Chư Tăng thảo luận về trách nhiệm độ người xuất gia
Ngày đăng: 08:18:08 16-08-2017 . Xem: 3005
Sáng ngày 15-8, ngày thứ năm trong khóa tu, chư tôn đức Tăng lãnh đạo BTS Phật giáo TP.HCM, ban trực thuộc và 24 BTS Phật giáo quận, huyện tham gia khóa cấm túc 10 ngày tại Việt Nam Quốc Tự (số 242-244, đường 3/2, quận 10, TP.HCM) thảo luận các vấn đề Tăng sự.
HT.Thích Minh Thông mở đầu phần này với quy định được Đức Phật chế định, trách nhiệm của một Tỳ-kheo trong nuôi dạy chúng. Theo đó, Tỳ-kheo có 10 tuổi hạ (hạ lạp) trở lên mới được nhận đệ tử; Tỳ-kheo-ni từ 12 tuổi hạ trở lên mới được nhận đệ tử. Mỗi năm, vị bổn sư chỉ nhận 1 đệ tử để nuôi dạy đến khi đệ tử thọ Tỳ-kheo mới được nhận đệ tử mới.
Trong Luật tạng, vấn đề thọ giới rất quan trọng, giới tử đăng đàn thọ giới phải đắc giới và giới thể phải thanh tịnh. Trường hợp xả giới và những điều kiện liên hệ cũng được đề cập chi tiết. Để tránh tình trạng phạm giới do thiếu hiểu biết đúng, các giới tử sau khi thọ giới cần phải được học để nhận thức những điều căn bản nhất, giới nào phạm thì được sám hối, giới nào nếu phạm vào sẽ mất tư cách người xuất gia và cách thức sám hối như thế nào là đúng pháp...
Không khí buổi pháp đàm sáng nay khá sôi nổi khi đề tài của buổi pháp đàm thiết thực trong bối cảnh hiện nay. Chính vì thế, chư tôn đức trao đổi khá nhiều. Trong phần thảo luận, một vị giáo phẩm dẫn lại lời của một vị Tăng ở miền Bắc cho rằng, Phật giáo ở miền Nam chỉ có giới lạp mà không có hạ lạp. Rất nhiều ý kiến tham gia thảo luận về vấn đề này, nhìn từ nhiều góc độ lịch sử, hệ phái cũng như các quan niệm tế nhị khác.
Về vấn đề bổn sư có nên nhận nhiều đệ tử, có ý kiến Phật giáo Nam truyền không quy định nhận bao nhiêu đệ tử xuất gia, cho nên số lượng Tăng sĩ trong Tăng đoàn phát triển rất nhanh. Cách mà chúng ta vận dụng có thể sẽ bị “thiểu số” hóa Tăng đoàn. Nếu hạn chế cho trụ trì nhận đệ tử có thể sẽ bị hạn chế, làm hẹp lại cơ hội của Phật tử có tâm nguyện được xuất gia; theo đó, đề nghị chư tôn đức lãnh đạo Giáo hội cho một số vị trụ trì “có duyên độ đệ tử” mỗi năm độ 10, 20 người... miễn sao vị bổn sư nuôi dạy đệ tử tốt, cho đi học đàng hoàng…
Ngược lại với ý kiến trên, một vị giáo phẩm khác cho rằng, quan niệm nhận nhiều đệ tử như trên là không ổn lắm. Bởi, như vậy giữa vị bổn sư và đệ tử sẽ không có sự tương tác, điều kiện chăm sóc, dạy dỗ với số lượng đông sẽ không tốt, không có “chất”. Đẩy mạnh việc nhận đệ tử hiện nay cần phải nương vào điều kiện giới luật cho phép.
Các ý kiến khác của chư tôn đức tại buổi pháp đàm đồng tình với việc Giáo hội ra quy định, mỗi năm một vị trụ trì chỉ nên nhận 3 đệ tử. Có như vậy, vị bổn sư và đệ tử mới có mối quan hệ gắn kết thân tình, sự tương tác qua thân giáo, đệ tử nhận được sự giáo dưỡng tốt, giữ gìn giới luật, được tu học nghiêm túc, ít có mâu thuẫn thầy - trò, mâu thuẫn trong nội tự.
Vấn đề này, chư tôn đức sẽ còn tiếp tục thảo luận vào sáng ngày mai, 16-8.
Chư tôn đức lãnh đạo Giáo hội TP, quận huyện tham gia khóa tu
HT.Thích Trí Quảng, Phó Pháp chủ HĐCM, Trưởng BTS GHPGVN TP.HCM chứng minh, điều phối buổi pháp đàm; HT.Thích Minh Thông, Phó Trưởng ban Tăng sự T.Ư, Trưởng ban Tăng sự TP trình bày về thọ giới, truyền giới, Đức Phật chế định về trách nhiệm của bổn sư với đệ tử.HT.Thích Minh Thông mở đầu phần này với quy định được Đức Phật chế định, trách nhiệm của một Tỳ-kheo trong nuôi dạy chúng. Theo đó, Tỳ-kheo có 10 tuổi hạ (hạ lạp) trở lên mới được nhận đệ tử; Tỳ-kheo-ni từ 12 tuổi hạ trở lên mới được nhận đệ tử. Mỗi năm, vị bổn sư chỉ nhận 1 đệ tử để nuôi dạy đến khi đệ tử thọ Tỳ-kheo mới được nhận đệ tử mới.
HT.Thích Minh Thông nói về các vấn đề Tăng sự
Chư tôn đức tham gia buổi pháp đàm về Tăng sự
Trong Luật tạng, vấn đề thọ giới rất quan trọng, giới tử đăng đàn thọ giới phải đắc giới và giới thể phải thanh tịnh. Trường hợp xả giới và những điều kiện liên hệ cũng được đề cập chi tiết. Để tránh tình trạng phạm giới do thiếu hiểu biết đúng, các giới tử sau khi thọ giới cần phải được học để nhận thức những điều căn bản nhất, giới nào phạm thì được sám hối, giới nào nếu phạm vào sẽ mất tư cách người xuất gia và cách thức sám hối như thế nào là đúng pháp...
HT.Thích Thiện Đức tham gia thảo luận tại buổi pháp đàm
HT.Thích Minh Cảnh phát biểu
Không khí buổi pháp đàm sáng nay khá sôi nổi khi đề tài của buổi pháp đàm thiết thực trong bối cảnh hiện nay. Chính vì thế, chư tôn đức trao đổi khá nhiều. Trong phần thảo luận, một vị giáo phẩm dẫn lại lời của một vị Tăng ở miền Bắc cho rằng, Phật giáo ở miền Nam chỉ có giới lạp mà không có hạ lạp. Rất nhiều ý kiến tham gia thảo luận về vấn đề này, nhìn từ nhiều góc độ lịch sử, hệ phái cũng như các quan niệm tế nhị khác.
TT.Thích Nhật Từ thảo luận về "nhận đệ tử"
Chư tôn đức cẩn thận ghi chép những kiến thức về Giới luật
Về vấn đề bổn sư có nên nhận nhiều đệ tử, có ý kiến Phật giáo Nam truyền không quy định nhận bao nhiêu đệ tử xuất gia, cho nên số lượng Tăng sĩ trong Tăng đoàn phát triển rất nhanh. Cách mà chúng ta vận dụng có thể sẽ bị “thiểu số” hóa Tăng đoàn. Nếu hạn chế cho trụ trì nhận đệ tử có thể sẽ bị hạn chế, làm hẹp lại cơ hội của Phật tử có tâm nguyện được xuất gia; theo đó, đề nghị chư tôn đức lãnh đạo Giáo hội cho một số vị trụ trì “có duyên độ đệ tử” mỗi năm độ 10, 20 người... miễn sao vị bổn sư nuôi dạy đệ tử tốt, cho đi học đàng hoàng…
TT.Thích Lệ Thọ tham gia thảo luận
TT.Thích Trí Chơn thảo luận về bổn sư có nên nhận nhiều đệ tử
Ngược lại với ý kiến trên, một vị giáo phẩm khác cho rằng, quan niệm nhận nhiều đệ tử như trên là không ổn lắm. Bởi, như vậy giữa vị bổn sư và đệ tử sẽ không có sự tương tác, điều kiện chăm sóc, dạy dỗ với số lượng đông sẽ không tốt, không có “chất”. Đẩy mạnh việc nhận đệ tử hiện nay cần phải nương vào điều kiện giới luật cho phép.
HT.Thích Trí Quảng điều phối chương trình thảo luận
HT.Thích Minh Thông
Sáng nay, pháp đàm về Tăng sự khá sôi nổi với nhiều ý kiến đóng góp
Các ý kiến khác của chư tôn đức tại buổi pháp đàm đồng tình với việc Giáo hội ra quy định, mỗi năm một vị trụ trì chỉ nên nhận 3 đệ tử. Có như vậy, vị bổn sư và đệ tử mới có mối quan hệ gắn kết thân tình, sự tương tác qua thân giáo, đệ tử nhận được sự giáo dưỡng tốt, giữ gìn giới luật, được tu học nghiêm túc, ít có mâu thuẫn thầy - trò, mâu thuẫn trong nội tự.
Vấn đề này, chư tôn đức sẽ còn tiếp tục thảo luận vào sáng ngày mai, 16-8.
Theo: giacngo
Các Tin Khác