Thông điệp ý nghĩa từ lễ hội Phật giáo ngàn năm tuổi
Ngày đăng: 01:32:26 16-03-2020 . Xem: 4212
Lễ hội đặt bát cúng dường Samyak Mahadan với lịch sử gần 1.000 năm vừa được tổ chức vào cuối tháng 2 tại thành phố lịch sử Patan (nay là Lalitpur) thuộc thung lũng Kathmandu, Nepal.
Lễ hội là dịp Phật tử và người dân Nepal thực hành sự cho đi
Thông qua lễ hội này, Phật tử và người dân Nepal thể hiện lòng tôn kính đối với chư Phật, chư Bồ-tát. Theo lịch sử, lễ hội Samyak Mahadan lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1015 (năm 135 theo lịch Nepal).
Lễ hội tại Patan năm nay kỷ niệm lần tổ chức thứ 472 với sự tham gia của hơn 1 triệu người gồm các vị Lạt-ma, cộng đồng người Nepal bản địa khắp nơi. Theo đó, người dân thuộc mọi lứa tuổi đến từ rất sớm, xếp thành từng hàng dài cung kính đặt bát, cúng dường đến chư Tăng.
Lễ hội còn trưng bày hàng trăm tác phẩm nghệ thuật Phật giáo Nepal, hình ảnh chư Phật, Bồ-tát và phẩm vật cúng dường. Trong hai ngày lễ hội, thành phố âm vang tiếng tụng kinh cầu nguyện của các vị Lạt-ma và nhiều tiết mục văn hóa Phật giáo được biểu diễn liên tục.
“Lễ hội Phật giáo quan trọng này cũng là dịp để Phật tử và người dân thực hành sự cho đi thông qua việc sớt bát, cúng dường đến chư Tăng - một thiện nghiệp được duy trì và trưởng dưỡng mấy trăm năm qua trong cộng đồng Phật tử và người dân Nepal”, chia sẻ từ Ban tổ chức lễ hội.
Lễ hội khởi nguồn từ một câu chuyện thú vị về Bharibharo, con trai của vua Bhaskar Dev xứ Thakuri. Vị này rất nghèo, vì rộng lượng và hào phóng với mọi người. Để che giấu sự nghèo khó của mình, ông chất đầy phân bò vào một nhà kho, khóa kín cửa lại và nói với vợ con, người xung quanh rằng ông có một kho báu cất giấu trong đó.
Một ngày nọ, nhờ sự tốt bụng và thiện lành của mình, tất cả phân bò trong kho bỗng hóa thành vàng. Quá đỗi ngạc nhiên, Bharibharo quyết định mở hội Samyak để chia sẻ “kho báu trên trời rơi xuống này” với tất cả người dân trong vùng.
Ngày nay, ngoài việc cúng dường vật phẩm đến chư Tăng, người dân Nepal còn có nhiều hoạt động từ thiện xã hội ý nghĩa trong dịp lễ hội này như tổ chức tiệc miễn phí, quyên góp cho cộng đồng.
Và trên hết, thông điệp quan trọng lễ hội chuyên chở trong gần một thiên niên kỷ qua chính là ý nghĩa về giá trị của việc cho đi và chia sẻ với cộng đồng.
Trí Đức
(theo Kathmandu Post)
Lễ hội là dịp Phật tử và người dân Nepal thực hành sự cho đi
Thông qua lễ hội này, Phật tử và người dân Nepal thể hiện lòng tôn kính đối với chư Phật, chư Bồ-tát. Theo lịch sử, lễ hội Samyak Mahadan lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1015 (năm 135 theo lịch Nepal).
Lễ hội tại Patan năm nay kỷ niệm lần tổ chức thứ 472 với sự tham gia của hơn 1 triệu người gồm các vị Lạt-ma, cộng đồng người Nepal bản địa khắp nơi. Theo đó, người dân thuộc mọi lứa tuổi đến từ rất sớm, xếp thành từng hàng dài cung kính đặt bát, cúng dường đến chư Tăng.
Lễ hội còn trưng bày hàng trăm tác phẩm nghệ thuật Phật giáo Nepal, hình ảnh chư Phật, Bồ-tát và phẩm vật cúng dường. Trong hai ngày lễ hội, thành phố âm vang tiếng tụng kinh cầu nguyện của các vị Lạt-ma và nhiều tiết mục văn hóa Phật giáo được biểu diễn liên tục.
“Lễ hội Phật giáo quan trọng này cũng là dịp để Phật tử và người dân thực hành sự cho đi thông qua việc sớt bát, cúng dường đến chư Tăng - một thiện nghiệp được duy trì và trưởng dưỡng mấy trăm năm qua trong cộng đồng Phật tử và người dân Nepal”, chia sẻ từ Ban tổ chức lễ hội.
Lễ hội khởi nguồn từ một câu chuyện thú vị về Bharibharo, con trai của vua Bhaskar Dev xứ Thakuri. Vị này rất nghèo, vì rộng lượng và hào phóng với mọi người. Để che giấu sự nghèo khó của mình, ông chất đầy phân bò vào một nhà kho, khóa kín cửa lại và nói với vợ con, người xung quanh rằng ông có một kho báu cất giấu trong đó.
Một ngày nọ, nhờ sự tốt bụng và thiện lành của mình, tất cả phân bò trong kho bỗng hóa thành vàng. Quá đỗi ngạc nhiên, Bharibharo quyết định mở hội Samyak để chia sẻ “kho báu trên trời rơi xuống này” với tất cả người dân trong vùng.
Ngày nay, ngoài việc cúng dường vật phẩm đến chư Tăng, người dân Nepal còn có nhiều hoạt động từ thiện xã hội ý nghĩa trong dịp lễ hội này như tổ chức tiệc miễn phí, quyên góp cho cộng đồng.
Và trên hết, thông điệp quan trọng lễ hội chuyên chở trong gần một thiên niên kỷ qua chính là ý nghĩa về giá trị của việc cho đi và chia sẻ với cộng đồng.
Trí Đức
(theo Kathmandu Post)
Các Tin Khác