Bắc Ninh: Dấu ấn còn đọng lại từ một khóa học tu “Ươm Mầm Sen Việt” lần 3
Ngày đăng: 16:02:28 22-06-2023 . Xem: 256
Trải qua khóa tu 5 ngày, từ ngày 14/6-18/6/2023 (nhằm ngày 28/4-01/05/năm Quý Mão) tại chùa Kim Ngưu, thôn Cổ Miếu, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh do Đại Đức Thích Giác Giáo, Phó Chánh VP, Ban TTTT TƯGHPGVN, Trụ trì chùa Kim Ngưu – Trưởng ban Tổ chức là những giây phút trải rộng tâm yêu thương, đầy sự phấn khởi và bất ngờ, đi từ thú vị này đến thú vị khác, phù hợp với tâm lý độ tuổi từ 10-15 tuổi. Khóa học hè là sự đầu tư nghiêm túc trong khâu kịch bản và dàn dựng cũng như chọn lọc những chương trình ý nghĩa để đưa vào khóa tu. Mục đích của khóa học hè nhằm đẩy mạnh quá trình giao lưu, học hỏi và trau dồi đạo đức giữa các Gia đình Thanh Thiếu niên Phật tử (GĐ Sen Đỏ, GĐ Sen Hồng, GĐ Sen Tím, GĐ Sen Xanh, GĐ Sen Trắng, GĐ Sen Vàng) tạo sân chơi lành mạnh cho các bạn trẻ học sinh, sinh viên; góp phần giáo dục Thanh Thiếu niên Phật tử thầm tri ân Đức Phật, phụng sự Tam Bảo, yêu quê hương đất nước, biết hiếu kính, biết tri ân, ý thức an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, là việc làm có ý nghĩa và giàu tính nhân văn, giúp các bạn trẻ hạnh phúc, vui tươi và nâng cao ý nghĩa cuộc sống.
1. Dấu ấn về lịch sử Phật giáo Bắc Ninh:
Bắc Ninh từ lâu đã nổi tiếng là vùng đất “mỹ tục khả phong”, “địa linh nhân kiệt”, giàu truyền thống lịch sử, văn hiến, cách mạng. Nơi xây dựng cơ đồ của thủy tổ Việt Nam – Kinh Dương Vương, nơi phát tích vương triều Lý -Triều đại khai mở và xây dựng nền văn minh Đại Việt.
Bắc Ninh hình thành lâu đời gắn liền với nền Văn minh sông Hồng. Luy Lâu từng là trung tâm kinh tế, chính trị, tôn giáo (Phật giáo) cổ xưa nhất ở Việt Nam.
Bắc Ninh là đất phát tích nhà Lý -Triều đại khai mở ra nền văn minh Đại Việt gắn liền với tên tuổi của những nhân vật lịch sử – văn hóa kiệt xuất như: Lý Công Uẩn, Lý Nhân Tông, Nguyên Phi Ỷ Lan, Lê Văn Thịnh, Lý Thường Kiệt…Đây là nơi ra đời của bài thơ Nam quốc sơn hà – bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam.
Chùa Kim Ngưu là một ngôi Cổ Tự được tạo dựng từ thời Cao Biền thế kỷ thứ IX. Chùa gắn liền với sự tích con Trâu vàng, nhân dân thời ấy thấy ánh hào quang từ con Trâu rực sáng, bay về Hồ Tây, nên đã tạo dựng nên ngôi chùa và đặt tên là Kim Ngưu. Năm 2014, Phật tử, nhân dân làng quê đã dựng một ngôi chùa tạm để thờ Phật trên nền móng cũ. Được sự quan tâm của GHPGVN tỉnh Bắc Ninh, lãnh đạo các cấp chính quyền và nhân dân sở tại đã tạo điều kiện cho Đại đức Thích Giác Giáo về trông coi ngôi bản tự, xây dựng lại ngôi Tam Bảo để trang nghiêm cảnh Phật và tạo điều kiện cho Phật tử có nơi
để tu học, chiêm bái
.
Ảnh: Toàn bộ khóa sinh tu tập tại chùa Kim Ngưu
2. Dấu ấn về các bài giảng của Chư Tôn Đức:
Trên tinh thần ý nghĩa mục đích tốt đẹp ấy, khóa tu học năm nay sẽ có nhiều hoạt động phong phú, đa dạng về nội dung thuyết giảng, ngoài nội dung các môn học kỹ năng và trò chơi: Các buổi thuyết giảng giúp trại sinh khai mở trí tuệ, tiếp cận cuộc sống sâu sắc, toàn diện, ứng dụng lời dạy đạo đức của Đức Phật mỗi ngày để chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, xây dựng nếp sống thiện lành, hạnh phúc.
Trên tinh thần ý nghĩa mục đích tốt đẹp ấy, khóa tu học năm nay sẽ có nhiều hoạt động phong phú, đa dạng về nội dung thuyết giảng, ngoài nội dung các môn học kỹ năng và trò chơi: Các buổi thuyết giảng giúp trại sinh khai mở trí tuệ, tiếp cận cuộc sống sâu sắc, toàn diện, ứng dụng lời dạy đạo đức của Đức Phật mỗi ngày để chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, xây dựng nếp sống thiện lành, hạnh phúc.
Ảnh: Chư Tôn Đức trong BTC chấm điểm các tiết mục kỹ năng
Về “Dạy oai nghi – những điều cơ bản khi đến chùa” do Đại đức Thích Giác Giáo chia sẻ. Thầy hướng dẫn về oai nghi cách lễ lạy Phật và những điều cần lưu ý khi đến chùa, cách xưng hô với Chư Tôn đức và nội dung, nội quy khóa tu học.
Kế đến, pháp thoại “Hiểu và Thương” do TT. Thích Thiện Hạnh, Phó Trưởng Ban Trị sự kiêm Trưởng ban Hoằng pháp GHPGVN tỉnh Bắc Ninh. Thượng tọa đã khái quát, phân tích và chia sẻ lợi ích và tầm quan trọng của hiểu và thương, mà ai trong cuộc sống cũng cần. Ai cũng muốn được yêu thương và vì vậy các con phải biết cho đi tình thương thì mới nhận lại được giá trị của tình thương. Tình thương của các con đối với Cha mẹ và những người xung quanh là yếu tố quan trọng.
Kế đến, pháp thoại “Hiểu và Thương” do TT. Thích Thiện Hạnh, Phó Trưởng Ban Trị sự kiêm Trưởng ban Hoằng pháp GHPGVN tỉnh Bắc Ninh. Thượng tọa đã khái quát, phân tích và chia sẻ lợi ích và tầm quan trọng của hiểu và thương, mà ai trong cuộc sống cũng cần. Ai cũng muốn được yêu thương và vì vậy các con phải biết cho đi tình thương thì mới nhận lại được giá trị của tình thương. Tình thương của các con đối với Cha mẹ và những người xung quanh là yếu tố quan trọng.
Ảnh: Chư Tôn Đức trong BTC hướng dẫn khóa sinh tụng Kinh
Còn Pháp thoại “Con về bên Phật” do TT. Thích Thanh Sơn – Phó ban kiêm Chánh Thư ký BTS GHPGVN tỉnh Bắc Ninh chia sẻ, giao lưu với các bạn khóa sinh bằng những câu hỏi đơn giản liên quan đến Phật pháp, tán dương đến với các bạn khóa sinh trở về đây vui chơi bên quý thầy, những kỹ năng sống, hành trang vững chãi để vào đời, chúc các bạn luôn chăm ngoan học giỏi để xứng đáng là người đệ tử Phật, người công dân tốt của đất nước.
Ảnh: Chụp ảnh lưu niệm với TT. Thích Thanh Sơn
Pháp thoại “Nuôi dưỡng tâm thiện lành” do Đại đức Thích Khải Tuấn, người truyền cảm hứng, các bạn khóa sinh được lắng đọng tâm tư với những mẫu chuyện cha mẹ, những hi sinh mà cha mẹ, và những điều tốt đẹp mà cha mẹ luôn dành cho các con. Vì vậy, các con đừng bao giờ làm cho cha mẹ buồn lòng mà sau này phải nuối tiếc. Trước khi kết thúc pháp thoại, Đại đức giảng sư chúc các bạn luôn chăm ngoan học giỏi, nghe lời thầy cô, cha mẹ để xứng đáng làm những mầm non tương lai của đất nước.
Ảnh: Đại đức Thích Khải Tuấn chia sẻ Phật pháp
Pháp thoại “Những đóa Sen tinh Khiết” do Đại đức Thích Quang Huệ, Phó Trưởng ban TT HPGHPGVN tỉnh Bắc Ninh, giao lưu chia sẻ về ý nghĩa hoa Sen trong Phật giáo, sự hình thành của Sen diễn ra theo quy luật nhân quả luân hồi: Sen có cả nụ – hoa – hạt.
Ảnh: Đại đức Thích Quang Huệ chia sẻ về ý nghĩa hoa sen
Hoa sen nở tượng trưng cho quá khứ, đài Sen tượng trưng cho hiện tại và hạt sen tượng trưng cho tương lai, tất cả đều là sự nối tiếp liên tục với nhau, nơi tượng trưng cho ý nghĩa về xã hội, tâm hồn con người dễ bị ảnh hưởng bởi những đức tính xấu,cũng giống như các bạn khóa sinh, hằng ngày tiếp xúc với những thứ tích cực cũng như tiêu cực nhưng không bị ảnh hưởng bởi những điều tiêu cực kia.
Ảnh: Hòa thượng Thích Chân Tính chia sẻ với khóa sinh
Ngày cuối cùng khóa tu học có hai vị : Hòa thượng Thích Chân Tính, Viện chủ chùa Hoằng Pháp sách tấn và nhắc lại vai trò và tầm quan trọng của ngũ giới; Thượng tọa Thích Đức Thiện – Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) đến sách tấn tinh thần tu học của khóa sinh luôn hạnh phúc và ý nghĩa hoa sen, gieo những gì tốt đẹp trong sáng, nuôi dưỡng mầm sen, có kết trái tốt đẹp; luật nhân – quả giúp chúng ta có lời nói hay, hành động tốt, trở thành con ngoan trò giỏi.
Ảnh: Thượng tọa Thích Đức Thiện – Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) trao giấy khen đến các TNV khóa tu học
3. Dấu ấn về phát triển bản thân và rèn luyện các kỹ năng cần thiết:
Đến với khóa học tu, các bạn khóa sinh không chỉ được nghe những bài Pháp bổ ích về đạo đức, lối sống; được chơi những trò chơi vui nhộn, năng động mà còn có cơ hội giao lưu, gặp gỡ những người nổi tiếng với nhiều lĩnh vực trong cuộc sống.
Đến với khóa học tu, các bạn khóa sinh không chỉ được nghe những bài Pháp bổ ích về đạo đức, lối sống; được chơi những trò chơi vui nhộn, năng động mà còn có cơ hội giao lưu, gặp gỡ những người nổi tiếng với nhiều lĩnh vực trong cuộc sống.
Khi giao lưu với những người nổi tiếng, các bạn trẻ được mở mang đầu óc, được học hỏi kinh nghiệm sống từ lớp người đi trước. Từ đó, các bạn có thêm động lực để chắp cánh cho những ước mơ vươn cao, vươn xa hơn trong cuộc sống. Ví như, Hội chợ “Trâu vàng” với hơn 50 món buffet chay, học bơi và có hồ bơi nhân tạo cho các em bơi mỗi ngày, học luật giao thông- “em là cảnh sát” và công tác phòng chống cháy nổ…
Đặc biệt, là worshop “nghệ thuật từ cỏ cây hoa lá”; sau khi thiền hành tới khu rừng thông, các bạn trẻ nhặt phần bông và lá thông về tạo cảnh, sơn đủ mọi kiểu rất sáng tạo. Đây là một trong môn học kỹ năng mà các bạn trẻ, ai cũng phải trải nghiệm và thực hiện, như học bơi lội cũng được các chuyên gia hướng dẫn kỹ năng bơi và các thao tác tự cứu mình khi bị rớt xuống nước, trải nghiệm phút giây tập làm cảnh sát giao thông, làm bánh trôi…
Đặc biệt, là worshop “nghệ thuật từ cỏ cây hoa lá”; sau khi thiền hành tới khu rừng thông, các bạn trẻ nhặt phần bông và lá thông về tạo cảnh, sơn đủ mọi kiểu rất sáng tạo. Đây là một trong môn học kỹ năng mà các bạn trẻ, ai cũng phải trải nghiệm và thực hiện, như học bơi lội cũng được các chuyên gia hướng dẫn kỹ năng bơi và các thao tác tự cứu mình khi bị rớt xuống nước, trải nghiệm phút giây tập làm cảnh sát giao thông, làm bánh trôi…
Từ đó, việc mở khóa tu giúp cho các con có hành trang và kiến thức, học giỏi, bước vào cuộc sống vững vàng, có niềm tin mạnh mẽ, phước duyên tốt, biết quy y Tam bảo, ươm cho các con mầm trí tuệ, yêu thương và sự sẻ chia, kết nối truyền thống văn hóa, tự hào về quê hương đất nước, để mỗi khi mùa hè đến giới trẻ được đến chùa, được tham gia khóa tu. Sau khóa tu, các con có nhiều kỷ niệm từ cái ngủ gật, từ nghe tiếng chuông tĩnh thức. Sau này lớn lên, các con sẽ nhớ mãi dấu ấn tuổi thơ, làm cuộc sống có ý nghĩa và phong phú hơn mà khóa tu mùa hè chùa Kim Ngưu đã góp phần mang lại.
SC: Liên Hiền
Các Tin Khác