Đồng Nai: Ban Văn hoá Phật giáo Sen Vàng tổ chức lễ Hằng Thuận
Ngày đăng: 08:00:46 19-05-2020 . Xem: 2148
Hằng thuận là một nghi thức hôn lễ đặc trưng trong Phật giáo, là cây cầu nối nhịp giữa đạo và đời của đời sống hôn nhân – gia đình. Lễ hằng thuận từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa vô cùng độc đáo, mang lại nhiều giá trị to lớn trong đạo Phật.
Ngày 17/5/2020 (nhằm ngày 25/04/Canh Tý) Ban văn hoá Phật giáo Sen Vàng đã trang nghiêm cử hành nghi thức Lễ Hằng thuận cho đôi bạn trẻ: chú rể Lê Phạm Hoàng Hải Dương và cô dâu Thiều Thị Cẩm Tiên dưới sự chứng minh của Tam Bảo và sự chứng kiến của dòng họ hai bên gia đình, bạn bè, người thân.
Cầu nguyện và chúc phúc cho đôi bạn trẻ có sự chứng minh của Đại Đức Thích Thiện Mỹ - Uỷ viên thường trực Ban Kinh Tế Tài Chính TW GHPGVN, Phó Ban Từ thiện đối ngoại TW GHPGVN, Phó thường trực phân ban Phật tử Hải ngoại BHDPT TW, Phó trưởng phân ban Thanh Thiếu Nhi TW GHPGVN, ban Hoằng pháp Thanh Thiếu Niên, Trưởng ban TTTT kiêm phó chánh văn phòng BTS GHPGVN tỉnh Đồng Nai, Trụ trì chùa Viên Giác và chùa Trúc Lâm Viên Nghiêm, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai; Đại Đức Thích Pháp Huyền - Phó trụ trì đặc trách chùa Viên Giác, Tp Biên Hòa, Đồng Nai; Đại Đức Thích Chơn Thịnh - Phó trưởng ban TTTT GHPGVN tỉnh Đồng Nai, phó trụ trì chùa Viên Giác cùng Chư tôn đức Tăng Ni tại bổn tự.
Đến với lễ Hằng thuận, tân lang, tân nương được hiểu thêm về những lời Phật dạy trong hôn nhân, ứng dụng vào cuộc sống, xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc, an vui.
Đại Đức Thích Pháp Huyền thay mặt chư tôn đức chứng minh đã giải thích về ý nghĩa của lễ hằng thuận, ý nghĩa của nhẫn cưới trong đời sống hôn nhân vợ chồng.
Hằng có nghĩa là thường hằng, mãi mãi. Thuận có nghĩa là thuận hòa, Thầy dặn dò vợ và chồng sống phải luôn nhẫn nhịn nhau, thương yêu nhau cho đến hết cuộc đời.
Trong buổi Lễ hằng thuận long trọng và tràn đầy cảm xúc, mẹ của tân lang và tân nương có đôi lời chia sẻ và dặn dò các con của mình. Cha mẹ yêu thương con như trời cao, biển rộng, có lẽ vì tình yêu thương dành cho con quá lớn, nên giờ đây khi chứng kiến con mình đã trưởng thành, sắp bước vào một cuộc sống mới, hai mẹ đã không khỏi nghẹn ngào rưng rưng nước mắt - đó là giọt nước mắt của sự hạnh phúc.
Lần lượt tân lang và tân nương nói lời tri ân cha mẹ, đối trước bàn cha mẹ quỳ gối dâng trà, chắp tay lễ tạ ân cha mẹ. Có lẽ từ thuở còn tấm bé, mỗi bạn chưa từng được đảnh lễ cha mẹ – hai đấng sinh thành có ơn dưỡng dục sâu dày. Vậy nên, nghi thức đảnh lễ cha mẹ mang ý nghĩa vô cùng lớn lao khi hướng tới ân đức sinh thành, dưỡng dục, lo lắng bảo bọc cho con đến lúc trưởng thành.
Tại buổi lễ, Đại Đức Trụ trì trao nhẫn cho đôi tân lang và tân nương và có đôi lời nhắn nhủ đến đôi bạn trẻ trong tinh thần của Giáo pháp. Thầy chia sẻ về 5 phẩm chất cần có để đời sống vợ chồng được hạnh phúc, thuận hòa.
- Thứ nhất, phải có tình thương chân thật.
- Thứ hai, vợ chồng phải tạo niềm tin lẫn nhau.
- Thứ ba, vợ chồng phải kính trọng nhau.
- Thứ tư, phải có lòng nhẫn nhịn.
- Thứ năm, phải học cách buông xả.
Đặc biệt, Thầy căn dặn đôi bạn trẻ hãy luôn làm tròn chữ hiếu với cha mẹ 2 bên, trong đời sống luôn nuôi dưỡng và làm lớn lên tâm hiếu hạnh qua mỗi ngày. Như trong kinh Báo hiếu, Đức Phật dạy: ''Dù đem thân này gánh cha, gánh mẹ đi giáp vòng hòn. núi Tu di cũng chưa báo hiếu được. Vì cha mẹ yêu các con hơn cả chính mình”.
Những lời đạo từ Thầy ban không chỉ lấy đi nước mắt của tân lang, tân nương mà còn chạm vào trái tim những bậc làm cha mẹ. Bởi lẽ, Lễ Hằng thuận chính là nơi có thể nói hết được tình yêu của cha mẹ với các con và cũng là lúc các con thấu hiểu được sự hy sinh to lớn ấy.
Lễ Hằng thuận kết thúc viên mãn trong niềm an vui hỷ lạc, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng những người tham dự. Những nghi thức Phật giáo trang nghiêm, những lời giáo huấn sâu sắc về đạo hiếu, về tình nghĩa vợ chồng, phút giây đôi bạn trẻ xúc động đối trước đấng sinh thành. .. tất cả tạo nên một dấu ấn khó phai. Để rồi, khi mỗi buổi lễ qua đi, vẫn đọng lại trong lòng người những bài học quý giá, những niềm an vui và cảm xúc ngọt ngào.
Trần Hương - Ban TTTT Sen Vàng tỉnh Đồng Nai
Ngày 17/5/2020 (nhằm ngày 25/04/Canh Tý) Ban văn hoá Phật giáo Sen Vàng đã trang nghiêm cử hành nghi thức Lễ Hằng thuận cho đôi bạn trẻ: chú rể Lê Phạm Hoàng Hải Dương và cô dâu Thiều Thị Cẩm Tiên dưới sự chứng minh của Tam Bảo và sự chứng kiến của dòng họ hai bên gia đình, bạn bè, người thân.
Cầu nguyện và chúc phúc cho đôi bạn trẻ có sự chứng minh của Đại Đức Thích Thiện Mỹ - Uỷ viên thường trực Ban Kinh Tế Tài Chính TW GHPGVN, Phó Ban Từ thiện đối ngoại TW GHPGVN, Phó thường trực phân ban Phật tử Hải ngoại BHDPT TW, Phó trưởng phân ban Thanh Thiếu Nhi TW GHPGVN, ban Hoằng pháp Thanh Thiếu Niên, Trưởng ban TTTT kiêm phó chánh văn phòng BTS GHPGVN tỉnh Đồng Nai, Trụ trì chùa Viên Giác và chùa Trúc Lâm Viên Nghiêm, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai; Đại Đức Thích Pháp Huyền - Phó trụ trì đặc trách chùa Viên Giác, Tp Biên Hòa, Đồng Nai; Đại Đức Thích Chơn Thịnh - Phó trưởng ban TTTT GHPGVN tỉnh Đồng Nai, phó trụ trì chùa Viên Giác cùng Chư tôn đức Tăng Ni tại bổn tự.
Đến với lễ Hằng thuận, tân lang, tân nương được hiểu thêm về những lời Phật dạy trong hôn nhân, ứng dụng vào cuộc sống, xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc, an vui.
Đại Đức Thích Pháp Huyền thay mặt chư tôn đức chứng minh đã giải thích về ý nghĩa của lễ hằng thuận, ý nghĩa của nhẫn cưới trong đời sống hôn nhân vợ chồng.
Hằng có nghĩa là thường hằng, mãi mãi. Thuận có nghĩa là thuận hòa, Thầy dặn dò vợ và chồng sống phải luôn nhẫn nhịn nhau, thương yêu nhau cho đến hết cuộc đời.
Trong buổi Lễ hằng thuận long trọng và tràn đầy cảm xúc, mẹ của tân lang và tân nương có đôi lời chia sẻ và dặn dò các con của mình. Cha mẹ yêu thương con như trời cao, biển rộng, có lẽ vì tình yêu thương dành cho con quá lớn, nên giờ đây khi chứng kiến con mình đã trưởng thành, sắp bước vào một cuộc sống mới, hai mẹ đã không khỏi nghẹn ngào rưng rưng nước mắt - đó là giọt nước mắt của sự hạnh phúc.
Lần lượt tân lang và tân nương nói lời tri ân cha mẹ, đối trước bàn cha mẹ quỳ gối dâng trà, chắp tay lễ tạ ân cha mẹ. Có lẽ từ thuở còn tấm bé, mỗi bạn chưa từng được đảnh lễ cha mẹ – hai đấng sinh thành có ơn dưỡng dục sâu dày. Vậy nên, nghi thức đảnh lễ cha mẹ mang ý nghĩa vô cùng lớn lao khi hướng tới ân đức sinh thành, dưỡng dục, lo lắng bảo bọc cho con đến lúc trưởng thành.
Tại buổi lễ, Đại Đức Trụ trì trao nhẫn cho đôi tân lang và tân nương và có đôi lời nhắn nhủ đến đôi bạn trẻ trong tinh thần của Giáo pháp. Thầy chia sẻ về 5 phẩm chất cần có để đời sống vợ chồng được hạnh phúc, thuận hòa.
- Thứ nhất, phải có tình thương chân thật.
- Thứ hai, vợ chồng phải tạo niềm tin lẫn nhau.
- Thứ ba, vợ chồng phải kính trọng nhau.
- Thứ tư, phải có lòng nhẫn nhịn.
- Thứ năm, phải học cách buông xả.
Đặc biệt, Thầy căn dặn đôi bạn trẻ hãy luôn làm tròn chữ hiếu với cha mẹ 2 bên, trong đời sống luôn nuôi dưỡng và làm lớn lên tâm hiếu hạnh qua mỗi ngày. Như trong kinh Báo hiếu, Đức Phật dạy: ''Dù đem thân này gánh cha, gánh mẹ đi giáp vòng hòn. núi Tu di cũng chưa báo hiếu được. Vì cha mẹ yêu các con hơn cả chính mình”.
Những lời đạo từ Thầy ban không chỉ lấy đi nước mắt của tân lang, tân nương mà còn chạm vào trái tim những bậc làm cha mẹ. Bởi lẽ, Lễ Hằng thuận chính là nơi có thể nói hết được tình yêu của cha mẹ với các con và cũng là lúc các con thấu hiểu được sự hy sinh to lớn ấy.
Lễ Hằng thuận kết thúc viên mãn trong niềm an vui hỷ lạc, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng những người tham dự. Những nghi thức Phật giáo trang nghiêm, những lời giáo huấn sâu sắc về đạo hiếu, về tình nghĩa vợ chồng, phút giây đôi bạn trẻ xúc động đối trước đấng sinh thành. .. tất cả tạo nên một dấu ấn khó phai. Để rồi, khi mỗi buổi lễ qua đi, vẫn đọng lại trong lòng người những bài học quý giá, những niềm an vui và cảm xúc ngọt ngào.
Trần Hương - Ban TTTT Sen Vàng tỉnh Đồng Nai
Các Tin Khác