GIỚI PHÁP PHẬT GIÁO TRONG GIÁO DỤC CON NGƯỜI VỀ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
Ngày đăng: 09:51:30 23-11-2021 . Xem: 258
Thế giới mỗi ngày không ngừng ‘khai phá và phát triển,’ để thỏa mãn nhu cầu vật chất trong đời sống công nghệ khoa học. Tuy nhiên, sự bùng nổ dân số, kinh tế biến động và công nghiệp hóa cũng theo đó gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường thiên nhiên. Hiện nay, những cấp báo về ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên, mất cân bằng sinh thái, … đặc biệt, ảnh hưởng dịch bịnh hiện nay tạo nên những làn sóng đe dọa đời sống con người. Để khắc phục được phần nào hậu quả trên, hệ thống giáo dục toàn cầu đang nỗ lực thiết lập ý thức hệ về đường lối phát triển bền vững bảo vệ thiên nhiên. Giáo dục Phật giáo trên nền tảng đạo đức ‘giới Pháp’ theo nguyên lý nhân quả là con đường tu tập giảm bớt tham sân si, kiến tạo môi trường an lành - hạnh phúc.
- Khái niệm về giới pháp Phật giáo
Nói chung, toàn bộ hệ thống giáo pháp Đức Phật luôn nhấn mạnh việc tuân thủ hành trì giới luật như là quy tắc đạo đức căn bản để phát triển và tiến hóa nội tâm giải thoát. Trong Kinh Trường Bộ, Kinh Đại Bát Niết Bàn, Đức Phật dạy: “Này Ananda, Pháp và Luật, Ta đã giảng dạy và trình bày, sau khi Ta diệt độ, chính Pháp và Luật ấy sẽ là Đạo Sư của các Ngươi” [2]. Và một lần nữa, lời dặn dò của đức Phật cho các đệ tử trong Kinh Di Giáo cũng đề cập đến giới luật: “Này các Tỳ kheo, sau khi ta diệt độ, các thầy phải trân trọng tôn kính tịnh giới, như người mù mà được mắt sáng, nghèo mà được ngọc quý. Phải biết tịnh giới là đức thầy cao cả của các thầy. Nếu ta ở đời thì cũng không khác gì tịnh giới ấy”[3] Như vậy, giới luật giữ vai trò chính trong việc duy trì mạng mạch, sự trường tồn, hưng thịnh của Phật pháp. Vì thế, ngày nay truyền thống chư Tăng Phật giáo phải luôn cùng nhau hội họp mỗi tháng 2 kỳ để bố tát, trì tụng giới luật.
< >Giới pháp theo quy luật nhân quả[4], Đức Phật giảng dạy về Tứ Chánh Cần: “Đối với các ác, bất thiện pháp chưa sanh, quyết tâm không cho sanh khởi; đối với các ác, bất thiện pháp đã sanh, quyết tâm đoạn tận; đối với các thiện pháp chưa sanh, quyết tâm làm cho sanh khởi; đối với các thiện pháp đã sanh, quyết tâm làm cho tăng trưởng, quảng đại và viên mãn.” Tuỳ theo trình độ tu học cao thấp của mỗi người, Đức Phật chế định các học giới tuỳ thuận, nhằm đem lại lợi ích cho nhiều người hướng đến đời sống an lành, hạnh phúc và giải thoát khổ đau.
Trên phương diện nhân quả, giới pháp là những qui luật tự nhiên của vũ trụ vạn hữu, bao gồm con người và vạn vật chúng sanh hữu tình hay vô tình. Sự thật nhân quả trong pháp giới tồn tại một cách thiên nhiên cho dù con người có hiểu biết về chúng hay không. Sau khi chứng ngộ đạo quả, Đức Phật với trí tuệ nhìn thấu suốt bản chất thật của toàn thể hệ thống vũ trụ tồn tại theo chuỗi liên hệ tác động qua lại lẫn nhau, giữa những đối tượng tồn tại trong hệ thống với toàn thể hệ thống, v.v… Đó là khái niệm sự thật về duyên khởi, nguyên lý tương sanh nhân quả mà Ngài đã khai sáng trong nền tảng triết học Phật giáo.
Trên nguyên lý duyên sinh, con người sẽ nhận thức và hiểu biết đề sống đúng theo guồng máy vận hành của thiên nhiên, được gọi là giới pháp hay quy luật tự nhiên. Một sự sống tương thích theo nhân duyên hài hoà giữa vũ trụ và vạn vật, chắc chắn sẽ kiến tạo nguồn năng lượng an lành, tốt đẹp trên mọi phương diện. Nhà đại thi hào Ấn Độ nổi tiếng Rabindranath Tagore (đoạt giải Nobel văn chương năm 1913) đã từng khẳng định trong lần gặp gỡ với Albert Einstein “Khi vũ trụ hài hòa với Con người, cái vĩnh hằng, chúng ta nhận ra đó là Chân lý. Chúng ta cảm nhận đó là vẻ đẹp”[5].
Mặc dù giới luật và giới pháp hình thành chung trên nền tảng đạo đức nhân quả, nhưng giới pháp mang ý nghĩa về quy luật nhân quả tự nhiên bao trùm cả vạn vật vũ trụ và giới luật được chế định, tuân thủ theo sự vận hành đạo đức của quy luật vũ trụ (giới pháp). Như vậy, giới luật được chế định dựa theo hệ thống nhân quả trong pháp giới, cấu thành giới pháp và mang đặc tính của giới Pháp tự nhiên. Tất cả sự vận hành của vũ trụ, con người và vạn vật đều có thể lý giải theo những quy luật thiên nhiên này. Sự sinh ra, tồn tại và mất đi của vạn pháp đều bắt nguồn gốc từ sự hợp thành và tan rã nơi các điều kiện tương ứng (yếu tố các duyên). Khi một hạt mầm được gieo xuống, chồi non sẽ phát triển thành cây, nhiều cây sẽ tạo nên một khu vườn, rừng xanh mát. Tương tự, gieo điều thiện sẽ gặp quả lành, gieo lòng từ bi sẽ được thương mến, gieo tinh tấn trong học tập, làm việc sẽ thành công. Ngược lại, khi gieo trồng những hạt giống bất thiện thì quả xấu sẽ tương ứng. Các yếu tố nhân duyên hay nhân quả tùy thuộc thời gian sẽ tự nhiên vận hành theo bản chất của chính nó.
< >Quan điểm Phật giáo về môi trường sinh tháiVũ trụ quan Phật giáo[6], Đức Phật dạy:
“Do cái này có mặt nên cái kia có mặt
Do cái này không có mặt nên cái kia không có mặt
Do cái này sanh nên cái kia sanh
Do cái này diệt nên cái kia diệt”.
Như vậy, sự hình thành, tồn tại của vũ trụ vạn vật là do các duyên và quan hệ nhân quả tạo thành, không có yếu tố chủ quan của cái ta. Nếu không hiểu được chân lý này của vũ trụ thì con người sẽ vướng mắc, sai lầm trong nhận thức dẫn đến hệ lụy đau khổ: “Này Ananda, đừng nói thế, đừng nói thế! Giáo lý Duyên khởi này là sâu xa, và có vẻ sâu xa. Chính vì không hiểu rõ, không thâm nhập giáo lý này mà nhân loại trở nên như một cuộn chỉ rối rắm, như một ổ kén, rối như cỏ babaja, không thể thoát ly khỏi khổ xứ, ác thú, địa ngục và sinh tử" [7].
Trong quyển Dẫn nhập Triết học Phật giáo, Stephen J. Laumakis[8] khẳng định Phật giáo quan niệm vũ trụ có ba đặc tính quan trọng nhất là vô thường, khổ và vô ngã. Đây là chân lý và quy luật tự nhiên mà vũ trụ được hình thành và vận hành cho dù đức Phật và con người có khám phá sự thật này hay không. Đức Phật là bậc giác ngộ hoàn toàn với trí tuệ siêu việt chứng nghiệm thấu suốt tâm pháp ấn này và giảng dạy lại cho người hữu duyên cùng thấy biết (Ehi passiko).
Kinh Tương Ưng Bộ minh chứng như sau: “Sắc, này các Tỷ-kheo, là vô thường. Cái gì vô thường là khổ. Cái gì khổ là vô ngã. Cái gì vô ngã, cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là: “Cái này không phải của tôi; cái này không phải là tôi; cái này không phải tự ngã của tôi”. Do như thật quán với chánh trí tuệ như vậy, tâm ly tham, được giải thoát, không có chấp thủ các lậu hoặc” [9].
< >Nhân sinh quan Phật giáo[10].
Nhân sinh quan Phật giáo khẳng định sự tồn tại và tính bình đẳng của bản chất thiện lành, trong sáng (Phật tánh) trong mỗi con người. Kinh Hoa nghiêm, Đức Phật có dạy: “Tâm, Phật và chúng sanh, ba thứ không sai biệt”[11]. Điều này có nghĩa bản chất tự nhiên của con người vốn có tự tánh hướng thiện một cách vô điều kiện để phấn đấu, vươn lên. Đây là tính nhân văn cao cả, thái độ hết sức tích cực, niềm tin mạnh mẽ, sự từ bi và lòng trân trọng đối với con người và những yếu tố, phẩm chất tốt đẹp nơi chính họ. Điều quan trọng là con người cần phát huy sự nỗ lực, cố gắng của tự thân để hướng về lối đi thiện lành, cao thượng. Trong Kinh Tương Ưng Bộ V, Đức Phật với lòng bi mẫn chi dạy Ngài Anan: “Hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình y tựa chính mình, chớ y tựa một cái gì khác. Dùng chánh pháp làm ngọn đèn, dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một cái gì khác”[12].
Không chỉ đặt niềm tin vào bản chất tốt đẹp, thanh tịnh của con người, nhân sinh quan Phật giáo nhấn mạnh về niềm Chánh kiến tự tâm, khai mở cơ hội một cách bình đẳng cho tất cả cùng hướng đến hạnh phúc dù họ là ai. Trong thời đại của Đức Phật và bối cảnh xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ, sự phân biệt giai cấp và tầng lớp xã hội vô cùng hà khắc, bất công. Vì thế, quan điểm bình đẳng giai cấp, đề cao giá trị năng lực, đạo đức, tinh thần con người hơn ý nghĩa vật chất, đẳng cấp, sắc tộc, giới tính của Phật giáo thực sự mang tính cách mạng. Những tư tưởng này đã thay đổi, nâng tầm nhận thức con người lên các tầng bậc cao hơn. Trong hàng đệ tử của Phật có đầy đủ đại diện mọi tầng lớp, giai cấp, từ bần cùng, khốn khổ dưới đáy xã hội đến bậc vương giả trên đỉnh cao quyền lực: Ni đề là người gánh phân thuê, Ưu Ba Ly là thợ cạo cùng thuộc giai cấp Thủ Đà La, Anguilimala là tướng cướp, Liên Hoa Sắc là kỹ nữ, Ma Đăng Già thuộc đẳng cấp thấp, cho đến thái tử Nan Đà, A Nan Đà, vua Tịnh Phạn, di mẫu Mahapajjapati thuộc dòng hoàng tộc v.v…
Với bất kỳ ai, Đức Phật cũng dùng lòng từ bao la để đối xử yêu thương, bình đẳng, tận tâm chỉ dạy và giúp có cơ hội tu học để phát triển như nhau. Chính những tư tưởng thanh cao, thánh thiện này đã khơi dậy lòng tin, niềm hy vọng thay đổi, sự khát khao vươn lên và hướng thiện để chiến thắng bản thân, để tốt hơn của mỗi cá nhân. Kinh Hiền Ngu, phẩm Ni-đề độ duyên, Đức Phật có dạy: “Pháp của ta cũng vậy, rộng lớn vô biên, dù là người giàu hay nghèo, sang hay hèn, nam hay nữ, nếu ai có khả năng tu tập thì đều dứt sạch hết các ham muốn”[13].
< >Mối tương quan giữa con người và môi trường sinh thái[14]
“Thành phố 10 mùa hoa, cây mười mùa thay lá. Hoa 10 mùa đậu quả, ngọt ngào tiếng chim ca. Thành phố 10, mùa hoa én mười mùa chao liệng. Cánh mai vàng xao xuyến, trong bình minh tiếng ca” (Phạm Tuyên)[15]
Không chỉ gắn bó về tinh thần, con người và môi trường sinh thái có sự liên hệ nhau trên hầu hết các mặt của cuộc sống. Theo Lapka, M., Vávra, J, Sokolíčková, Z (2012), sự liên hệ mật thiết này khiến con người và môi trường sinh thái có mối tương quan bình đẳng hai chiều, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau một cách sâu sắc[16]. Con người sống và được bảo bọc trong môi trường sinh thái. Môi trường sinh thái quyết định trực tiếp chất lượng sống con người qua việc cung cấp đất đai, nguồn nước, không khí, thức ăn, năng lượng, sự cân bằng giữa các loài động, thực vật v.v…Ngược lại, bất kỳ suy nghĩ và hành động của con người trong lĩnh vực nào dù là xã hội hay kinh tế đều tác động, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Giáo sư Samuel Mann, phụ trách môn Lãnh đạo thay đổi, Viện Bách Khoa Otago, New Zealand, đã sưu tập và trình bày nhiều mô hình rất lý thú về mối tương quan giữa con người và môi trường sinh thái[17].
Mô hình trong Hình 1 được xem là mô hình rất phổ biến và ít gây thiệt hại cho môi trường. Theo mô hình này, các thành phần kinh tế, xã hội và môi trường có những điểm chung. Tuy nhiên, ưu tiên hàng đầu vẫn là phát triển sức mạnh kinh tế. Các nhà kinh tế học xem đây là mô hình ít gây thiệt hại đến môi trường sinh thái. Tuy nhiên, nhược điểm của mô hình này là chưa thấy được sự ảnh hưởng của môi trường sinh thái đến con người (Trích lời Ủy viên Quốc hội về Môi trường New Zealand)[18].
Theo Hình 2, mô hình bên trái có tên gọi là Mô hình Mắt bò và bên phải là Mô hình Chuột Mickey, đã cho thấy cách phát triển bền vững thay đổi quan niệm của chúng ta về mối tương tác giữa môi trường, xã hội và kinh tế. Mô hình chuột Mickey theo kiểu cũ thể hiện kinh tế là thành phần quan trọng nhất, xã hội và môi trường chỉ là những vấn đề nhỏ, phụ, riêng biệt. Tuy nhiên mô hình mắt bò bên trái là mô hình mới, giúp chúng ta hiểu được xã hội của chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào môi trường và kinh tế thì hoàn toàn phụ thuộc xã hội. Không thể hy sinh môi trường để phát triển kinh tế; bởi vì khi chúng ta phá hủy môi trường là chúng ta đã hủy hoại cả xã hội và nền kinh tế. Trong tiếng Hy Lạp, cả hai từ kinh tế (economy) và môi trường sinh thái (ecology) đều có gốc từ “–oikos”, nghĩa là “nhà” (Theo OzPolitic)[19].
Mô hình của Hình 3 (Gerber, J. M. 2005)[20] nhấn mạnh con người cần hợp tác, liên kết chặt chẽ với nhau để xây dựng nền kinh tế vững mạnh, sử dụng môi trường sinh thái một cách hợp lý và đảm bảo sự công bằng xã hội. Dựa trên những mối tương quan cụ thể này mà con người nâng cao tầm nhìn và hành động của mình một cách phù hợp để đảm bảo chất lượng các mặt của cuộc sống được tiến bộ hơn.
Mô hình của Hình 4 (Halton Hills)[21] nhấn mạnh con người cần phải có cái nhìn kết hợp và toàn diện, thông qua nhiều lăng kính nếu muốn có sự phát triển bền vững. Ngoài sự khác biệt, các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường đều giao thoa, có những điểm chung, tác động, ảnh hưởng nhau để cùng hợp tác thực hiện. Trong lĩnh vực môi trường đặc biệt chú trọng kiến tạo mảng thực vật xanh là mục tiêu, ưu tiên hàng đầu. Đây cũng là tâm điểm chung mà các lăng kính khác cùng nhau hướng đến.
Và một hiện tại thực tế minh chứng cho cả thế giới thấy rõ sự tương quan giữa môi trường với con người và tác động vào kinh đế, đó chính là những thay đổi rõ rệt của thiên nhiên trong thời điểm đại dịch Covid-19 hoành hành. Khi các nước trên thế giới đối diện với những làn sóng đại dịch, các biện pháp giãn cách được thực hiện nghiêm ngặt, con người phải hạn chế lưu thông, sản xuất, thậm chí là ngừng một số hoạt động; thì thiên nhiên âm thầm phục hồi. Một vài hình ảnh cụ thể như kênh đào Venice ở Trung Quốc trở nên trong hơn một cách tự nhiên. Nước biển ở một số nơi trên thế giới trở nên xanh hơn; trong đó có cả Việt Nam, theo báo Pháp Luật và Bạn Đọc đưa tin mới nhất vào ngày 23/8 cho thấy một hình ảnh biển Vũng Tàu trong vắt tại thời điểm giãn cách, không tiếp du khách hơn 4 tháng. Cùng thời gian này, biển Hải Phòng cũng bất ngờ có sự xuất hiện của cá heo hồng; mà theo ông Tiến sĩ Võ Văn Quang - Trưởng phòng Động vật có xương sống biển, Viện Hải dương học Nha Trang cho rằng: "Bên cạnh đó còn là do các hoạt động đánh bắt ven bờ, các tàu bè ít hoạt động, yên tĩnh nên cá heo mới xuất hiện, nhào lộn như thế. Đây có thể cho rằng, môi trường sống ở khu vực biển đó đã được cải thiện". Các ước tính mới của NASA cho thấy mức độ ô nhiễm tầng ozone trong tháng 5 và 6 năm 2020 giảm 2%, phần lớn do giảm khí thải tại khu vực Châu Á và Mỹ. Con số này nghe có vẻ không nhiều, nhưng các chuyên gia cho biết mức độ giảm thiểu này tương đương ít nhất 15 năm áp dụng các chính sách giảm thải tốt nhất được đưa ra bởi Ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu.
Theo bà Jacqueline Klopp đồng giám đốc Trung tâm Phát triển đô thị bền vững tại Đại học Columbia, thành phố New York, Mỹ: “đại dịch có thể khiến các công ty và chính phủ nhận ra rằng: Khi chúng ta chuyển sang khởi động lại các nền kinh tế này sau đại dịch, chúng ta cần sử dụng thời điểm này để suy nghĩ về những gì chúng ta cần coi trọng", bà nói. "Chúng ta muốn quay trở lại hiện trạng ô nhiễm, hay muốn giải quyết những vấn đề lớn này và tái cấu trúc nền kinh tế của chúng ta theo hướng giảm khí thải và ô nhiễm?”
< >Giáo dục Phật giáo đóng góp bảo vệ môi trường sinh thái hiện nayGiáo dục PG với hệ thống tu tập giới phápDạy con người sống chung, yêu thương, chan hòa, bình đẳng với tất cả mọi loài, tôn trọng vạn vật, không vì mình mà gây tổn hại cho người và vật (từ bi, không giết hại, làm điều lành thiện).Sống với tinh thần giản dị, khiêm hạ, vô ngã, không ganh đua, cạnh tranh hơn thua vật chất, danh lợi, thiểu dục tri túc, không tham lam, vơ vét, hoang phí (ba y, một bát, hạnh khất thực).Rèn luyện trau dồi bản thân một cách toàn diện qua việc chánh niệm về thân, khẩu, ý để luôn quay về bên trong nội tâm của mình mà suy xét sự việc chứ không nhìn vào những yếu tố bên ngoài. Tư duy một cách có trí tuệ trên nền tảng thấu hiểu giới pháp và quy luật tự nhiên, bản chất thật của vạn vật để hành động không dẫn đến mê lầm, khổ đau; đạt được tự tại, an vui, hạnh phúc.Các hình thức giáo dục về môi trường sinh thái của GHPGVN hiện nay[22]. Lời dạy này càng tỏ rõ tính đúng đắn và giá trị to lớn nhất là trong thời hiện đại khi môi trưởng sinh thái bị tàn phá, đối diện với sự khủng hoảng nghiêm trọng. Ngày 22/02/2021, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã ban hành Công văn số 38/HĐTS-VP1, kêu gọi hưởng ứng thông điệp trồng 1 tỷ cây xanh vì một Việt Nam xanh của Thủ tướng Chính phủ (Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 31/12/2020). Trong công văn có đoạn: “Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam kêu gọi Tăng Ni các Ban, Viện Trung ương; Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố; các chùa, cơ sở tự viện; các cơ sở giáo dục Phật giáo tổ chức phong trào “Tết trồng cây”, bảo vệ và trồng cây gây rừng, trước tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, các hiện tượng thời tiết cực đoan gây hậu quả nặng nề đến tính mạng, tài sản của nhân dân, góp phần thiết thực vào công cuộc xây dựng, phát triển bền vững đất nước”. Tích cực hưởng ứng phong trào, ngày 31/03/2021, Học viện Phật giáo Việt Nam (HVPGVN) tại Hà Nội tổ chức Lễ Khánh Đản đức Quán Thế âm Bồ Tát, cầu nguyện quốc thái dân an và phát động Tết trồng cây. Nhiều cơ sở tự viện Phật giáo đã tích cực đóng góp công sức trồng rừng trong thời gian dài với diện tích lớn như Quan Âm Tu viện với 1000 hecta rừng phòng hộ và tự trồng tự hưởng, Tổ đình Linh Sơn (Bà Rịa – Vũng Tàu): 256 hecta, chùa Tân Lợi (huyện Hàm Thuận Nam – Bình Thuận): 261 hecta, Tịnh thất Công Đức Hoa (Lâm Đồng): 110 hecta, chùa Long Phước Thọ (Huyện Long Thành, Đồng Nai): 40 hecta, Bửu Hoa Ni viện (Long Thành, Đồng Nai): 40 hecta v.v…[23]
Gần đây nhất, trong Thông Điệp Đại Lễ Phật Đản (Phật lịch 2565 – Dương lịch 2021) của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Đại Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ có những lời kêu gọi hết sức tâm huyết: “Trong thế giới biến động ngày nay, chúng ta đang phải đối mặt với những khủng hoảng vô cùng nghiêm trọng về dịch bệnh, về môi trường, biến đổi khí hậu, và xung đột ở khắp nơi trên thế giới. Dựa trên học thuyết về nguyên lý duyên sinh giúp mọi người nhận ra rằng tất cả chúng ta phải chịu trách nhiệm về nguyên nhân của các khủng hoảng và tất cả chúng ta đều phụ thuộc vào nhau. Do đó, chúng ta phải chung tay làm việc cùng nhau trong việc giải quyết những thách thức khôn lường đang diễn ra hằng ngày”[24].
2. Giáo dục bằng sự tu tập:
Con người là thể sống không thể tách rời với cộng đồng xã hội, đồng thời luôn có sự tổ trong đời sống tập thể. Cao hơn nữa là có sự truyền thừa, tiếp nối giữa các thế hệ trong cùng một gia đình, dòng họ. Nếu đứa trẻ được dạy điều tốt, sẽ dễ trở nên thiện lành hơn là đứa trẻ không được gieo hạt giống đạo đức. Trong kinh Giáo Thọ Thi Ca La Việt (Trường Bộ kinh số 31), Đức Phật dạy 5 bổn phận của cha mẹ đối với con cái
< >Ngăn chặn con hành động bất thiện Khuyến khích con thực hành việc thiệnDạy con nghề nghiệpGiúp con cái chọn bạn đờiTrao của cải thừa tự cho con đúng thời điểm.[25]: “Ý dẫn đầu các pháp, Ý làm chủ, ý tạo”.
Một người dù có học Phật hay không, nếu thực tập chánh niệm chắc chắn đều có lợi ích như nhau. Vì khi ấy họ đã dần làm chủ được tâm thức của mình, sẽ dễ dàng ngăn ngừa và đoạn trừ các thiện pháp chưa sanh – đã sanh và phát sanh, phát triển các thiện pháp chưa sanh – đã sanh. Như lời Đức Phật đã dạy: “Chánh niệm, ta tuyên bố, lợi ích ở tất cả mọi nơi”[26].
Từ những ý nghĩa trên ta có thể khẳng định được tầm quan trọng của tu tập Chánh Niệm trong đời sống theo lời dạy của Đức Phật. Nếu mỗi cá nhân đều thực tập sự chánh niệm sẽ tạo nên tác động tích cực đến tất cả các mặt khác như xã hội, kinh tế, thiên nhiên…Vì khi ấy các yếu tố tham sân si trong mỗi người từ từ được chuyển hóa thành chia sẻ, yêu thương, chân thật; tự khắc các vấn nạn về xã hội, môi trường sẽ dần dần được khắc phục mà không cần một biện pháp cưỡng chế nào khác. Đó cũng chính là phương án bền vững nhất cho cả hiện tại và tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
< >Thích Minh Châu dịch, Kinh Trường Bộ III, VNCPHVN, 1992Thích Minh Châu dịch, Kinh Trường Bộ I, Kinh Đại Bát Niết Bàn, Tụng Phẩm VI, 1992 Đoàn Trung Còn - Nguyễn Minh Tiến dịch, Kinh Di giáo, 2010. Thích Minh Châu dịch, Kinh Pháp Cú, VNCPHVN, 1999.Thích Minh Châu dịch, Kinh Tương Ưng Bộ II, III, V, VNCPHVN, 1992Thích Minh Châu dịch, Kinh Tiểu Bộ, Kinh Phật Tự thuyết VNCPHVN, 1992. Thích Minh Châu dịch, Kinh Tăng Chi Bộ, VNCPHVN, 1993.Thích Trí Tịnh dịch, Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm, 2015Thích Trung Quán dịch, Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bản Duyên, Kinh số 202, Kinh Hiền Ngu, phẩm Ni-đề Độ Duyên.Thông Điệp Đại Lễ Phật Đản (Phật lịch 2565 – Dương lịch 2021) của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Đại Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ.Gosling, David (2007), Science and the Indian Tradition: When Einstein Met Tagore, Routledge.Laumakis, Stephen J. (2008), An Introduction to Buddhist philosophy, Cambridge University Press, New York.Walpola Rahula (1959), What the Buddha taught, New York, Grove Press.Lapka, M., Vávra, J, Sokolíčková, Z (2012) ’Cultural ecology: Contemporary understanding of the relationship between humans and the environment’, Journal of Landscape Ecology, Volume 5 (Tháng 2), Trang 12–24.Mann, S. (2009, March). Visualising sustainability. Retrieved June 28, 2012 from
http://computingforsustainability.wordpress.com/2009/03/15/visualising-sustainability/http://www.futuresteps.co.nz/PhD_University_Leadership_for_Sustainability.pdfPRISM and Knight (2000) Sustainable Development in New Zealand: Here today, where tomorrow?, Discussion Paper by Pacific RIM Institute of Sustainable Management (PRISM) for Parliamentary Commissioner for the Environment, Wellington.https://www.ozpolitic.com/articles/environment-society-economy.htmlhttp://www.umass.edu/umext/jgerber/bdicrecommends.htmhttps://www.haltonhills.ca/en/residents/sustainable-living.aspxhttps://nigioivietnam.vn/cau-chuyen-trong-rung/
[1] HT Thích Thiện Siêu, Cương Yếu Giới Luật, VNCPHVN, NXB TPHCM, 1996.
[2] Kinh Trường Bộ I, Kinh Đại Bát Niết Bàn, Tụng Phẩm VI (Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch Việt và chú giải - Năm 1992)
[3] Kinh Di giáo (Đoàn Trung Còn - Nguyễn Minh Tiến dịch Việt và chú giải – Năm 2010)
[4] Kinh Tương Ưng Bộ, Tập V – Thiên Đại Phẩm, Chương V – Tương Ưng Chánh Cần, I. Phẩm Sông Hằng Rộng Thuyết, (Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch Việt và chú giải - Năm 1992)
[5] Sách “Khoa học và Truyền thống Ấn Độ: Khi Einstein gặp Tagore”, tác giả David L. Gosling, xuất bản năm 2007, nhà xuất bản Routledge.
[6] Tiểu Bộ Kinh, Kinh Phật Tự thuyết, Phẩm Bồ Đề (Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch Việt và chú giải – Năm 1992)
[7] Kinh Trường Bộ, Số 15. Kinh Đại Duyên (Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch Việt và chú giải – Năm 1992).
[8] Sách “Dẫn nhập triết học Phật giáo?”, tác giả Stephen J. Laumakis, xuất bản năm 2008, nhà xuất bản Đại học Cambridge, New York.
[9] Kinh Tương Ưng Bộ, Tập IV, Thiên Sáu Xứ, Tương Ưng Sáu Xứ, Phẩm Vô Thường (Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch Việt và chú giải - Năm 1992)
[10] Sách “Đức Phật đã dạy những gì?”, tác giả Walpola Rahula, xuất bản năm 1959, nhà xuất bản Grove Press, New York.
[11] Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm, Tập 2, Phẩm 20 – Dạ ma cung kệ tán (Hòa Thượng Thích Trí Tịnh dịch Việt và chú giải – Năm 2015)
[12] Kinh Tương Ưng Bộ, Tập V – Thiên Đại Phẩm, Chương III – Tương Ưng Niệm Xứ - Phẩm Ambapali – Số 9 – Bệnh (Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch Việt và chú giải – Năm 1992)
[13] Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bản Duyên, Kinh số 202, Kinh Hiền Ngu, phẩm Ni-đề Độ Duyên – Hòa Thượng Thích Trung Quán dịch Việt và chú giải.
[14] Bài hát “Góc phố dịu dàng” của nhạc sĩ Trần Minh Phi.
[15] Bài hát “Thành phố Mười mùa hoa” của nhạc sĩ Phạm Tuyên.
[16] Lapka, M., Vávra, J, Sokolíčková, Z (2012) ’Môi trường sinh thái văn hóa: Hiểu biết đương đại về mối liên hệ giữa con người và môi trường’, Tạp chí môi trường sinh thái cảnh quan, Quyển 5 (Phần 2), Trang 12–24.
[17] Mann, S. (tháng 3, 2009). Mô hình hóa sự Phát triển bền vững. Dữ liệu thu thập ngày 28/06/2012 từ
http://computingforsustainability.wordpress.com/2009/03/15/visualising-sustainability/
http://computingforsustainability.wordpress.com/2009/03/15/visualising-sustainability/
[20] Gerber, J. M. (2005) Nghiên cứu phát triển bền vững. Dữ liệu thu thập vào ngày 30/11/10, từ trang http://www.umass.edu/umext/jgerber/bdicrecommends.htm
[22] Kinh Tăng Chi Bộ (Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch Việt và chú giải – Năm 1996)
[24] Thông Điệp Đại Lễ Phật Đản (Phật lịch 2565 – Dương lịch 2021) của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Đại Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ.
[25] https://loiphatday.org/kinh-phap-cu-01-pham-song-yeu/
[26] (SN 46:59)
NS Hằng Liên, Gv HVPGVN – Tp. HCM
Các Tin Khác