Làng Cổ Đông Hòa Hiệp: điểm đến chiêm ngưỡng di sản văn hóa và du lịch tâm linh
Ngày đăng: 16:06:05 04-12-2017 . Xem: 17630
SVO - Làng cổ Đông Hòa Hiệp cách Tp.HCM 100 km và gần cầu Mỹ Thuận khoảng 10 km thuộc xã Đông Hòa Hiệp (huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang). Nơi đây, có những ngôi nhà cổ đậm nét đấu ấn văn hóa cổ xưa nơi quy tụ nhiều vị quan sinh sống vào thế kỷ 18 và làng cổ còn đặc trưng với nhiều cây ăn trái và du lịch bằng thuyền trên miền sông nước. Gần như trung tâm Làng cổ là những ngôi chùa Phước Ân, chùa Thiên Hòa với kiến trúc vừa cổ và vừa mới, đầy nét uy nghi, trang nghiêm và chính giữa là gian thờ Phật, hậu tổ thờ các đời sư trụ trì.
“Như một duyên lành”:
Vào ngày diễn ra Lễ hội Văn hóa - du lịch Làng cổ Đông Hòa Hiệp lần thứ III năm 2017 và lễ đón nhận bằng di tích cấp Quốc gia, BBT đã có dịp đến thăm các nhà cổ được xây cất bằng nguyên liệu các loại gỗ quý hiếm, có mái lợp ngói cổ, gian nhà cao và rộng theo kiến truyền thống văn hóa Đông-Tây, có nơi thể hiện kiến trúc công trình kinh thành Huế thể hiện đậm nét văn hóa truyền thống.
Tại Chùa Phước Ân, BBT đã có dịp gặp gỡ lắng nghe những thông tin từ lãnh đạo các cấp và Thượng tọa Thích Thiện Lưu -Trưởng Ban TSGHPGVN huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Nhà cổ thể hiện nét đặc trưng kiến trúc văn hóa nghệ thuật của huyện Cái Bè nói riêng và tỉnh Tiền Giang nói chung. Với các gian nhà cổ kính ấy như là Ông Võ, Ông Kiệt, Ông Mười, Ông Liêm, Ông Tòng, Ông Ba Đức, Ông Xoát …là nơi thể hiện giá trị di sản văn hóa, qua lối kiến trúc, đồ vật dụng trong gia đình rất cổ xưa.
BBT còn cùng BTS tham quan gian hàng triển lãm các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc và nơi triển lãm thành tựu kinh tế-xã hội huyện Cái Bè tại trước cổng chùa. Đi vòng quanh con Rạch Bà Hợp (phía trước Chùa) là các ngôi nhà Cổ với sự tham gia cộng tác của người Nhật và các gia đình nghệ nhân Việt. Nhiều hội thi ẩm thực, mâm ngũ quả, trà đạo, cây xanh hoa kiểng, đua thiền, đờn ca tài tử….và các trò chơi dân gian được thể hiện. Lễ hội đã tạo nên một sức sống mới như mùa xuân đã đến nơi rồi.
Và ngay hôm đó, nhiều hoạt động tâm linh được diễn ra tại Chùa Phước Ân do Lễ hội trùng dịp Lễ Hạ Ngươn nên BBT đã cùng quý Thầy, quý du khách tham gia chương trình Lễ hội hoa đăng “ cầu nguyện cho quốc thái dân an” và thưởng thức món bún riêu do Chùa Phước Ân đãi từ thiện. Và nhiều chương trình khóa tu Một ngày an lạc, phát gạo người người chùa Thiên Hòa, khóa học Đạo Làm Con chùa Phước Thới.
“ Hứa hẹn một mùa xuân đến”:
Lễ hội diễn ra trong 3 ngày đầu tháng 12 năm 2017 đã có khoảng 70.000 du khách trong và ngoài nước tham dự. Chương trình khai mạc diễn ra tại Nhà Văn hóa xã Mỹ Đức Đông với sự tham gia của lãnh đạo Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và Tổng cục Văn hóa Nhật Bản, Trường Đại học Nữ Chiêu Hoàng Nhật Bản….và các cấp lãnh đạo, Ban TSGHPGVN huyện cái Bè…và hàng ngàn quý quan khách, du khách, người dân địa phương tham dự chương trình truyền hình trực tiếp trên các Đài truyền hình.
Đây là một dấu ấn quan trọng đánh dấu sự phát triển du lịch cộng đồng, giao lưu văn hóa nghệ thuật và văn hóa-tâm linh, bảo tồn phát triển di sản văn hóa phi vật thể. Làng Cổ Đông Hòa Hiệp đã vinh dự đón nhận bằng di tích cấp quốc gia và UBND tỉnh Tiền Giang đã trao tặng bằng khen cho các cá nhân xuất sắc trong phát triển và bảo tồn di sản văn hóa dân tộc.
Năm nay là năm du lịch Quốc gia ở Việt Nam, Làng Cổ Đông Hòa Hiệp được Trung tâm giao lưu văn hóa Nhật Bản, Trường Đại học Nữ Chiêu Hoàng Nhật Bản và ngành du lịch, chuyên gia bảo tồn văn hóa, kiến trúc cổ Nhật Bản….phối hợp tổ chức xuyên suốt trong lễ hội, sẽ giúp cho ngành du lịch, giao lưu văn hóa xã hội phát triển khơi dậy tiềm năng du lịch gắn liền di tích di sản kiến trúc và thế mạnh những sản phẩm đặc trưng sông nước Miền Tây.
Chốn quê bình yên, tỉnh lặng trong con đường khách bộ hành ven sông rợp bóng mát của hàng cây cao vút, những trái cây trĩu năng và chợ nổi với nhiều đặc sản Miền Tây….như hứa hẹn một nơi đến của một mùa xuân đang chờ và “ngôi nhà tâm linh” đang mở cửa. Hãy trải rộng những giây phút thanh thản của mình cùng làng cổ trong kiến trúc xưa của chùa, của nhà cổ như “tắm mình” trong suối nguồn tươi mát.
“Như một duyên lành”:
Vào ngày diễn ra Lễ hội Văn hóa - du lịch Làng cổ Đông Hòa Hiệp lần thứ III năm 2017 và lễ đón nhận bằng di tích cấp Quốc gia, BBT đã có dịp đến thăm các nhà cổ được xây cất bằng nguyên liệu các loại gỗ quý hiếm, có mái lợp ngói cổ, gian nhà cao và rộng theo kiến truyền thống văn hóa Đông-Tây, có nơi thể hiện kiến trúc công trình kinh thành Huế thể hiện đậm nét văn hóa truyền thống.
Tại Chùa Phước Ân, BBT đã có dịp gặp gỡ lắng nghe những thông tin từ lãnh đạo các cấp và Thượng tọa Thích Thiện Lưu -Trưởng Ban TSGHPGVN huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Nhà cổ thể hiện nét đặc trưng kiến trúc văn hóa nghệ thuật của huyện Cái Bè nói riêng và tỉnh Tiền Giang nói chung. Với các gian nhà cổ kính ấy như là Ông Võ, Ông Kiệt, Ông Mười, Ông Liêm, Ông Tòng, Ông Ba Đức, Ông Xoát …là nơi thể hiện giá trị di sản văn hóa, qua lối kiến trúc, đồ vật dụng trong gia đình rất cổ xưa.
BBT còn cùng BTS tham quan gian hàng triển lãm các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc và nơi triển lãm thành tựu kinh tế-xã hội huyện Cái Bè tại trước cổng chùa. Đi vòng quanh con Rạch Bà Hợp (phía trước Chùa) là các ngôi nhà Cổ với sự tham gia cộng tác của người Nhật và các gia đình nghệ nhân Việt. Nhiều hội thi ẩm thực, mâm ngũ quả, trà đạo, cây xanh hoa kiểng, đua thiền, đờn ca tài tử….và các trò chơi dân gian được thể hiện. Lễ hội đã tạo nên một sức sống mới như mùa xuân đã đến nơi rồi.
Và ngay hôm đó, nhiều hoạt động tâm linh được diễn ra tại Chùa Phước Ân do Lễ hội trùng dịp Lễ Hạ Ngươn nên BBT đã cùng quý Thầy, quý du khách tham gia chương trình Lễ hội hoa đăng “ cầu nguyện cho quốc thái dân an” và thưởng thức món bún riêu do Chùa Phước Ân đãi từ thiện. Và nhiều chương trình khóa tu Một ngày an lạc, phát gạo người người chùa Thiên Hòa, khóa học Đạo Làm Con chùa Phước Thới.
“ Hứa hẹn một mùa xuân đến”:
Lễ hội diễn ra trong 3 ngày đầu tháng 12 năm 2017 đã có khoảng 70.000 du khách trong và ngoài nước tham dự. Chương trình khai mạc diễn ra tại Nhà Văn hóa xã Mỹ Đức Đông với sự tham gia của lãnh đạo Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và Tổng cục Văn hóa Nhật Bản, Trường Đại học Nữ Chiêu Hoàng Nhật Bản….và các cấp lãnh đạo, Ban TSGHPGVN huyện cái Bè…và hàng ngàn quý quan khách, du khách, người dân địa phương tham dự chương trình truyền hình trực tiếp trên các Đài truyền hình.
Đây là một dấu ấn quan trọng đánh dấu sự phát triển du lịch cộng đồng, giao lưu văn hóa nghệ thuật và văn hóa-tâm linh, bảo tồn phát triển di sản văn hóa phi vật thể. Làng Cổ Đông Hòa Hiệp đã vinh dự đón nhận bằng di tích cấp quốc gia và UBND tỉnh Tiền Giang đã trao tặng bằng khen cho các cá nhân xuất sắc trong phát triển và bảo tồn di sản văn hóa dân tộc.
Năm nay là năm du lịch Quốc gia ở Việt Nam, Làng Cổ Đông Hòa Hiệp được Trung tâm giao lưu văn hóa Nhật Bản, Trường Đại học Nữ Chiêu Hoàng Nhật Bản và ngành du lịch, chuyên gia bảo tồn văn hóa, kiến trúc cổ Nhật Bản….phối hợp tổ chức xuyên suốt trong lễ hội, sẽ giúp cho ngành du lịch, giao lưu văn hóa xã hội phát triển khơi dậy tiềm năng du lịch gắn liền di tích di sản kiến trúc và thế mạnh những sản phẩm đặc trưng sông nước Miền Tây.
Chốn quê bình yên, tỉnh lặng trong con đường khách bộ hành ven sông rợp bóng mát của hàng cây cao vút, những trái cây trĩu năng và chợ nổi với nhiều đặc sản Miền Tây….như hứa hẹn một nơi đến của một mùa xuân đang chờ và “ngôi nhà tâm linh” đang mở cửa. Hãy trải rộng những giây phút thanh thản của mình cùng làng cổ trong kiến trúc xưa của chùa, của nhà cổ như “tắm mình” trong suối nguồn tươi mát.
Một số hình ảnh tại lễ hội:
Khu trưng bày trái cây miền sông nước Lễ hội hoa đăng “ cầu nguyện cho quốc thái dân an”
Các đại biểu tham quan gian hàng triển lãm
Thượng tọa Thích Thiện Lưu - Trưởng Ban TSGHPG VN huyện Cái Bè nhận bằng khen UBND tỉnh Tiền GiangKhu trưng bày trái cây miền sông nước Lễ hội hoa đăng “ cầu nguyện cho quốc thái dân an”
Liên Hiền
Các Tin Khác