Tọa đàm: Những người con gái của Đức Như Lai
Ngày đăng: 05:42:36 22-10-2014 . Xem: 2959
HSĐV - Tối ngày 20-0-2014, tại Hội trường Chùa Hoa Khai, Văn Phòng Huyện hội PG Huyện Đăk R’Lấp, Tỉnh Đăk Nông đã có buổi tọa đàm nhân ngày Phụ nữ Việt nam 20-10 với chủ đề “ Những người con gái của Đức Như Lai”. Trong không khí ấm cúng, tràn ngập cỏ hoa và tiếng hát, buổi tọa đàm này còn mang một ý nghĩa Tri ân một trong Tứ chúng đệ tử Phật đã gánh vác rất nhiều trong công việc hộ trì Chánh Pháp.
>> Mẹ dạy con gái - nghệ thuật sống
>> Truyện Phật dạy về duyên nợ trong tình yêu
>> Tín ngưỡng Hùng Vương: Nguồn gốc và ý nghĩa
Đây là một loại hình sinh hoạt mới của Phật giáo mà nội dung chủ yếu là sự kết hợp hài hòa nhân ngày ngày Phụ nữ Việt nam. Người Phụ nữ cũng là người đệ tử Phật. Thời đức Phật còn tại thế, Bà Mahàpajàpati chính là người phụ nữ đầu tiên gia nhập Tăng đoàn Phật giáo thể hiện khả năng tu tập vững vàng của nữ giới một cách thuyết phục.
Xuyên suốt tiến trình hình thành và phát triển, phụ nữ luôn có quyền, đóng góp nhất định vào sự hình thành chung của xã hội, là nguồn hạnh phúc, chăm sóc chồng con, đỡ đần cha già mẹ yếu, là chỗ dựa trong các phương diện cuộc sống gia đình. Phụ nữ có các vai trò là người yêu, người vợ, người mẹ, người phục tùng bền bỉ sự nghiệp của Quốc gia, người hộ trì Chánh Pháp một cách siêng năng và tích cực nhất
Phần lớn phụ nữ Việt Nam thời xưa không được coi trọng, không có được những địa vị xứng đáng trong gia đình, xã hội, phải chịu nhiều sự áp đặt, bất công, tư tưởng trọng nam khinh nữ (Nam trọng nữ khinh, nam ngoại nữ nội). Người phụ nữ không có được cơ hội phát triển ngang tầm với phát triển của xã hội, là người thường hay bị chà đạp phũ phàng nhưng vẫn trung trinh làm chiếc bóng sau lưng sự thành công của người chồng.
>> Mẹ dạy con gái - nghệ thuật sống
>> Truyện Phật dạy về duyên nợ trong tình yêu
>> Tín ngưỡng Hùng Vương: Nguồn gốc và ý nghĩa
Đây là một loại hình sinh hoạt mới của Phật giáo mà nội dung chủ yếu là sự kết hợp hài hòa nhân ngày ngày Phụ nữ Việt nam. Người Phụ nữ cũng là người đệ tử Phật. Thời đức Phật còn tại thế, Bà Mahàpajàpati chính là người phụ nữ đầu tiên gia nhập Tăng đoàn Phật giáo thể hiện khả năng tu tập vững vàng của nữ giới một cách thuyết phục.
Xuyên suốt tiến trình hình thành và phát triển, phụ nữ luôn có quyền, đóng góp nhất định vào sự hình thành chung của xã hội, là nguồn hạnh phúc, chăm sóc chồng con, đỡ đần cha già mẹ yếu, là chỗ dựa trong các phương diện cuộc sống gia đình. Phụ nữ có các vai trò là người yêu, người vợ, người mẹ, người phục tùng bền bỉ sự nghiệp của Quốc gia, người hộ trì Chánh Pháp một cách siêng năng và tích cực nhất
Phần lớn phụ nữ Việt Nam thời xưa không được coi trọng, không có được những địa vị xứng đáng trong gia đình, xã hội, phải chịu nhiều sự áp đặt, bất công, tư tưởng trọng nam khinh nữ (Nam trọng nữ khinh, nam ngoại nữ nội). Người phụ nữ không có được cơ hội phát triển ngang tầm với phát triển của xã hội, là người thường hay bị chà đạp phũ phàng nhưng vẫn trung trinh làm chiếc bóng sau lưng sự thành công của người chồng.
Các Tin Khác