Tổ chức Phật giáo nỗ lực xóa đói nghèo trong dịch bệnh
Ngày đăng: 12:40:04 17-11-2020 . Xem: 2808
Tổ chức Phật giáo Nhập thế Toàn cầu BGR - Buddhist Global Relief đã tạm hoãn hầu hết các chiến dịch và chương trình đi bộ gây quỹ xóa đói nghèo trong hoạt động thường niên của mình để ngăn chặn lây lan dịch bệnh Covid-19 trong cộng đồng.
Thay vào đó, tổ chức Phật giáo này đang triển khai chuỗi sự kiện trực tuyến với mong muốn thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, “giúp cộng đồng nhận thức đầy đủ hơn về nạn đói toàn cầu cũng như duy trì sự thực hành Phật giáo của các thành viên trong thời gian khủng hoảng do dịch bệnh”. Các chương trình diễn ra từ tháng 10 đến tháng 11, người dân khắp nơi trên thế giới đều có thể tiếp cận và tham gia dễ dàng.
Hành trình "Walk to Feed the Hungry" năm 2015 tại Willington, Connecticut (Hoa Kỳ) với sự tham gia của các nhà sư Nepal, Sri Lanka; chư Ni tu viện Chuang Yen và cư sĩ Phật tử
“Đi bộ để nuôi sống người đói”
Tổ chức BGR được thành lập bởi nhóm Phật tử “Tỳ-kheo Bodhi” (Hoa Kỳ) vào năm 2008 với cảm hứng từ pháp thoại “Thách thức đối với người Phật tử” - kêu gọi Phật tử và người có sự thực hành Phật giáo khu vực Bắc Mỹ tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng hướng đến việc loại bỏ khổ đau về mặt xã hội, kinh tế của người dân trên thế giới. Đặc biệt, BGR cũng tài trợ nhiều dự án xoa dịu cộng đồng yếu thế hoặc bị ảnh hưởng, khó khăn tài chính trên thế giới.
Kể từ năm 2010, nguồn quỹ tài trợ của BGR dành cho các dự án xóa đói giảm nghèo đều được huy động từ chương trình mang tên “Đi bộ để nuôi sống người đói” (Walk to Feed the Hungry). Thông thường, có 10 chương trình đi bộ tại nhiều bang của Hoa Kỳ, từ cuối tháng 9 đến tháng 11 hàng năm - được phối hợp tổ chức đồng thời với các chương trình đi bộ vệ tinh ở Ấn Độ, Uganda và Vương quốc Anh. Trong những năm qua, chuỗi hoạt động này ngày càng trở nên phổ biến và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của cộng đồng. Tuy vậy, năm nay BGR không thể phát động chương trình đi bộ gây quỹ này vì an toàn dịch bệnh; đặc biệt khi Hoa Kỳ và Ấn Độ nằm trong số ba vùng dịch lớn nhất thế giới hiện nay.
Trước tình hình này, BGR triển khai chương trình “Phật tử hành động vì thực phẩm cho người đói” - là chuỗi các sự kiện trực tuyến kết nối Phật tử Hoa Kỳ và những người bạn Phật giáo trên thế giới với khẩu hiệu: “Dù đang sinh sống nơi đâu, bạn đều có thể tham gia với chúng tôi, cùng hành động để đánh bại nạn đói và thiếu dinh dưỡng trên nền tảng lòng từ bi của người con Phật”.
Theo đó, các hoạt động online được thiết kế và vận hành thay thế cho chương trình đi bộ bị gián đoạn bởi dịch bệnh như: chia sẻ pháp thoại trực tuyến, thiền tập có hướng dẫn, tọa đàm xoay quanh chủ đề nghèo đói và tình trạng suy dinh dưỡng toàn cầu, giới thiệu và trình chiếu phim ngắn về các dự án nhân đạo xã hội của BGR,... Song song đó, sẽ có một số sự kiện khu vực và quốc gia thay thế cho chiến dịch đi bộ gây quỹ tại New York (Hoa Kỳ) cho đến cuối năm - thông tin từ website của BGR.
BGR chung nỗ lực xóa giảm đói nghèo với thế giới
“Sứ mệnh của chúng tôi là xóa bỏ tình trạng thiếu ăn và suy dinh dưỡng ở các cộng đồng thuộc nhóm nghèo đói của thế giới. Luôn ghi nhớ lời dạy của Đức Phật rằng, ‘đói kém là loại bệnh tật nguy hại nhất’ và ‘món quà thực phẩm là món quà của sự sống’, BGR luôn nỗ lực đồng hành với các dự án thúc đẩy giảm thiểu đói nghèo, xoa dịu các cá nhân và cộng đồng chịu ảnh hưởng của đói nghèo khắp nơi trên thế giới.
Đức Phật từng tán thán việc cúng dường, trao tặng thực phẩm cho người khác và khẳng định rằng: Một người có tư lương tốt đẹp sẵn sàng chia sẻ phần ăn sau cùng của bản thân nếu như có người đang đói khát hiện diện trước mặt mình. Trong khi gần 1 tỷ người khắp nơi trên thế giới phải chiến đấu mỗi ngày chỉ để có cái ăn, chúng tôi cảm thấy cần thiết phải giúp đỡ họ tìm ra phương cách thoát nghèo đói và hướng đến đời sống đạo đức, có mục đích sống cao đẹp” - chia sẻ của Tỳ-kheo Bodhi.
Trên tinh thần này, Tổ chức BGR trực tiếp cung cấp thực phẩm đến các vùng đói nghèo, thiếu dinh dưỡng; hỗ trợ phát triển phương thức quản lý, sản xuất thực phẩm bền vững, phù hợp với đặc trưng và truyền thống bản địa; thúc đẩy giáo dục cho trẻ em gái, phụ nữ về đói nghèo và suy dinh dưỡng; mang đến cơ hội khởi nghiệp, mưu sinh chánh mạng để phụ nữ có thể giúp đỡ tự thân, gia đình và phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững.
Hoạt động và chức năng của tổ chức Phật giáo này tương đồng với việc xác lập và kỷ niệm Ngày Thế giới Xóa nghèo 17-10 hàng năm của Liên Hiệp Quốc. Sự kiện này nhắc nhở các tổ chức chính phủ và phi chính phủ tăng cường triển khai hoạt động xóa đói nghèo một cách cụ thể, thiết thực tại đất nước mình cũng như nhiều nơi trên thế giới.
Vừa qua, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres đã chính thức kêu gọi người dân toàn cầu “đoàn kết, quan tâm đến các cộng đồng nghèo khó nhất trên thế giới bởi họ đang trải qua dịch bệnh Covid-19 với mức độ khủng hoảng gấp đôi. Người nghèo là đối tượng trực diện với nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao nhất nhưng lại không có điều kiện tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế chất lượng. Các dự đoán gần đây của giới chuyên gia cho thấy với sức tàn phá dữ dội, đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 lịch sử có thể khiến 115 triệu người khắp nơi trên thế giới rơi vào cảnh đói nghèo trong năm 2020 - mức gia tăng đói nghèo cao nhất được ghi nhận trong thập kỷ qua”.
Để giải quyết khó khăn này, các quốc gia cần thúc đẩy chuyển biến kinh tế bằng cách đầu tư vào sự phục hồi xanh và bền vững. Chúng ta cũng cần một thế hệ mới các chương trình bảo trợ xã hội, giúp đỡ các cá nhân mưu sinh trong lĩnh vực kinh tế không chính thức - thông điệp từ Liên Hiệp Quốc.
“Nhờ sự tử tế và tương trợ nhiệt tình của các thành viên và cộng đồng, nỗ lực của chúng tôi đã vượt xa những điều kỳ vọng. Chúng tôi vận hành BGR từ năm 2008 với 3 dự án thí điểm ban đầu; cho đến nay, số lượng và quy mô dự án không ngừng được mở rộng - với trung bình 40 dự án được triển khai mỗi năm tại nhiều quốc gia trên khắp thế giới, từ Mông Cổ cho đến cả Hoa Kỳ” - theo BGR. Trong hoạt động của mình, BGR còn chú trọng đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, phát triển các hình thái kinh tế bền vững, bảo vệ phụ nữ và các đối tượng nằm trong vùng nhạy cảm với đói nghèo.
Trần Trọng Hiếu / Báo Giác Ngộ
(theo The Buddhist Door, buddhistglobalrelief.me)
Thay vào đó, tổ chức Phật giáo này đang triển khai chuỗi sự kiện trực tuyến với mong muốn thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, “giúp cộng đồng nhận thức đầy đủ hơn về nạn đói toàn cầu cũng như duy trì sự thực hành Phật giáo của các thành viên trong thời gian khủng hoảng do dịch bệnh”. Các chương trình diễn ra từ tháng 10 đến tháng 11, người dân khắp nơi trên thế giới đều có thể tiếp cận và tham gia dễ dàng.
Hành trình "Walk to Feed the Hungry" năm 2015 tại Willington, Connecticut (Hoa Kỳ) với sự tham gia của các nhà sư Nepal, Sri Lanka; chư Ni tu viện Chuang Yen và cư sĩ Phật tử
“Đi bộ để nuôi sống người đói”
Tổ chức BGR được thành lập bởi nhóm Phật tử “Tỳ-kheo Bodhi” (Hoa Kỳ) vào năm 2008 với cảm hứng từ pháp thoại “Thách thức đối với người Phật tử” - kêu gọi Phật tử và người có sự thực hành Phật giáo khu vực Bắc Mỹ tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng hướng đến việc loại bỏ khổ đau về mặt xã hội, kinh tế của người dân trên thế giới. Đặc biệt, BGR cũng tài trợ nhiều dự án xoa dịu cộng đồng yếu thế hoặc bị ảnh hưởng, khó khăn tài chính trên thế giới.
Kể từ năm 2010, nguồn quỹ tài trợ của BGR dành cho các dự án xóa đói giảm nghèo đều được huy động từ chương trình mang tên “Đi bộ để nuôi sống người đói” (Walk to Feed the Hungry). Thông thường, có 10 chương trình đi bộ tại nhiều bang của Hoa Kỳ, từ cuối tháng 9 đến tháng 11 hàng năm - được phối hợp tổ chức đồng thời với các chương trình đi bộ vệ tinh ở Ấn Độ, Uganda và Vương quốc Anh. Trong những năm qua, chuỗi hoạt động này ngày càng trở nên phổ biến và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của cộng đồng. Tuy vậy, năm nay BGR không thể phát động chương trình đi bộ gây quỹ này vì an toàn dịch bệnh; đặc biệt khi Hoa Kỳ và Ấn Độ nằm trong số ba vùng dịch lớn nhất thế giới hiện nay.
Trước tình hình này, BGR triển khai chương trình “Phật tử hành động vì thực phẩm cho người đói” - là chuỗi các sự kiện trực tuyến kết nối Phật tử Hoa Kỳ và những người bạn Phật giáo trên thế giới với khẩu hiệu: “Dù đang sinh sống nơi đâu, bạn đều có thể tham gia với chúng tôi, cùng hành động để đánh bại nạn đói và thiếu dinh dưỡng trên nền tảng lòng từ bi của người con Phật”.
Theo đó, các hoạt động online được thiết kế và vận hành thay thế cho chương trình đi bộ bị gián đoạn bởi dịch bệnh như: chia sẻ pháp thoại trực tuyến, thiền tập có hướng dẫn, tọa đàm xoay quanh chủ đề nghèo đói và tình trạng suy dinh dưỡng toàn cầu, giới thiệu và trình chiếu phim ngắn về các dự án nhân đạo xã hội của BGR,... Song song đó, sẽ có một số sự kiện khu vực và quốc gia thay thế cho chiến dịch đi bộ gây quỹ tại New York (Hoa Kỳ) cho đến cuối năm - thông tin từ website của BGR.
BGR chung nỗ lực xóa giảm đói nghèo với thế giới
“Sứ mệnh của chúng tôi là xóa bỏ tình trạng thiếu ăn và suy dinh dưỡng ở các cộng đồng thuộc nhóm nghèo đói của thế giới. Luôn ghi nhớ lời dạy của Đức Phật rằng, ‘đói kém là loại bệnh tật nguy hại nhất’ và ‘món quà thực phẩm là món quà của sự sống’, BGR luôn nỗ lực đồng hành với các dự án thúc đẩy giảm thiểu đói nghèo, xoa dịu các cá nhân và cộng đồng chịu ảnh hưởng của đói nghèo khắp nơi trên thế giới.
Đức Phật từng tán thán việc cúng dường, trao tặng thực phẩm cho người khác và khẳng định rằng: Một người có tư lương tốt đẹp sẵn sàng chia sẻ phần ăn sau cùng của bản thân nếu như có người đang đói khát hiện diện trước mặt mình. Trong khi gần 1 tỷ người khắp nơi trên thế giới phải chiến đấu mỗi ngày chỉ để có cái ăn, chúng tôi cảm thấy cần thiết phải giúp đỡ họ tìm ra phương cách thoát nghèo đói và hướng đến đời sống đạo đức, có mục đích sống cao đẹp” - chia sẻ của Tỳ-kheo Bodhi.
Trên tinh thần này, Tổ chức BGR trực tiếp cung cấp thực phẩm đến các vùng đói nghèo, thiếu dinh dưỡng; hỗ trợ phát triển phương thức quản lý, sản xuất thực phẩm bền vững, phù hợp với đặc trưng và truyền thống bản địa; thúc đẩy giáo dục cho trẻ em gái, phụ nữ về đói nghèo và suy dinh dưỡng; mang đến cơ hội khởi nghiệp, mưu sinh chánh mạng để phụ nữ có thể giúp đỡ tự thân, gia đình và phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững.
Hoạt động và chức năng của tổ chức Phật giáo này tương đồng với việc xác lập và kỷ niệm Ngày Thế giới Xóa nghèo 17-10 hàng năm của Liên Hiệp Quốc. Sự kiện này nhắc nhở các tổ chức chính phủ và phi chính phủ tăng cường triển khai hoạt động xóa đói nghèo một cách cụ thể, thiết thực tại đất nước mình cũng như nhiều nơi trên thế giới.
Vừa qua, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres đã chính thức kêu gọi người dân toàn cầu “đoàn kết, quan tâm đến các cộng đồng nghèo khó nhất trên thế giới bởi họ đang trải qua dịch bệnh Covid-19 với mức độ khủng hoảng gấp đôi. Người nghèo là đối tượng trực diện với nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao nhất nhưng lại không có điều kiện tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế chất lượng. Các dự đoán gần đây của giới chuyên gia cho thấy với sức tàn phá dữ dội, đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 lịch sử có thể khiến 115 triệu người khắp nơi trên thế giới rơi vào cảnh đói nghèo trong năm 2020 - mức gia tăng đói nghèo cao nhất được ghi nhận trong thập kỷ qua”.
Để giải quyết khó khăn này, các quốc gia cần thúc đẩy chuyển biến kinh tế bằng cách đầu tư vào sự phục hồi xanh và bền vững. Chúng ta cũng cần một thế hệ mới các chương trình bảo trợ xã hội, giúp đỡ các cá nhân mưu sinh trong lĩnh vực kinh tế không chính thức - thông điệp từ Liên Hiệp Quốc.
“Nhờ sự tử tế và tương trợ nhiệt tình của các thành viên và cộng đồng, nỗ lực của chúng tôi đã vượt xa những điều kỳ vọng. Chúng tôi vận hành BGR từ năm 2008 với 3 dự án thí điểm ban đầu; cho đến nay, số lượng và quy mô dự án không ngừng được mở rộng - với trung bình 40 dự án được triển khai mỗi năm tại nhiều quốc gia trên khắp thế giới, từ Mông Cổ cho đến cả Hoa Kỳ” - theo BGR. Trong hoạt động của mình, BGR còn chú trọng đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, phát triển các hình thái kinh tế bền vững, bảo vệ phụ nữ và các đối tượng nằm trong vùng nhạy cảm với đói nghèo.
Trần Trọng Hiếu / Báo Giác Ngộ
(theo The Buddhist Door, buddhistglobalrelief.me)
Cộng hưởng với hoạt động của Tổ chức BGR trong năm 2019, Trung tâm Phật giáo Uganda (UBC - Uganda Buddhist Center) tại Entebbe, đã phát động chương trình “Walk to Feed the Hungry” lần thứ 3 tại Uganda. Hoạt động này hướng đến việc nâng cao nhận thức của cộng đồng thế giới về tình trạng đói nghèo và thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng tại Uganda cũng như nhiều nơi trên thế giới. "Walk to Feed the Hungry" lần 3 tại Uganda năm 2019 với sự đồng hành của gần 500 người trưởng thành và trẻ em - Ảnh: UBC Đặc biệt, chương trình đi bộ này có sự tham gia của hàng trăm trẻ em vùng Entebbe (Uganda), người dân địa phương và các cộng đồng xung quanh. Trung tâm Phật giáo Uganda là cơ sở Phật giáo duy nhất và đầu tiên tại Uganda, ra đời vào năm 2005 với mục tiêu “thúc đẩy hòa bình, gìn giữ và lan tỏa Phật pháp, truyền chuyển thông điệp hòa bình của Đức Phật trong bối cảnh văn hóa Phi lục địa”. Ngoài ra, đây cũng là nơi giảng dạy Phật pháp, hướng dẫn hành thiền và phục vụ nghiên cứu Phật học ở châu Phi. |
Các Tin Khác