Tượng Phật 1.700 năm bị phá hủy tại Pakistan
Ngày đăng: 07:15:59 31-07-2020 . Xem: 2362
Một tượng Phật niên đại 1.700 năm hiển lộ tại Gandhāra (Càn-đà-la) đã bị một nhóm thợ hồ phá hủy vì cho là “phi Hồi giáo”.
Một tượng Đức Phật hiển lộ tại Gandhāra đang trưng bày tại Bảo tàng quốc gia Tokyo (Nhật Bản) - Ảnh: Wikipedia
Ngày 17-7-2020, khi đào móng xây nhà tại Takht Bahi (Mardan, Pakistan) và phát hiện một tượng Phật, một người thợ đã dùng búa tạ đập vỡ bức tượng trước sự tán thành của một số thợ khác. Sau khi video về sự kiện được đưa lên mạng, nhà thầu và năm người thợ đã bị cảnh sát địa phương tạm giam.
Hiện tại, nhà chức trách đang tập hợp các mảnh vỡ của bức tượng để ước lượng giá trị khảo cổ. Theo ông Abdus Samad Khan - trưởng cơ quan khảo cổ tỉnh Khyber Pakhtunkhwa (phần Gandhāra thuộc Pakistan ngày nay), tượng Phật bị phá hủy được tạc cách đây 1.700 năm và thuộc về nền văn minh Gandhara.
Thuộc Afghanistan và Pakistan ngày nay, Gandhāra ngày xưa thuộc Tây Bắc Ấn Độ, là ngã ba thương mại kết nối Ấn Độ, Trung Á, Trung Đông và là trung tâm văn hóa, nghệ thuật Phật giáo.
Phật giáo hiện diện tại Pakistan từ thời A-dục vương (Ashoka) cách đây 2.300 năm và đóng vai trò quan trọng trong lịch sử nước này - vốn lần lượt là một phần của các đế quốc Ấn - Hy lạp, Kushan (Quý Sương), Khổng Tước (Maurya) và Pala.
Đặc biệt, Phật giáo Đại thừa hiện diện tại Gandhāra từ cuối thế kỷ 1, đầu thế kỷ 2 và có ảnh hưởng đến Phật giáo Tây Tạng thông qua Duy thức tông (Yogācāra) do hai anh em Đại sư Vô Trước (Asaṅga) và Thế Thân (Vasubandhu) sáng lập. Hồ Dhanakosha - nơi ra đời của Đại sư Liên Hoa Sinh (Padmasambhava) - được cho là tọa lạc trong phạm vi của Gandhāra.
Năm 2012, NADRA (cơ quan đăng ký và cơ sở dữ liệu quốc gia) ghi nhận Pakistan có 1.492 người trưởng thành là Phật tử. Năm 2017, chính phủ Pakistan tuyên bố có 1.884 cử tri là Phật tử. Như vậy, tổng số Phật tử tại Pakistan ngày nay chỉ vào khoảng vài nghìn so với hơn 233 triệu dân.
Năm 2017, người ta đã phát hiện ở Gandhāra hai tượng Phật cổ thuộc loại quý hiếm: tượng thứ nhất thể hiện Đức Phật nhập Niết-bàn và là bức tượng Phật cổ lớn nhất hiện nay; tượng Phật thứ hai có vầng hào quang kép.
Hiến pháp Pakistan xem đạo Hồi là quốc giáo nhưng cho phép công dân có quyền thờ cúng, tu tập và tuyên truyền các tôn giáo khác theo quy định của pháp luật. Ông Abdus Samad Khan gọi hành động phá hủy tượng Phật của nhóm thợ đào móng là “tội ác” và “thiếu tôn trọng tôn giáo”. Le Figaro - nhật báo lâu đời nhất nước Pháp - tổng quát hóa rằng “sự dốt nát về lịch sử là một tai họa không biên giới”.
Trường Lân - Nguồn: Giác Ngộ
Một tượng Đức Phật hiển lộ tại Gandhāra đang trưng bày tại Bảo tàng quốc gia Tokyo (Nhật Bản) - Ảnh: Wikipedia
Ngày 17-7-2020, khi đào móng xây nhà tại Takht Bahi (Mardan, Pakistan) và phát hiện một tượng Phật, một người thợ đã dùng búa tạ đập vỡ bức tượng trước sự tán thành của một số thợ khác. Sau khi video về sự kiện được đưa lên mạng, nhà thầu và năm người thợ đã bị cảnh sát địa phương tạm giam.
Hiện tại, nhà chức trách đang tập hợp các mảnh vỡ của bức tượng để ước lượng giá trị khảo cổ. Theo ông Abdus Samad Khan - trưởng cơ quan khảo cổ tỉnh Khyber Pakhtunkhwa (phần Gandhāra thuộc Pakistan ngày nay), tượng Phật bị phá hủy được tạc cách đây 1.700 năm và thuộc về nền văn minh Gandhara.
Thuộc Afghanistan và Pakistan ngày nay, Gandhāra ngày xưa thuộc Tây Bắc Ấn Độ, là ngã ba thương mại kết nối Ấn Độ, Trung Á, Trung Đông và là trung tâm văn hóa, nghệ thuật Phật giáo.
Phật giáo hiện diện tại Pakistan từ thời A-dục vương (Ashoka) cách đây 2.300 năm và đóng vai trò quan trọng trong lịch sử nước này - vốn lần lượt là một phần của các đế quốc Ấn - Hy lạp, Kushan (Quý Sương), Khổng Tước (Maurya) và Pala.
Đặc biệt, Phật giáo Đại thừa hiện diện tại Gandhāra từ cuối thế kỷ 1, đầu thế kỷ 2 và có ảnh hưởng đến Phật giáo Tây Tạng thông qua Duy thức tông (Yogācāra) do hai anh em Đại sư Vô Trước (Asaṅga) và Thế Thân (Vasubandhu) sáng lập. Hồ Dhanakosha - nơi ra đời của Đại sư Liên Hoa Sinh (Padmasambhava) - được cho là tọa lạc trong phạm vi của Gandhāra.
Năm 2012, NADRA (cơ quan đăng ký và cơ sở dữ liệu quốc gia) ghi nhận Pakistan có 1.492 người trưởng thành là Phật tử. Năm 2017, chính phủ Pakistan tuyên bố có 1.884 cử tri là Phật tử. Như vậy, tổng số Phật tử tại Pakistan ngày nay chỉ vào khoảng vài nghìn so với hơn 233 triệu dân.
Năm 2017, người ta đã phát hiện ở Gandhāra hai tượng Phật cổ thuộc loại quý hiếm: tượng thứ nhất thể hiện Đức Phật nhập Niết-bàn và là bức tượng Phật cổ lớn nhất hiện nay; tượng Phật thứ hai có vầng hào quang kép.
Hiến pháp Pakistan xem đạo Hồi là quốc giáo nhưng cho phép công dân có quyền thờ cúng, tu tập và tuyên truyền các tôn giáo khác theo quy định của pháp luật. Ông Abdus Samad Khan gọi hành động phá hủy tượng Phật của nhóm thợ đào móng là “tội ác” và “thiếu tôn trọng tôn giáo”. Le Figaro - nhật báo lâu đời nhất nước Pháp - tổng quát hóa rằng “sự dốt nát về lịch sử là một tai họa không biên giới”.
Trường Lân - Nguồn: Giác Ngộ
Các Tin Khác