ca nhiễm Covid-19, vào tháng 1 vừa qua. Ngay sau đó, chính phủ nước này đã triển khai nhiều giải pháp kiểm soát dịch bệnh. Đặc biệt, vào cuối tháng 3, khi số lượng ca nhiễm mới bắt đầu tăng vọt, các biện pháp mạnh mẽ hơn như phong tỏa khẩn cấp, đóng cửa các hoạt động kinh doanh và hạn chế di chuyển được áp dụng rộng rãi trên phạm vi toàn quốc. Điều này cũng tạo ra nhiều khó khăn cho người dân có thu nhập thấp khi hoạt động mưu sinh hàng ngày bị gián đoạn trong thời gian dài.
Tính đến giữa tháng 5, hệ thống bếp ăn dã chiến trong cả nước đã giúp đỡ được 270.000 người. Trong đó, “các tự viện và tổ chức Phật giáo đóng góp 10,9 triệu baht (tương đương 340.000 USD), cung cấp bữa ăn dinh dưỡng cho người có hoàn cảnh khó khăn.
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha xem chùa Rakhang Khositaram (nằm bên bờ sông Chao Phraya, quận Bangkok Noi, Bangkok) là mô hình kiểu mẫu của hoạt động này. Trong thời gian qua, chùa đã cung ứng thực phẩm hàng ngày cho hơn 1.000 người dân nơi đây.
“Các bếp ăn dã chiến này là nơi giúp đỡ người khó khăn và cũng là kênh tiếp nhận đóng góp, chia sẻ từ cộng đồng” - Thủ tướng kêu gọi người dân cả nước chung tay với hoạt động ý nghĩa này.
Trần Trọng Hiếu
(theo The Buddhist Door, Bangkok Post)
Chư Tăng Thái Lan đi khất thực trong mùa dịch Covid-19
Cụ thể, trong dịp Đại lễ Vesak vừa qua, các nghi lễ chào mừng ngày kỷ niệm trọng đại này được cử hành trong phạm vi nội tự và tuân thủ giãn cách phòng dịch bệnh. Chư Tăng khuyến khích Phật tử ở nhà, bày tỏ lòng biết ơn đến Đức Phật bằng cách nghiêm giữ và hành trì Ngũ giới, thực hành thiền định và nghe pháp thoại trực tuyến.
Từ sau khi các lễ hội truyền thống mừng năm mới bị hủy, các tự viện bắt đầu sử dụng những phương thức truyền thông đại chúng để duy trì sự kết nối với cộng đồng Phật tử thông qua việc chia sẻ trực tuyến các hoạt động cầu nguyện và thuyết pháp tại chùa trong thời gian xảy ra dịch bệnh.
Gần đây, mặc dù một số nhà sư vẫn đi khất thực hàng ngày, các hoạt động tôn giáo trong và ngoài tự viện đều được điều chỉnh, hạn chế hoặc hủy bỏ. “Chúng tôi vẫn đi khất thực vào buổi sáng và đeo khẩu trang phòng hộ. Khi chúc phúc cho thí chủ cúng dường, chư Tăng đều tuân thủ khoảng cách tiếp xúc từ 1-2m”, chia sẻ của sư Phra Surasak Suthanto, theo The Star.
Các tự viện ở Thái Lan đều phải sắp xếp lại lịch sinh hoạt và hoạt động thường nhật. Nhiều ngôi chùa tạm ngưng các hoạt động bên ngoài như cầu an, chúc phúc tân gia, hộ kinh doanh và lễ cưới tại tư gia của Phật tử. Ngoài ra, các buổi lễ xuất gia tại chùa cũng bị dời lại hoặc hủy bỏ.
Các bếp ăn dã chiến hỗ trợ bữa ăn hàng ngày cho người dân nghèo - Ảnh: Bangkok Post
Ngoài áp dụng nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch bệnh, cộng đồng Phật giáo Thái Lan cũng chung tay với Chính phủ trong công tác an sinh xã hội, giúp đỡ người dân nghèo gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Thông tin từ Bangkok Post, hiện có gần 1.000 bếp ăn dã chiến được thiết lập lân cận các ngôi chùa tại thủ đô Bangkok và 76 tỉnh thành của nước này, đang hoạt động để nấu thức ăn và phát miễn phí đến người dân có thu nhập thấp, người bị ảnh hưởng sinh kế do dịch bệnh.
Thái Lan là quốc gia đầu tiên tiếp sau Trung Quốc công bố ca nhiễm Covid-19, vào tháng 1 vừa qua. Ngay sau đó, chính phủ nước này đã triển khai nhiều giải pháp kiểm soát dịch bệnh. Đặc biệt, vào cuối tháng 3, khi số lượng ca nhiễm mới bắt đầu tăng vọt, các biện pháp mạnh mẽ hơn như phong tỏa khẩn cấp, đóng cửa các hoạt động kinh doanh và hạn chế di chuyển được áp dụng rộng rãi trên phạm vi toàn quốc. Điều này cũng tạo ra nhiều khó khăn cho người dân có thu nhập thấp khi hoạt động mưu sinh hàng ngày bị gián đoạn trong thời gian dài.
Tính đến giữa tháng 5, hệ thống bếp ăn dã chiến trong cả nước đã giúp đỡ được 270.000 người. Trong đó, “các tự viện và tổ chức Phật giáo đóng góp 10,9 triệu baht (tương đương 340.000 USD), cung cấp bữa ăn dinh dưỡng cho người có hoàn cảnh khó khăn.
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha xem chùa Rakhang Khositaram (nằm bên bờ sông Chao Phraya, quận Bangkok Noi, Bangkok) là mô hình kiểu mẫu của hoạt động này. Trong thời gian qua, chùa đã cung ứng thực phẩm hàng ngày cho hơn 1.000 người dân nơi đây.
“Các bếp ăn dã chiến này là nơi giúp đỡ người khó khăn và cũng là kênh tiếp nhận đóng góp, chia sẻ từ cộng đồng” - Thủ tướng kêu gọi người dân cả nước chung tay với hoạt động ý nghĩa này.
Trần Trọng Hiếu
(theo The Buddhist Door, Bangkok Post)
Các Tin Khác