Sắc phục cư sĩ Phật giáo góp phần giữ gìn nét đẹp văn hoá Việt Nam
Để đi đến thống nhất mẫu sắc phục dành cho cư sĩ Phật giáo Việt Nam, Ban Văn hoá Trung ương GHPGVN đã tiếp tục tổ chức buổi toạ đàm lần thứ 3 thẩm định đề án “Sắc phục cư sĩ” vào chiều ngày 22/11 vừa qua, tại chùa Pháp Hoa, Quận 3, TP.HCM.
Buổi toạ đàm diễn ra tại chùa Pháp Hoa, Quận 3, TP.HCM
ĐĐ.Thích Minh Đăng – chánh thư ký BVH TƯ, dẫn chương trình buổi toạ đàm
Buổi toạ đàm có sự tham dự của chư Tôn đức Ban Thường trực HĐTS, Ban Văn hoá Trung ương, Ban hướng dẫn Phật tử Trung ương, cùng các chuyên gia trong lĩnh vực thời trang và dệt may.
TT.Thích Thọ Lạc phát biểu khai mạcPhát biểu khai mạc, TT.Thích Thọ Lạc – Uỷ viên Thư ký HĐTS, Trưởng Ban Văn hoá TƯ, cũng là người khởi xướng đề án, cho biết: Phật giáo khi du nhập vào Việt Nam đã tiếp thu văn hoá, tinh thần và đời sống bản địa, từ đó tạo nên “Phật giáo Việt Nam có lịch sử, văn hoá, ngôn ngữ, và sắc phục đặc trưng”. Vì thế, để giữ gìn truyền thống văn hoá Phật giáo Việt Nam, Trung ương GHPGVN đã giao cho Ban Văn hoá Trung ương triển khai dự án thống nhất mẫu pháp phục dành cho tu sĩ và sắc phục dành cho cư sĩ cả nước.
Thượng toạ cho biết thêm, vừa qua Ban Văn hoá Trung ương đã tổ chức 2 lần toạ đàm vào tháng 9 và tháng 10/2019. Tại đây, chư Tôn đức Tăng Ni và các chuyên gia đã thảo luận chi tiết về kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc và chất liệu để cho các cơ sở may mặc nghiên cứu, thiết kế ra những mẫu sắc phục dành cho cư sĩ phù hợp với văn hoá tính ngưỡng của người Việt Nam.
Các cơ sở may mặc trình diễn các mẫu sắc phục cư sĩ Nam và NữTại buổi toạ đàm lần thứ 3 này, cơ sở may mặc Nguyên Dung, An Nghiêm, Phương Đông, Liên Hoa và Trang Nhã đã lần lượt trình diễn các mẫu sắc phục dành cho Phật tử đi chùa, sinh hoạt, phụng sự, hành hương và lễ Phật. Theo đó, các mẫu sắc phục được trình diễn lần này đều mang thiết kế có sự dung hoà từ mẫu áo tràng Phật tử truyền thống kết hợp với mẫu áo dài Việt Nam.
Tuy kiểu dáng và mẫu mã có khác nhau để phù hợp thời đại, nhưng qua thiết kế có thể thấy các cơ sở may mặc muốn giữ gìn nét đẹp đặc trưng của lịch sử văn hoá Việt Nam thông qua sắc phục cư sĩ Phật giáo.
ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch hiệp hội may mặc Việt Nam, nêu 5 yếu tố khi muốn thống nhất 1 mẫu trang phụcTham dự buổi toạ đàm, ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch hiệp hội may mặc Việt Nam có góp ý. Để có sự thống nhất một mẫu sắc phục cư sĩ dành cho cả nước, các cơ sở may phải có sự thống nhất về mật độ vải dệt, số lượng kiểu mẫu, và thiết kế cần có điểm nhấn đặc trưng của Phật giáo Việt Nam. Với kinh nghiệm của mình, ông cho biết, sau khi thống nhất các mẫu mã thì cần có thời gian thử nghiệm nơi quần chúng Phật tử để có sự đánh giá khách quan, cuối cùng mới đưa ra một mẫu sắc phục phù hợp với đại đa số.
HT.Thích Thanh Hùng – Trưởng Ban hướng dẫn Phật tử TƯHT.Danh Lung – Uỷ viên Thư ký HĐTS, phó Ban Văn hoá TƯ
HT.Thích Bửu Chánh – Uỷ viên TT HĐTS, phó ban thường trực Ban Văn hoá TƯ
HT.Thích Hải Ấn – Uỷ viên TT HĐTS, phó ban thường trực Ban Văn hoá TƯ
Dịp này, HT.Thích Thanh Hùng với tư cách là người đứng đầu ngành hướng dẫn Phật tử cũng có những góp ý giá trị để giúp cho đề án “Sắc phục cư sĩ” được lan truyền rộng rãi trong cộng đồng Phật tử. Cùng đó, đại diện cho hệ phái Nam tông, HT.Thích Bửu Chánh và HT.Danh Lung cũng có ý kiến đóng góp cho mẫu sắc phục truyền thống dành riêng cho cư sĩ thuộc hệ phái Nam tông cần được đa dạng hơn.
bà Sao Kim – chuyên gia lĩnh vực thời trangTT.Thích Thọ Lạc đúc kết buổi toạ đàm
HT.Thích Giác Toàn nhận xét chung
Thay mặt cho Ban thường trực HĐTS, cơ quan cuối cùng thẩm định đề án, HT.Thích Giác Toàn – phó Chủ tịch HĐTS, Viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học VN, đồng tình với những góp ý của chư Tôn đức và các chuyên gia. Theo Hoà thượng, đây là sắc phục dành cho cư sĩ Phật tử, nên Ban Văn hoá Trung ương cần nhờ sự giúp đỡ của Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương để có những buổi thuyết trình về mẫu sắc phục cư sĩ tại các hội nghị, hội thảo có sự tham gia đông đảo của tín đồ Phật tử. Từ đó, đề án sẽ nhận được những góp ý thiết thực và hiệu quả nhất, “phù hợp xu hướng thời đại, nhưng vẫn giữ được giá trí cốt lõi của văn hoá Việt Nam”.
Chư Tôn đức Tăng Ni cùng tụng kinh “Chuyển Pháp Luân”Trước đó, chư Tôn đức Tăng Ni và khách mời đã cùng nhau tụng thời kinh “Chuyển Pháp Luân” để cầu nguyện cho đề án sớm ngày thành công. Được biết bài kinh “Chuyển Pháp Luân” cũng là một đề án thành công của Ban Văn hoá Trung ương thực hiện nhằm thống nhất một bài kinh Phật giáo dùng chung cho tất cả vùng miền và hệ phái Phật giáo Việt Nam, bài kinh cũng từng được trì tụng tại Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII và Đại lễ Vesak LHQ 2019 tại Hà Nam vừa qua.
Tâm Giao, ảnh: Đăng Huy
Nguồn: Phật Sự Online