Đồng Nai: Chùa Hoa Tâm tổ chức lễ kết thúc an cư mùa mưa PL.2566
Theo truyền thống Phật giáo Myanmar (Pa-auk Tawya Vipassana Dhura Hermitage Sài Gòn), sáng ngày 9/10/2022 (14/9/Nhâm Dần), chùa Hoa Tâm (số Tổ 5, khu phố Long Đức, phường Tam Phước, TP. Biên Hòa, Đồng Nai) đã tổ chức lễ kết thúc an cư mùa mưa tại Hoa Tâm Tự, PL.2566 – DL.2022.
Đến tham dự và chứng minh buổi lễ có trụ trì chùa Thái Hòa (Phú Túc, Đồng Nai, tu nữ Hệ phái Phật giáo Nam tông Kinh: Thiền viện Phước Sơn, Đồng Nai …cùng chư thiện nam tín nữ Sài Gòn.
Mở đầu buổi lễ là lễ bái Tam Bảo và thuyết pháp do Thượng tọa Thích Pháp Tân đảm nhiệm. Sư cho biết ý nghĩa lễ kết thúc An Cư Mùa Mưa như sau:
Ngày rằm tháng 9 âm lịch hàng năm, chư Tỳ khưu không làm lễ bố-tát tụng giới mà phải làm lễ Pavāraṇā (tự tứ) đồng thời là tên của buổi lễ dành cho các tỳ khưu đã hoàn tất mùa an cư mưa thời điểm trước. Lễ tự tứ có thể thực hiện cuối tháng 10 hoặc là trễ lắm là vào ngày rằm tháng 10 âm lịch (có cách gọi khác là theo nông lịch VN), nghĩa là phải làm lễ tự tứ không được quá mùa mưa, phải trong thời gian mùa mưa,.. Tự tứ tiếng Pàli gọi là Pavāranā, nghĩa là “thỉnh cầu, tùy ý”. Do đó, ngày tự tứ là ngày thỉnh những vị Tỳ khưu đồng phạm hạnh nói rõ những sai lầm, khuyết điểm dù thấy, nghi hoặc nghe về giới hạnh của mình, bằng tâm từ chỉ lỗi, nhắc nhở, khuyên bảo, tỏ tội lỗi cùng nhau khi nhận thấy đúng trước sự chứng minh của chư tăng để sám hối, từ đó sửa sai, trở nên thánh thiện, tốt đẹp và hoàn thiện bản thân cho riêng mình và cho cả Tăng đoàn, đúng theo tinh thần giới luật Phật giáo truyền thống Nam tông. Ðó chính là ý nghĩa của ngày tự tứ (Pavāraṇā, lời thỉnh mời).
“Như Lai cho phép tỳ khưu đã nhập hạ mãn mùa mưa rồi phải hành lễ Pavāranā theo 3 điều: vì được thấy; vì được nghe; vì được nghi. Pavāranā là sự tỏ cho nhau, thức tỉnh cho nhau, cho khỏi phạm tội để làm gương cho nhau và cho kẻ hậu lai noi theo”.
Bên cạnh đó, chư tăng nói lời hoan hỷ: “Hiền giả, y Kathina của tăng đã hoàn thành sự thọ lãnh Kathina đã đúng pháp, chúng tôi xin tùy hỷ.. Lời hoan hỷ trước chư tăng vừa dứt thì tất cả những vị An Cư Mùa Mưa đều hưởng năm quả báu”.
“Và này các tỳ khưu, thế nào là Kaṭhina đã được thành tựu?
Kaṭhina được thành tựu với (vải) mới. Kaṭhina được thành tựu với (vải) được xem như mới (ahatakappena). Kaṭhina được thành tựu với vải áo choàng cũ (pilotikāya). Kaṭhina được thành tựu với vải dơ bị quăng bỏ (paṃsukūlena). Kaṭhina được thành tựu với vải đã được bỏ ở trước cửa tiệm, có người nhặt lấy rồi đem dâng (pāpaṇikena). Kaṭhina được thành tựu với sự không ra dấu hiệu gợi ý để thí chủ dâng (animittakatena). Kaṭhina được thành tựu không do sự giảng giải về Kaṭhina rồi kêu gọi (aparikathākatena). Kaṭhina được thành tựu với sự làm không phải là tạm thời (akukkukatena). Kaṭhinađược thành tựu với với sự không tích trữ (asannidhikatena). Kaṭhina được thành tựu do không để qua đêm (anissaggiyena). Kaṭhina được thành tựu với với sự làm thành được phép tức là làm dấu hoại y (kappakatena). Kaṭhina được thành tựu với y saṅghāṭi tức là y hai lớp. Kaṭhina được thành tựu với thượng y thường gọi là y vai trái (uttarāsaṅgena). Kaṭhina được thành tựu với y nội (antaravāsakena). Kaṭhina được thành tựu với y là năm điều hoặc nhiều hơn năm điều, được cắt và kết lại nội trong ngày hôm ấy. Kaṭhina được thành tựu do sự thành tựu bởi cá nhân. Nếu Kaṭhina đã được thành tựu đúng đắn và vị tùy hỷ việc ấy đứng trong ranh giới (sīmā), như vậy Kaṭhina được thành tựu.
Này các tỳ khưu, như thế ấy là Kaṭhina được thành tựu”.
Nguyễn Ngọc Hùng
Nguồn PSOL