Đồng Nai: Lễ Sám Hối Tại Chùa Trúc Lâm Viên Nghiêm
Ngày đăng: 17:33:10 09-12-2019 . Xem: 8465
Vào lúc 19:30 ngày 9 tháng 12 năm 2019 (nhằm ngày 14/11/Kỷ Hợi), Tại Chùa TRÚC LÂM VIÊN NGHIÊM, 259b, tổ 10; kp4, p. Long Bình, Biên Hòa, Đồng Nai đã tổ chức khóa lễ “ ÁM HỐI”. Hàng trăm thiện nam tín nữ đã tề tựu về để tham dự lễ Sám hối. Người Việt Nam, cùng với đức tính hiếu đạo, luôn có tập tục ngày 14 và 30 tới chùa, tụng kinh sám hối, cầu an cho gia đình hoặc cầu siêu cho cha mẹ.
Buổi lễ dưới sự hướng dẫn của Sám Chủ Đại đức Thích Minh Hiếu – phó Phân ban Thanh thiếu nhi tỉnh Đồng Nai, phó trụ trì đặc trách chùa Trúc Lâm Viên Nghiêm cùng chư Tăng tại bổn tự về tham dự lễ.
1) Sám hối là gì?
Sám chữ Phạn là Samma, Sám là ăn năn lỗi trước, Hối là chừa phạm lỗi sau. Sám hối là biết lỗi cũ sai lầm nên ăn năn hối hận và nguyện sau này không tái phạm tội lỗi như thế nữa.
2) Tại sao phải sám hối?
Chúng ta tạo tội rất nhiều trong đời sống, chúng ta cứ tiếp nối hết đời này sang đời kia như xâu chuỗi dài vô tận. Trong mỗi đời từ sinh tới chết tạo tội thêm mãi từ cái lỗi nọ cho tới cái lỗi kia trong mười điều ác. Ba điều về thân “sát sinh, trộm cướp, tà dâm”, bốn điều về miệng “nói dối, nói hai lưỡi, nói thêu dệt, nói ác”, và ba điều về ý “tham lam, sân giận hận thù, si mê tà kiến”; những lầm lỗi này tạo thành sức mạnh gọi là “nghiệp lực”, nghiệp lực đưa chúng ta vào đường khổ não tức phải gánh qủa báo của tội lỗi.
Trong Kinh Lăng Nghiêm, đức Phổ Hiền Bồ Tát nói: “Nếu tội lỗi của chúng sanh có hình tướng, tất cả hư không cũng không chứa hết”; tội lỗi gây ra bởi chúng sanh từ vô thủy đến nay biết bao nhiêu, kể sao cho xiết.
Đức Phật dạy: “Tất cả chúng sanh trong sáu cõi (Trời, Thần, Người, Ngạ qủy, Súc sinh, Địa ngục) không loài nào hoàn toàn trong sạch, không giống nào dứt hết tội lỗi”. Riêng đối với con người, chúng ta thấy lòng “tham, sân, si” che khuất tất cả, nó làm tăng trưởng lòng dục vọng, từ ý nghĩ lời nói đến hành động thường hay gây tội lỗi; muốn xóa bỏ tội lỗi, Phật giáo có cách tẩy trừ nó bằng cách sám hối, nhưng khi sám hối rồi, không còn tái phạm nữa mới đúng với ý nghĩa của sám hối.
3) Tội lỗi từ đâu đến?
Tội lỗi của chúng sanh bởi chủng tử di truyền, chẳng hạn tính tham lam, mới sinh ra không ai dạy bảo thế mà những đứa bé đã biết; cũng không ai dạy bảo hờn giận, vậy mà gặp điều trái ý là chúng la khóc giận hờn; những tính xấu ấy khó dứt trừ, trong Kinh gọi là “Bản hữu chủng tử”, nghĩa là hột giống có sẵn từ lâu đời rồi. Những hột giống này lại làm duyên sinh ra các tội lỗi khác, gọi là “Phân biệt phiền não” hay “Khởi thủy chủng tử” là hạt giống mới nhiễm do ảnh hưởng thời đại, tập quán, phong tục, thói quen chi phối như nóng giận thì chửi bới đánh lộn, giết hại sinh vật để cúng lễ v.v….
4) Chuộc tội của thế gian ra sao?
Người thế gian khi có tội lỗi ông bà làng nước thường dùng lợn (heo) gà tiền bạc để xin lỗi tạ tội, cũng có khi “đoái công chuộc tội” như khi phạm tội với triều đình, quân ngũ. Có đạo dùng máu súc vật để rửa tội đối với thần linh, có khi tắm ở sông ở suối mà họ cho là linh thiêng, có khi cúng phẩm vật để xin thần linh tha tội; lại có khi chủ trương hành xác, tự đánh đập xác thân mình để được tha tội lỗi đã làm v.v…
Tất cả các cách chuộc tội như trên đều sai lầm, vì tội lỗi thuộc tâm lý không hình tướng, rất vi tế sâu xa, làm sao có thể lấy vật chất như máu, nước, phẩm vật hay hành hạ xác thân để làm cho sạch tội lỗi được?
5) Sám hối của Phật giáo ra sao?
Đức Phật dạy rằng: “Tội lỗi do tâm của người tạo ra, cũng phải từ tâm mà sám hối. Kẻ gieo giống xấu phải ăn trái dở, người trồng giống qúy được ăn qủa ngon, không ai có quyền thưởng phạt làm khác đi được cả”.
Thật rõ ràng chí lý hợp với khoa học thực nghiệm. Vậy muốn hết tội chúng ta phải từ tâm sám hối theo phương pháp của Phật giáo mà thực hành, có hai cách:
Một là “ Về Sự” là sự việc làm.
Hai là “Về Lý” là nghĩa lý.
Sau buổi lễ sám hối Đại Đức Thích Thiện Mỹ – Trưởng ban thông tin truyền thông GHPGVN Tỉnh Đồng Nai, Trụ Trì Chùa Viên Giác Và Chùa Trúc Lâm Viên Nghiêm đã chia sẽ những lời pháp thoại để cho quý thiện nam tín nữ hiểu rõ hơn về nghi thức sám hối.
Hình ảnh ghi nhận:
Buổi lễ dưới sự hướng dẫn của Sám Chủ Đại đức Thích Minh Hiếu – phó Phân ban Thanh thiếu nhi tỉnh Đồng Nai, phó trụ trì đặc trách chùa Trúc Lâm Viên Nghiêm cùng chư Tăng tại bổn tự về tham dự lễ.
1) Sám hối là gì?
Sám chữ Phạn là Samma, Sám là ăn năn lỗi trước, Hối là chừa phạm lỗi sau. Sám hối là biết lỗi cũ sai lầm nên ăn năn hối hận và nguyện sau này không tái phạm tội lỗi như thế nữa.
2) Tại sao phải sám hối?
Chúng ta tạo tội rất nhiều trong đời sống, chúng ta cứ tiếp nối hết đời này sang đời kia như xâu chuỗi dài vô tận. Trong mỗi đời từ sinh tới chết tạo tội thêm mãi từ cái lỗi nọ cho tới cái lỗi kia trong mười điều ác. Ba điều về thân “sát sinh, trộm cướp, tà dâm”, bốn điều về miệng “nói dối, nói hai lưỡi, nói thêu dệt, nói ác”, và ba điều về ý “tham lam, sân giận hận thù, si mê tà kiến”; những lầm lỗi này tạo thành sức mạnh gọi là “nghiệp lực”, nghiệp lực đưa chúng ta vào đường khổ não tức phải gánh qủa báo của tội lỗi.
Trong Kinh Lăng Nghiêm, đức Phổ Hiền Bồ Tát nói: “Nếu tội lỗi của chúng sanh có hình tướng, tất cả hư không cũng không chứa hết”; tội lỗi gây ra bởi chúng sanh từ vô thủy đến nay biết bao nhiêu, kể sao cho xiết.
Đức Phật dạy: “Tất cả chúng sanh trong sáu cõi (Trời, Thần, Người, Ngạ qủy, Súc sinh, Địa ngục) không loài nào hoàn toàn trong sạch, không giống nào dứt hết tội lỗi”. Riêng đối với con người, chúng ta thấy lòng “tham, sân, si” che khuất tất cả, nó làm tăng trưởng lòng dục vọng, từ ý nghĩ lời nói đến hành động thường hay gây tội lỗi; muốn xóa bỏ tội lỗi, Phật giáo có cách tẩy trừ nó bằng cách sám hối, nhưng khi sám hối rồi, không còn tái phạm nữa mới đúng với ý nghĩa của sám hối.
3) Tội lỗi từ đâu đến?
Tội lỗi của chúng sanh bởi chủng tử di truyền, chẳng hạn tính tham lam, mới sinh ra không ai dạy bảo thế mà những đứa bé đã biết; cũng không ai dạy bảo hờn giận, vậy mà gặp điều trái ý là chúng la khóc giận hờn; những tính xấu ấy khó dứt trừ, trong Kinh gọi là “Bản hữu chủng tử”, nghĩa là hột giống có sẵn từ lâu đời rồi. Những hột giống này lại làm duyên sinh ra các tội lỗi khác, gọi là “Phân biệt phiền não” hay “Khởi thủy chủng tử” là hạt giống mới nhiễm do ảnh hưởng thời đại, tập quán, phong tục, thói quen chi phối như nóng giận thì chửi bới đánh lộn, giết hại sinh vật để cúng lễ v.v….
4) Chuộc tội của thế gian ra sao?
Người thế gian khi có tội lỗi ông bà làng nước thường dùng lợn (heo) gà tiền bạc để xin lỗi tạ tội, cũng có khi “đoái công chuộc tội” như khi phạm tội với triều đình, quân ngũ. Có đạo dùng máu súc vật để rửa tội đối với thần linh, có khi tắm ở sông ở suối mà họ cho là linh thiêng, có khi cúng phẩm vật để xin thần linh tha tội; lại có khi chủ trương hành xác, tự đánh đập xác thân mình để được tha tội lỗi đã làm v.v…
Tất cả các cách chuộc tội như trên đều sai lầm, vì tội lỗi thuộc tâm lý không hình tướng, rất vi tế sâu xa, làm sao có thể lấy vật chất như máu, nước, phẩm vật hay hành hạ xác thân để làm cho sạch tội lỗi được?
5) Sám hối của Phật giáo ra sao?
Đức Phật dạy rằng: “Tội lỗi do tâm của người tạo ra, cũng phải từ tâm mà sám hối. Kẻ gieo giống xấu phải ăn trái dở, người trồng giống qúy được ăn qủa ngon, không ai có quyền thưởng phạt làm khác đi được cả”.
Thật rõ ràng chí lý hợp với khoa học thực nghiệm. Vậy muốn hết tội chúng ta phải từ tâm sám hối theo phương pháp của Phật giáo mà thực hành, có hai cách:
Một là “ Về Sự” là sự việc làm.
Hai là “Về Lý” là nghĩa lý.
Sau buổi lễ sám hối Đại Đức Thích Thiện Mỹ – Trưởng ban thông tin truyền thông GHPGVN Tỉnh Đồng Nai, Trụ Trì Chùa Viên Giác Và Chùa Trúc Lâm Viên Nghiêm đã chia sẽ những lời pháp thoại để cho quý thiện nam tín nữ hiểu rõ hơn về nghi thức sám hối.
Hình ảnh ghi nhận:
Tin: Nhuận Bình; Hình ảnh: Trương Ngọc Bảo
Các Tin Khác