Thầy giáo trẻ mang nghị lực trên đôi chân tròn
Ngày đăng: 13:56:22 09-04-2020 . Xem: 2282
rong căn nhà nhỏ ở Cần Đước, Long An, mỗi ngày, bằng chiếc xe lăn, thầy giáo trẻ Đặng Hoàng An vẫn di chuyển tất bật để làm nhiều công việc của mình. Ẩn đằng sau gương mặt rạng rỡ niềm vui và lạc quan của thầy giáo An là câu chuyện về nghịch cảnh và nghị lực sống phi thường.
Thầy Đặng Hoàng An
“Tôi không cho phép mình từ bỏ…”
Giữa năm 2016, khi đang là giảng viên khoa Tâm lý học thuộc Trường Đại học Sư phạm TP.HCM, trong một lần gặp tai nạn, Đặng Hoàng An bị chấn thương tủy dẫn đến bị liệt hoàn toàn đôi chân, mặc dù các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đã cố gắng hết khả năng để cứu chữa. Từ một người khỏe mạnh, chủ động về kinh tế, bỗng chốc phải phụ thuộc vào gia đình, có lúc An rơi vào trạng thái tuyệt vọng đến cùng cực. Nhất là khi anh phải chứng kiến bao nhiêu gánh nặng mưu sinh dồn lên đôi vai của người mẹ vốn đã chật vật với đồng lương công nhân ít ỏi.
Tuy nhiên, cha mẹ của Đặng Hoàng An vẫn không bỏ cuộc. Với niềm tin “phước chủ may thầy”, hễ ai chỉ bất kỳ chỗ nào nói rằng có thể chữa khỏi cho con là cha mẹ của An đều lặn lội đưa anh đến.
“Có nhiều lần đi chạy chữa ở tỉnh xa, mà nhà của thầy thuốc ở trong miệt vườn. Có nhiều đoạn mấy chú chạy xe ôm không chở được, phải đi bộ. Lúc cha ẵm tôi trên tay, tôi nghe được hơi thở mệt nhọc của cha. Dù đuối lắm rồi nhưng cha không buông tay, vẫn cố gắng gồng mình ẵm tôi vô tới nhà của ông thầy thuốc, rồi ẵm ra xe đi về dưới tiết trời nắng chang chang. Mỗi lần chạy chữa không thành công, mẹ lại động viên cha rằng chỉ cần con mình có thể sống thôi, mình làm cả đời nuôi cũng được. Cha mẹ tôi chưa bao giờ từ bỏ hy vọng, nên nếu tôi buông xuôi, cha mẹ tôi sẽ đau đớn hơn ai hết. Chính vì vậy, tôi không cho phép mình từ bỏ”, An trải lòng.
Xác định một ngày được sống là một ngày ý nghĩa, với ước muốn phải vươn lên, phải làm gì đó để có thể thấy mình còn có ích, An đã tự tập di chuyển, xoay xở trên đôi chân không còn cảm giác. Từ tập đi lại bằng xe lăn, cho đến việc tập dùng đôi tay nhỏ xíu để di chuyển cơ thể. An cố gắng mỗi ngày để có thể lấy lại sự tự chủ phần nào cho cơ thể của mình. Khi đã tự di chuyển được, với sự giúp đỡ của bạn bè, An tìm hiểu rồi cất một cái chòi nhỏ để trồng nấm bào ngư tại nhà, kiếm tiền phụ giúp phần nào cho gia đình.
Thầy An trồng nấm bào ngư, chiếc cần câu cơm giúp thầy mưu sinh phụ cha mẹ
Vượt qua những tổn thương
Thầy giáo trẻ Đặng Hoàng An kể lại những giấc mơ của mình với sự ngậm ngùi, xúc động: “Nhiều đêm trong giấc ngủ, tôi mơ thấy mình vẫn phong độ, họp hội và đi dạy như trước. Thế nhưng kết quả của những lần đi dạy đó đều không trọn vẹn: hôm thì trời mưa, bữa thì xe hư, lúc lại đi dạy nhưng không có sinh viên, thảng hoặc thì đi nhầm cơ sở,… nhưng chưa có buổi dạy nào trong giấc mơ mà tôi lại quên giáo án…”.
Khi được hỏi điều gì đã giúp anh bước qua khó khăn, An chia sẻ: “Tư duy tích cực giúp tôi vượt qua mọi khó khăn. Khi gặp tai nạn té trên lầu xuống, chấn thương tủy, có người cay nghiệt nói rằng thằng này ở ác nên phần đời về sau nó phải ngồi xe lăn, tôi chỉ tự nhủ với bản thân, nếu mình sống bạc thì đã chết rồi. Chính vì mình có phần tốt nên mới được Trời Phật thương, cho sống lại lần nữa.
Rồi khi đến bệnh viện, chứng kiến cảnh nhiều em bé còn nhỏ hơn mà bệnh nặng gấp nhiều lần mình, mình không đi được thì vẫn còn có đôi chân để xỏ giày dép vậy mà có người còn mất hẳn đôi chân,… tôi thấy mình vẫn còn may mắn. Bản thân mình dù không thể đứng tiếp trên giảng đường đại học, nhưng vẫn có thể ngồi ở nhà tư vấn tâm lý trực tuyến cho một vài đơn vị, tiếp sức cho người đang cần”.
Bên cạnh đó, An cũng chia sẻ thêm về những động lực khác đã nuôi dưỡng nghị lực cho mình: “Tôi phải thay đổi từng chút để cuộc sống tốt hơn mỗi ngày. Giáo lý nhà Phật đã dạy cho tôi mở lòng, tăng trưởng tâm từ bi, bớt dần tính chấp nhặt, chấp niệm. Nói thiệt, ngày xưa khi mới gặp biến cố, tôi ngại lắm, ai tới thăm là lấy chăn đắp chân lại, không cho nhìn. Khi thấy bạn bè đi dạy, rồi ngày 20-11 được học trò chúc mừng, tặng hoa, nhìn lại mình không có gì hết, tôi chạnh lòng, tủi thân đến mức khóc một mình. Khi buông xả dần thì mọi chuyện nhẹ nhàng hơn. Bây giờ thấy đồng nghiệp được học trò yêu mến, công việc thăng tiến tôi vui lây và sẻ chia hạnh phúc cùng họ”.
Sợ rơi vào cảnh nhàn cư vi bất thiện, dễ nảy sinh suy nghĩ tiêu cực, An nảy ra ý tưởng làm Vlog với cái tên Đôi chân tròn, mang thông điệp đầy nhân văn: “Người bình thường đi đứng bằng chân, còn tôi và người cùng hoàn cảnh đi bằng xe lăn. Đôi chân của chúng tôi là bánh xe hình vòng tròn. Và đôi chân tròn này cũng có thể đi đứng được bất cứ đâu”.
Nhắc đến làm Vlog, thầy giáo Đặng Hoàng An say sưa kể lại: “Quay lại bông hoa, con bướm, ghi lại những hình ảnh đẹp của cuộc sống hiện thực, những điều tưởng đơn giản mà không dễ dàng với tôi. Một thân một mình phải tự làm tất cả, vừa quay vừa dựng, chỉ cái việc set-up máy cũng đòi hỏi sự kiên nhẫn rất lớn. Vừa lăn xe đi set-up xong, lấy nét, rồi quay lại trước ống kính để nói thì máy lại vỡ nét. Có khi tôi phải làm đi làm lại bốn, năm lần”.
Nghe kể chuyện, nhìn nét mặt, người đối diện có thể dễ dàng cảm nhận được niềm hạnh phúc của An ánh lên ngay trong khóe mắt. Hạnh phúc lớn lao nhất của An là chinh phục được bản thân, đó là lý do thúc đẩy khiến dù có khó đến mấy thì đều đặn mỗi tuần, anh cũng cố gắng làm ra một clip. An nói: “Ngày xưa đôi chân mình còn cử động được, mình đi đứng chạy nhảy khắp nơi. Còn bây giờ mình chạy nhảy bằng cách khác, chạy nhảy qua hình ảnh, con chữ”.
Trên “đôi chân tròn”, thầy An say mê chia sẻ kỹ năng sống cho các bạn học sinh Trường THPT Vĩnh Bình (Tiền Giang)
Hiện tại, số người theo dõi kênh Vlog của Đặng Hoàng An chỉ chưa đến 3 ngàn lượt đăng ký. Tuy nhiên đối với An, kết quả đó đã là động lực vô cùng to lớn để anh đi tiếp trên đôi chân tròn.
Sức mạnh lớn nhất để vượt qua mọi nghịch cảnh của cuộc đời, không đến từ đâu khác ngoài ngay trong chính bản thân mình. Có lẽ thầy giáo trẻ Đặng Hoàng An chính là minh chứng cụ thể và sống động nhất cho điều đó.
Thầy Đặng Hoàng An
“Tôi không cho phép mình từ bỏ…”
Giữa năm 2016, khi đang là giảng viên khoa Tâm lý học thuộc Trường Đại học Sư phạm TP.HCM, trong một lần gặp tai nạn, Đặng Hoàng An bị chấn thương tủy dẫn đến bị liệt hoàn toàn đôi chân, mặc dù các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đã cố gắng hết khả năng để cứu chữa. Từ một người khỏe mạnh, chủ động về kinh tế, bỗng chốc phải phụ thuộc vào gia đình, có lúc An rơi vào trạng thái tuyệt vọng đến cùng cực. Nhất là khi anh phải chứng kiến bao nhiêu gánh nặng mưu sinh dồn lên đôi vai của người mẹ vốn đã chật vật với đồng lương công nhân ít ỏi.
Tuy nhiên, cha mẹ của Đặng Hoàng An vẫn không bỏ cuộc. Với niềm tin “phước chủ may thầy”, hễ ai chỉ bất kỳ chỗ nào nói rằng có thể chữa khỏi cho con là cha mẹ của An đều lặn lội đưa anh đến.
“Có nhiều lần đi chạy chữa ở tỉnh xa, mà nhà của thầy thuốc ở trong miệt vườn. Có nhiều đoạn mấy chú chạy xe ôm không chở được, phải đi bộ. Lúc cha ẵm tôi trên tay, tôi nghe được hơi thở mệt nhọc của cha. Dù đuối lắm rồi nhưng cha không buông tay, vẫn cố gắng gồng mình ẵm tôi vô tới nhà của ông thầy thuốc, rồi ẵm ra xe đi về dưới tiết trời nắng chang chang. Mỗi lần chạy chữa không thành công, mẹ lại động viên cha rằng chỉ cần con mình có thể sống thôi, mình làm cả đời nuôi cũng được. Cha mẹ tôi chưa bao giờ từ bỏ hy vọng, nên nếu tôi buông xuôi, cha mẹ tôi sẽ đau đớn hơn ai hết. Chính vì vậy, tôi không cho phép mình từ bỏ”, An trải lòng.
Xác định một ngày được sống là một ngày ý nghĩa, với ước muốn phải vươn lên, phải làm gì đó để có thể thấy mình còn có ích, An đã tự tập di chuyển, xoay xở trên đôi chân không còn cảm giác. Từ tập đi lại bằng xe lăn, cho đến việc tập dùng đôi tay nhỏ xíu để di chuyển cơ thể. An cố gắng mỗi ngày để có thể lấy lại sự tự chủ phần nào cho cơ thể của mình. Khi đã tự di chuyển được, với sự giúp đỡ của bạn bè, An tìm hiểu rồi cất một cái chòi nhỏ để trồng nấm bào ngư tại nhà, kiếm tiền phụ giúp phần nào cho gia đình.
Thầy An trồng nấm bào ngư, chiếc cần câu cơm giúp thầy mưu sinh phụ cha mẹ
Vượt qua những tổn thương
Thầy giáo trẻ Đặng Hoàng An kể lại những giấc mơ của mình với sự ngậm ngùi, xúc động: “Nhiều đêm trong giấc ngủ, tôi mơ thấy mình vẫn phong độ, họp hội và đi dạy như trước. Thế nhưng kết quả của những lần đi dạy đó đều không trọn vẹn: hôm thì trời mưa, bữa thì xe hư, lúc lại đi dạy nhưng không có sinh viên, thảng hoặc thì đi nhầm cơ sở,… nhưng chưa có buổi dạy nào trong giấc mơ mà tôi lại quên giáo án…”.
Khi được hỏi điều gì đã giúp anh bước qua khó khăn, An chia sẻ: “Tư duy tích cực giúp tôi vượt qua mọi khó khăn. Khi gặp tai nạn té trên lầu xuống, chấn thương tủy, có người cay nghiệt nói rằng thằng này ở ác nên phần đời về sau nó phải ngồi xe lăn, tôi chỉ tự nhủ với bản thân, nếu mình sống bạc thì đã chết rồi. Chính vì mình có phần tốt nên mới được Trời Phật thương, cho sống lại lần nữa.
Rồi khi đến bệnh viện, chứng kiến cảnh nhiều em bé còn nhỏ hơn mà bệnh nặng gấp nhiều lần mình, mình không đi được thì vẫn còn có đôi chân để xỏ giày dép vậy mà có người còn mất hẳn đôi chân,… tôi thấy mình vẫn còn may mắn. Bản thân mình dù không thể đứng tiếp trên giảng đường đại học, nhưng vẫn có thể ngồi ở nhà tư vấn tâm lý trực tuyến cho một vài đơn vị, tiếp sức cho người đang cần”.
Bên cạnh đó, An cũng chia sẻ thêm về những động lực khác đã nuôi dưỡng nghị lực cho mình: “Tôi phải thay đổi từng chút để cuộc sống tốt hơn mỗi ngày. Giáo lý nhà Phật đã dạy cho tôi mở lòng, tăng trưởng tâm từ bi, bớt dần tính chấp nhặt, chấp niệm. Nói thiệt, ngày xưa khi mới gặp biến cố, tôi ngại lắm, ai tới thăm là lấy chăn đắp chân lại, không cho nhìn. Khi thấy bạn bè đi dạy, rồi ngày 20-11 được học trò chúc mừng, tặng hoa, nhìn lại mình không có gì hết, tôi chạnh lòng, tủi thân đến mức khóc một mình. Khi buông xả dần thì mọi chuyện nhẹ nhàng hơn. Bây giờ thấy đồng nghiệp được học trò yêu mến, công việc thăng tiến tôi vui lây và sẻ chia hạnh phúc cùng họ”.
Sợ rơi vào cảnh nhàn cư vi bất thiện, dễ nảy sinh suy nghĩ tiêu cực, An nảy ra ý tưởng làm Vlog với cái tên Đôi chân tròn, mang thông điệp đầy nhân văn: “Người bình thường đi đứng bằng chân, còn tôi và người cùng hoàn cảnh đi bằng xe lăn. Đôi chân của chúng tôi là bánh xe hình vòng tròn. Và đôi chân tròn này cũng có thể đi đứng được bất cứ đâu”.
Nhắc đến làm Vlog, thầy giáo Đặng Hoàng An say sưa kể lại: “Quay lại bông hoa, con bướm, ghi lại những hình ảnh đẹp của cuộc sống hiện thực, những điều tưởng đơn giản mà không dễ dàng với tôi. Một thân một mình phải tự làm tất cả, vừa quay vừa dựng, chỉ cái việc set-up máy cũng đòi hỏi sự kiên nhẫn rất lớn. Vừa lăn xe đi set-up xong, lấy nét, rồi quay lại trước ống kính để nói thì máy lại vỡ nét. Có khi tôi phải làm đi làm lại bốn, năm lần”.
Nghe kể chuyện, nhìn nét mặt, người đối diện có thể dễ dàng cảm nhận được niềm hạnh phúc của An ánh lên ngay trong khóe mắt. Hạnh phúc lớn lao nhất của An là chinh phục được bản thân, đó là lý do thúc đẩy khiến dù có khó đến mấy thì đều đặn mỗi tuần, anh cũng cố gắng làm ra một clip. An nói: “Ngày xưa đôi chân mình còn cử động được, mình đi đứng chạy nhảy khắp nơi. Còn bây giờ mình chạy nhảy bằng cách khác, chạy nhảy qua hình ảnh, con chữ”.
Trên “đôi chân tròn”, thầy An say mê chia sẻ kỹ năng sống cho các bạn học sinh Trường THPT Vĩnh Bình (Tiền Giang)
Hiện tại, số người theo dõi kênh Vlog của Đặng Hoàng An chỉ chưa đến 3 ngàn lượt đăng ký. Tuy nhiên đối với An, kết quả đó đã là động lực vô cùng to lớn để anh đi tiếp trên đôi chân tròn.
Sức mạnh lớn nhất để vượt qua mọi nghịch cảnh của cuộc đời, không đến từ đâu khác ngoài ngay trong chính bản thân mình. Có lẽ thầy giáo trẻ Đặng Hoàng An chính là minh chứng cụ thể và sống động nhất cho điều đó.
Bước qua thăng trầm Lúc mệt mỏi và sắp gục ngã, thầy giáo An luôn “đánh vật”, đấu tranh với chính bản thân mình, tìm cho mình động lực vượt qua. Rất nhiều câu An viết dành riêng cho mình, an ủi và tự động viên mình bước tiếp: Ai cũng có những lúc yếu lòng, cần vỗ về, nhưng tất cả chỉ là phụ, chính mình phải tự vực dậy. Một người trải qua gần chục cuộc phẫu thuật. Nếu như thuốc tê giúp ta quên đi cảm giác đau thì có một liều thuốc mạnh hơn, đó chính là sự lạc quan. Can đảm không phải là không sợ hãi, mà là bước qua nỗi sợ hãi. Khi không còn cách nào khác thì phải đối diện với cuộc đời, nhìn thẳng vào nỗi đau, đối diện và bước tiếp. Khi có suy nghĩ thoáng qua muốn bỏ cuộc, thì tôi nhớ đến tình thương mọi người, gia đình dành cho tôi, rồi nghĩ đến những lý do mình không được phép ngã gục. Trong thoáng chốc điều tiêu cực qua đi. Những lúc vượt qua được một đốt tiêu cực, tôi dặn bản thân phải nỗ lực nhiều hơn nữa, phải cố gắng hết mình, đến cùng để nhìn thấy mặt trời rực rỡ ngày mới. |
Xuân An - Nguồn: Giác Ngộ
Các Tin Khác