Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Tăng sự toàn quốc năm 2020
Hôm nay, trong bầu không khí trang nghiêm và đầy niềm hoan hỷ của ngày Hội nghị Tăng sự toàn quốc năm 2020 với chủ đề “nâng cao hiệu qua công tác quản lý Tăng sự” của các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam do Ban Tăng sự TƯ tổ chức tại Trung tâm văn hóa Phật giáo Chùa Tam Chúc, huyện Kim Bảng, tỉnh HÀ Nam. Thay mặt Ban Thường trực Hội đồng Trị sự xin chân thành gửi đến chư Tôn đức Giáo phẩm Hội đồng chứng minh, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, chư Tôn đức Ban Tăng sự trung ương, Ban Tăng sự các tỉnh thành, cùng toàn thể quý vị đại biểu lời chào mừng trân trọng nhất, kính chúc Chư Tôn Giáo phẩm lãnh đạo các cấp Giáo hội và Quý đại biểu thân tâm thường an lạc, vạn sự cát tường như ý, kính chúc Hội nghị thành công tốt đẹp.
HT. Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, phát biểu chỉ đạo Hội nghị
Kính thưa Hội nghị.
Có thể nói rằng, cứ mỗi lần các Ban, Viện trực thuộc GHPGVN tổ chức Hội nghị, chúng ta lại có thêm những định hướng và giải pháp nhằm đáp ứng tình hình thực tiễn của Giáo hội, từ cơ sở này chất lượng phụng sự đạo pháp và dân tộc của Giáo Hội sẽ ngày càng được nâng cao, hiệu quả.
Thực hiện nghị quyết hội nghị HĐTS kỳ V khóa VIII, ngày 31/12/2019 và chương trình hoạt động Phật sự năm 2020. Hội nghị chuyên đề “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý Tăng sự của các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam” của Ban Tăng Sự TW GHPGVN được tổ chức trọng thể trong vị thế ngôi nhà GHPGVN ngày càng được nâng cao với những thành tựu vượt bật trên nhiều lĩnh vực hoạt động Phật sự sau gần 40 năm xây dựng và phát triển, điều này thể hiện sự xương minh của Phật giáo giữa lòng dân tộc, sự đồng tâm hiệp lực, đoàn kết hòa hợp của chư Tôn đức, toàn thể Tăng Ni Phật tử, nhất là trong quá trình đồng hành cùng dân tộc đã tạo được sự tin tưởng và hỗ trợ của Nhà nước, Ban Tôn giáo, MTTQVN và các ngành chức năng từ Trung ương đến địa phương điều này tạo nên những thuận lợi nhất định để Phật giáo đóng góp hiệu quả vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước. Tất cả những thuận lợi to lớn này chính là nội lực, là nền tảng và cũng là động lực để Ban Tăng Sự TW GHPGVN hướng đến những mục tiêu cao cả và trách nhiệm của ngành Tăng sự. Hội nghị lần này để Ban Tăng sự trung ương có định hướng về việc quản lý, điều hành và đặc biệt là nhận rõ được thực trạng để tìm giải pháp thiết thực trong việc quản lý tăng ni tự viện trong thời đại mới.
Toàn cảnh Hội nghịKính thưa quý đại biểu!
Theo Điều 5, Nội quy của Ban Tăng Sự TW GHPGVN thì Ban Tăng Sự TW hoạt động nhằm hai mục đích: Thống nhất lãnh đạo, quản lý Tăng, Ni và các cơ sở Tự Viện trong cả nước theo quy định của Hiến chương GHPGVN và phối hợp với các Ban, Viện TW thực hiện chức năng nhiệm vụ được Giáo hội giao phó… đáng chú ý, lồng trong hai mục đích này thì hoạt động của Ban Tăng sự cũng nhằm chấn chỉnh việc sinh hoạt và hành đạo của Tăng, Ni, Tự viện theo đúng Hiến chương GHPGVN và pháp luật Nhà nước.
Như chúng ta đã biết, Tăng Sự là một Ban có tầm quan trọng trong các Ban, viện thuộc Hội đồng Trị sự, quản lý trên 53 ngàn Tăng ni và hơn 18 ngàn tự viện. Có thể nói, Ban Tăng sự trung ương đã hình thành nội quy của Ban ngay từ nhiệm kỳ đầu của Giáo hội, trải qua 8 nhiệm kỳ Ban Tăng sự đã từng bước kiện toàn, điều chỉnh, bổ sung một cách khá chi tiết đầy đủ qua các thông tư và nội quy qua các nhiệm kỳ, đặc biệt là Nk VIII 2017-2022, Ban Thường trực HĐTS đã ký ban hành nội quy Ban Tăng sự gồm 15 chương 85 điều. Đây là một nội quy khá đầy đủ và cơ bản đáp ứng được nhu cầu điều hành, quản lí Tăng, ni trong cả nước.
Hoạt động hằng năm của Ban Tăng Sự chủ yếu tập trung vào các công tác quản lý hành chánh, thống kê số lượng Tăng ni, Tự viện bổ sung vào danh bộ của Giáo hội; cấp Giấy chứng điệp thọ giới, tổ chức an cư kiết hạ, tổ chức các giới đàn; bổ nhiệm trụ trì tại các cơ sở thờ tự của Giáo hội; lập danh sách Tăng, Ni tấn phong giáo phẩm và tuyên dương công đức trình lên Hội đồng Trị sự … như vậy, Ban Tăng Sự là Ban vừa quản lý Tăng Ni, vừa có nhiệm vụ chấn chỉnh việc sinh hoạt và hành đạo của Tăng, Ni. Tuy nhiên, khách quan nhìn nhận bên cạnh những thành tựu mà ngành Tăng Sự đã đạt được, thì vẫn còn đó không ít mặt hạn chế còn tồn tại. Thật ra, đó cũng là điều tất yếu, bởi cuộc sống vốn là dòng chảy không ngừng và luôn luôn phát sinh những yêu cầu mới, do đó mỗi cá nhân hay bất cứ tổ chức nào trong đời sống cũng đều phải tự điều chỉnh để hoàn thiện, tồn tại và phát triển trong từng hoàn cảnh lịch sử và ngành Tăng sự cũng không ra ngoài quy luật đó. Trên cơ sở này, để đáp ứng nhu cầu quản lý Tăng, ni tự viện trong thời đại mới, thời kỳ hội nhập- phát triển và đặt biệt phù hợp với luật tín ngưỡng tôn giáo.
Đại diện chính quyền tham dựHôm nay, tại Hội nghị này Ban Thường trực HĐTS có vài gợi ý cùng Hội nghị:
1/ Ban Tăng sự trung ương nên ban hành thông tư hướng dẫn chi tiết, cụ thể một số điều, khoản trong nội quy tăng sự đồng thời có hình thức, biện pháp chế tài xử lí nghiêm đối với một số tăng, ni vi phạm giới luật, tự động xa rời Thầy Tổ, mua đất tự cất tự viện, am cốc, quy tụ tín đồ không đúng theo quy định của Giáo hội và pháp luật Nhà nước.
2/ Ban Tăng sự nên kết hợp với Ban Giáo dục để có một chương trình giảng dạy về nội quy Tăng sự tại các trường Phật học để giúp tăng, ni ý thức cơ bản về việc quản lí Tăng ni, tự viện của Giáo hội.
3/ Cần hướng dẫn chi tiết, cụ thể về tài sản của Tăng, ni có liên quan đến tự viện và bổ nhiệm trụ trì có liên quan đến sơn môn, hệ phái và những yếu tố khác.
4/ Việc thuyên chuyển tăng, ni chuyển vùng sinh hoạt tôn giáo, phải có nhu cầu chánh đáng, có cam kết, bảo lãnh chịu trách nhiệm của vị trụ trì và các quy định khác của Ban Tăng sự để phù hợp điều kiện, hoàn cảnh thực tế của từng địa phương.
5/ Ban Tăng sự trung ương cần nghiên cứu, ban hành văn bản quy định trách nhiệm cụ thể đối với Ban Tăng sự các tỉnh thành và quận huyện về việc xử lí, quản lí tăng ni, tự viện tại địa phương.
6/ Ban Tăng sự trung ương cần có định hướng mang tính chiến lược cho việc thành lập Ban Trụ trì, Ban quản trị, Ban hộ tự và các Ban khác tại các tự viện để làm cơ sở cho Giáo hội sau này xem đó là tổ chức tôn giáo trực thuộc để phù hợp với luật tín ngưỡng, tôn giáo nhằm đáp ứng nhu cầu, ổn định cho sự phát triển của GHPGVN.
7/ Căn cứ các tham luận mang tính thực tiển của quý đại biểu và nghị quyết của hội nghị, xét thất nội quy Ban Tăng sự NK VIII 2017 – 2022 có những điều, những điểm cần bổ sung cho phù hợp với nhu cầu thực tế, thì Ban Tăng sự TƯ nên thực hiện như tại thông tư số 05/BTS-TƯ ngày 15/01/2016.
Với tinh thần trách nhiệm, trí tuệ tập thể và quyết tâm. Hội nghị này cần tập trung giải quyết những thực trạng hiện nay của tăng, ni và tự viện, từ đó cùng nhau tìm ra giải pháp thiết thực để từng bước tháo gỡ cho từng vấn đề cụ thể một cách hữu hiệu nhất.
Một lần nữa, Ban Thường trực HĐTS vô cùng hoan hỷ và tán thán công đức Ban Tăng sự TƯ đã tổ chức Hội nghị Tăng sự toàn quốc năm 2020 và hy vọng rằng hội nghị này sẽ đem lại nhiều thành quả tốt đẹp cho công tác điều hành, quản lí của Ban Tăng sự để góp phần cho sự phát triển và hội nhập của GHPGVN trong thời đại mới.
Kính chúc Hội nghị thành công tốt đẹp.
Hòa thượng Chủ tịch HĐTS GHPGVN tặng hoa chúc mừng đến Hội nghị Tăng sự Phật giáo toàn quốc năm 2020Chư Tôn đức chứng minh và chủ tọa Hội nghị Chư Tôn đức chủ tọa Hội nghị
Chư Tôn đức chủ tọa Hội nghị
Chư Tôn đức chủ tọa Hội nghị
Chư Tôn đức Ban Tăng sự Phật giáo 63 tỉnh, thành trong cả nước tham dự Hội nghị Toàn cảnh Hội nghị
TT. Thích Minh Quang – Ủy viên HĐTS, Phó Chánh Văn phòng 1 Trung ương Giáo hội, dẫn chương trình
Hòa thượng Thích Thanh Điện – Phó Tổng Thư ký, Chánh văn phòng 1 TƯ GHPGVN đã thông qua chương trình hội nghị
Hòa thượng Thích Thiện Pháp – Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS, Trưởng ban Ban Tăng sự TƯ GHPGVN, phát biểu khai mạc
Thượng tọa Thích Thiện Thống – Phó Chủ tịch HĐTS, Phó trưởng ban kiêm Chánh Thư ký Ban Tăng sự TƯ GHPGVN, phát biểu báo cáo
Bà Trần Thị Minh Nga – Phó trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ, phát biểu
HT. Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, phát biểu chỉ đạo Hội nghị
Nguồn: Phật sự Online