Một trăm năm - Một đời người…!
Ngày đăng: 09:38:56 24-06-2019 . Xem: 969
Đêm sâu lắng, nơi thiền môn thanh tịnh này chỉ còn tôi ngồi bên gian chánh điện. Khi mọi người thức canh nơi linh cữu của bà cũng lần lượt đi ngả lưng, tôi nhìn lên di ảnh bà, trên có ghi dòng chữ phật tử: Võ Thị Thỉ , Pháp danh: Quảng Thọ, Sinh năm Giáp Tí – 1924, hưởng thượng thọ 96 tuổi.
Vậy là bà đã tại thế gần 100 năm rồi.
Tôi nhìn ngắm gương mặt của bà - môt cụ bà phúc hậu vui vẻ ... Phút chốc tôi muốn quay ngược thời gian trở về quá khứ...
Trong tưởng tượng của mình tôi thấy... Ở tại 1 vùng quê, ven biển, nơi có phá Tam Giang nổi tiếng trong thơ nhạc có 1 bé gái chào đời trong niềm vui hạnh phúc của ba mẹ. Rồi bé lớn dần lên theo tiếng sóng biển rì rào...
Đến năm 24 tuổi , cũng như bao thiếu nữ cùng thôn, 1 lần khép nép từ biệt mẹ cha để theo chồng về thôn khác... Ngày đó chắc là vui lắm. Mà 2 thôn gần nhau, có lẽ không rước dâu bằng xe mà đi bộ Bà nhỉ? Con tưởng tượng bà đội khánh, đeo kiềng vàng, mặc áo đôi bên ngoài khoác thêm chiếc áo ren viền vàng, chân đi hài, khép nép bên cạnh ông trong bộ áo thụng lam. Xinh quá!
Ngày vui qua mau, thân phận người con gái như hạt mưa sa, khi 3 đứa con thơ lần lượt chào đời thì nhân duyên gãy đổ. Bà cam phận ở vậy nuôi con không bước thêm bước nữa. Có lẽ nếp nghĩ thời phong kiến đã ăn sâu vào tâm khảm của người phụ nữ VN vốn thuỷ chung nhân hậu. Cũng có thể trong mắt Bà không ai hơn được người đàn ông đầu tiên trong cuộc đời mình, hoặc theo suy nghĩ của Bà, lúc nào cũng muốn con mình lớn lên sẽ tự hào về người mẹ của mình....
Thế rồi, cuộc đời bà cứ lam lũ hết nuôi con, rồi đến cháu. Trong đói nghèo bà nhường hết từ cái ăn đến cái mặc cho đàn cháu thơ dại được đủ đầy, không quản thân mình mà hy sinh tất cả - không một tiếng thở than. Con phải đi làm ở xa, cháu còn nhỏ dại. Những lúc tủi thân bà chỉ biết tâm sự cùng với hàng phi lao bên bờ biển, tay nhặt củi cành mà nước mắt ứa ra thương thân mình quá đỗi!
Thời gian trôi nhanh, các cháu lớn khôn thành đạt. Bắt đầu được hưởng phước từ hai người cháu xuất gia, làm lợi lạc cho chúng sinh khiến bà nở mày nở mặt với xóm giềng. Được gần Phật để ngày ngày tụng kinh niệm phật thì bà cũng đến tuổi già, con cháu lại luôn đi xa để bà thui thủi với nỗi nhớ thương hằng ngày.
Chỉ vui được khi cháu về nựng má, bóp tay hỏi chuyện. Những lúc đó, nét mặt của bà rạng rỡ hẳn lên, cái miệng móm mém luôn nở nụ cười.
Giờ thì bà đã nằm an giấc trong chiếc áo quan lạnh lẽo.
Xung quanh là rèm che, với muôn ngàn đoá hoa tươi thắm, giữa làn khói hương nghi ngút. Mọi người thắp nhang cầu nguyện cho Bà. Nhưng giờ phút này vẫn thấy Bà cô đơn như ngày nào! Một mình nuôi con! Một mình nuôi cháu! Một mình lượm củi trên bờ cát trắng mênh mông.
Ngày mai, Bà trở về quê hương rồi! Nơi có tiếng sóng biển ru bà từ tấm bé, đồi cát trắng, rặng phi lao quen thuộc và bao kỷ niệm buồn vui...
Lối lên lăng mộ của bà cũng là đồi cát trắng thân thương. Một trăm năm - Một đời người. Đến và đi đều có Biển Cát làm bầu bạn!
ĐĐ. Thích Thiện Mỹ
Vậy là bà đã tại thế gần 100 năm rồi.
Tôi nhìn ngắm gương mặt của bà - môt cụ bà phúc hậu vui vẻ ... Phút chốc tôi muốn quay ngược thời gian trở về quá khứ...
Trong tưởng tượng của mình tôi thấy... Ở tại 1 vùng quê, ven biển, nơi có phá Tam Giang nổi tiếng trong thơ nhạc có 1 bé gái chào đời trong niềm vui hạnh phúc của ba mẹ. Rồi bé lớn dần lên theo tiếng sóng biển rì rào...
Đến năm 24 tuổi , cũng như bao thiếu nữ cùng thôn, 1 lần khép nép từ biệt mẹ cha để theo chồng về thôn khác... Ngày đó chắc là vui lắm. Mà 2 thôn gần nhau, có lẽ không rước dâu bằng xe mà đi bộ Bà nhỉ? Con tưởng tượng bà đội khánh, đeo kiềng vàng, mặc áo đôi bên ngoài khoác thêm chiếc áo ren viền vàng, chân đi hài, khép nép bên cạnh ông trong bộ áo thụng lam. Xinh quá!
Ngày vui qua mau, thân phận người con gái như hạt mưa sa, khi 3 đứa con thơ lần lượt chào đời thì nhân duyên gãy đổ. Bà cam phận ở vậy nuôi con không bước thêm bước nữa. Có lẽ nếp nghĩ thời phong kiến đã ăn sâu vào tâm khảm của người phụ nữ VN vốn thuỷ chung nhân hậu. Cũng có thể trong mắt Bà không ai hơn được người đàn ông đầu tiên trong cuộc đời mình, hoặc theo suy nghĩ của Bà, lúc nào cũng muốn con mình lớn lên sẽ tự hào về người mẹ của mình....
Thế rồi, cuộc đời bà cứ lam lũ hết nuôi con, rồi đến cháu. Trong đói nghèo bà nhường hết từ cái ăn đến cái mặc cho đàn cháu thơ dại được đủ đầy, không quản thân mình mà hy sinh tất cả - không một tiếng thở than. Con phải đi làm ở xa, cháu còn nhỏ dại. Những lúc tủi thân bà chỉ biết tâm sự cùng với hàng phi lao bên bờ biển, tay nhặt củi cành mà nước mắt ứa ra thương thân mình quá đỗi!
Thời gian trôi nhanh, các cháu lớn khôn thành đạt. Bắt đầu được hưởng phước từ hai người cháu xuất gia, làm lợi lạc cho chúng sinh khiến bà nở mày nở mặt với xóm giềng. Được gần Phật để ngày ngày tụng kinh niệm phật thì bà cũng đến tuổi già, con cháu lại luôn đi xa để bà thui thủi với nỗi nhớ thương hằng ngày.
Chỉ vui được khi cháu về nựng má, bóp tay hỏi chuyện. Những lúc đó, nét mặt của bà rạng rỡ hẳn lên, cái miệng móm mém luôn nở nụ cười.
Giờ thì bà đã nằm an giấc trong chiếc áo quan lạnh lẽo.
Xung quanh là rèm che, với muôn ngàn đoá hoa tươi thắm, giữa làn khói hương nghi ngút. Mọi người thắp nhang cầu nguyện cho Bà. Nhưng giờ phút này vẫn thấy Bà cô đơn như ngày nào! Một mình nuôi con! Một mình nuôi cháu! Một mình lượm củi trên bờ cát trắng mênh mông.
Ngày mai, Bà trở về quê hương rồi! Nơi có tiếng sóng biển ru bà từ tấm bé, đồi cát trắng, rặng phi lao quen thuộc và bao kỷ niệm buồn vui...
Lối lên lăng mộ của bà cũng là đồi cát trắng thân thương. Một trăm năm - Một đời người. Đến và đi đều có Biển Cát làm bầu bạn!
ĐĐ. Thích Thiện Mỹ
Các Tin Khác