Tiếp tục công trình phục hồi quần thể chùa tại Bagan
Ngày đăng: 05:37:23 22-11-2020 . Xem: 2843
Đầu tháng 10, Cơ quan Nghiên cứu Khảo cổ Ấn Độ (ASI) đã tiếp tục việc phục hồi các ngôi chùa thuộc quần thể Di sản thế giới Bagan (Mandalay, Myanmar) sau thời gian gián đoạn do đại dịch Covid-19.
Quần thể di tích Phật giáo Bagan (Mandalay) được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới năm 2019
Dự án bảo tồn gồm các ngôi chùa thuộc khu di sản bị hư hỏng nặng nề do những trận động đất mạnh vào năm 2016 tại Myanmar. Chương trình phục hồi, bảo tồn quan trọng này được sự bảo trợ của Chính phủ Ấn Độ, thông qua Bộ Ngoại giao của nước này.
Trong thời gian qua, ngoài việc kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh, đặc thù về thời tiết mùa hè ở địa phương (nóng bức và độ ẩm cao) trong khoảng từ tháng 6 đến tháng 9, đã gây trở ngại đáng kể đối với hoạt động bảo tồn của các chuyên gia, đặc biệt là phương pháp phục hồi sử dụng các kỹ thuật xây tô. Theo đó, điều kiện thời tiết thuận lợi cho hoạt động này tại Bagan là từ tháng 10 đến tháng 5.
Theo các bằng chứng khảo cổ học, hàng ngàn ngôi chùa, đền đài và cấu trúc độc đáo nằm rải rác khu vực Bagan, dọc theo sông Irrawaddy, phía Tây Myanmar. Thành phố Bagan trước đây có tên Pagan, là thủ đô của Vương quốc Pagan từ thế kỷ IX đến cuối thế kỷ XIII. Đây là thời kỳ lưu lại nhiều dấu ấn phát triển hưng thịnh của Phật giáo tại Myanmar. Vương quốc này sụp đổ vào năm 1297 và dân số cũng giảm xuống đáng kể qua nhiều thế kỷ.
Ngày nay, tại vùng Bagan còn tồn tại hơn 2.200 cấu trúc có niên đại từ giữa thế kỷ XI đến thế kỷ XIII. Gần 400 ngôi đền và nhiều cấu trúc khác đã bị phá hủy do động đất năm 2016.
Năm 2018, biên bản ghi nhớ về kế hoạch phục hồi các ngôi chùa bị hư hoại do động đất trong quần thể Di sản thế giới Bagan được ký kết bởi Chính phủ Ấn Độ và nước sở tại. Trên nền tảng này, Cơ quan Nghiên cứu Khảo cổ Ấn Độ đã xác định 12 ngôi chùa cần được phục hồi trong giai đoạn 1 của dự án, với chi phí khoảng 2.864.400 USD.
Trong số các công trình được ASI hoàn tất phục hồi có chùa Ananda - điểm hành hương Phật giáo nổi tiếng, tiêu biểu cho kiệt tác kiến trúc Mon từ thế kỷ XII. Dự án hoàn tất năm 2018 với tổng chi phí bảo tồn lên đến 1.573.654 USD.
Năm 2017, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đến thăm khu di sản Bagan và cử hành nghi thức cầu nguyện hòa bình tại chùa Ananda; đồng thời tái khẳng định mối quan hệ lịch sử và văn hóa, tôn giáo giữa hai quốc gia trong dịp này.
Trần Trọng Hiếu / Báo Giác Ngộ
(theo The Times of India)
Quần thể di tích Phật giáo Bagan (Mandalay) được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới năm 2019
Dự án bảo tồn gồm các ngôi chùa thuộc khu di sản bị hư hỏng nặng nề do những trận động đất mạnh vào năm 2016 tại Myanmar. Chương trình phục hồi, bảo tồn quan trọng này được sự bảo trợ của Chính phủ Ấn Độ, thông qua Bộ Ngoại giao của nước này.
Trong thời gian qua, ngoài việc kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh, đặc thù về thời tiết mùa hè ở địa phương (nóng bức và độ ẩm cao) trong khoảng từ tháng 6 đến tháng 9, đã gây trở ngại đáng kể đối với hoạt động bảo tồn của các chuyên gia, đặc biệt là phương pháp phục hồi sử dụng các kỹ thuật xây tô. Theo đó, điều kiện thời tiết thuận lợi cho hoạt động này tại Bagan là từ tháng 10 đến tháng 5.
Theo các bằng chứng khảo cổ học, hàng ngàn ngôi chùa, đền đài và cấu trúc độc đáo nằm rải rác khu vực Bagan, dọc theo sông Irrawaddy, phía Tây Myanmar. Thành phố Bagan trước đây có tên Pagan, là thủ đô của Vương quốc Pagan từ thế kỷ IX đến cuối thế kỷ XIII. Đây là thời kỳ lưu lại nhiều dấu ấn phát triển hưng thịnh của Phật giáo tại Myanmar. Vương quốc này sụp đổ vào năm 1297 và dân số cũng giảm xuống đáng kể qua nhiều thế kỷ.
Ngày nay, tại vùng Bagan còn tồn tại hơn 2.200 cấu trúc có niên đại từ giữa thế kỷ XI đến thế kỷ XIII. Gần 400 ngôi đền và nhiều cấu trúc khác đã bị phá hủy do động đất năm 2016.
Năm 2018, biên bản ghi nhớ về kế hoạch phục hồi các ngôi chùa bị hư hoại do động đất trong quần thể Di sản thế giới Bagan được ký kết bởi Chính phủ Ấn Độ và nước sở tại. Trên nền tảng này, Cơ quan Nghiên cứu Khảo cổ Ấn Độ đã xác định 12 ngôi chùa cần được phục hồi trong giai đoạn 1 của dự án, với chi phí khoảng 2.864.400 USD.
Trong số các công trình được ASI hoàn tất phục hồi có chùa Ananda - điểm hành hương Phật giáo nổi tiếng, tiêu biểu cho kiệt tác kiến trúc Mon từ thế kỷ XII. Dự án hoàn tất năm 2018 với tổng chi phí bảo tồn lên đến 1.573.654 USD.
Năm 2017, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đến thăm khu di sản Bagan và cử hành nghi thức cầu nguyện hòa bình tại chùa Ananda; đồng thời tái khẳng định mối quan hệ lịch sử và văn hóa, tôn giáo giữa hai quốc gia trong dịp này.
Trần Trọng Hiếu / Báo Giác Ngộ
(theo The Times of India)
Các Tin Khác