ĐẠO PHẬT - “HỘ QUỐC AN DÂN”
Ngày đăng: 05:28:03 30-06-2021 . Xem: 1161
Cũng không rõ nguồn gốc xuất xứ của 4 chữ vàng này từ đâu và ai là tác giả. Nhưng thật sự ngắn gọn, súc tích và chuyên chở đầy đủ ý nghĩa tinh ba và cốt lũy, tính nhập thế của Đạo Phật.
Từ khi Phật Giáo từ Ấn Độ du nhập vào Việt Nam (đầu Tk thứ I sau TL), khi các đoàn thuyền buôn của các thương gia người Ấn Độ, đi theo gió mùa, lênh đênh trên biển cả. Họ cảm thấy lo sợ và không an tâm nên thỉnh các vị Sư đi theo để cầu nguyện. Các đoàn thuyền buôn đã dừng tại Việt Nam để giao thương buôn bán, hoặc tạm nghỉ chân trước khi qua Trung Hoa. Sự hiện diện của các vị Sư trên các đoàn thuyền, chắc chắn đã đem lại một sự bình an và an toàn đáng kể cho các thương gia. Khi dừng chân tại Việt Nam, các vị Sư cũng vẫn tiếp tục sự nghiệp tu hành của mình bằng việc tu tập và truyền bá một số giáo lý căn bản đến những người dân địa phương. Từ đó Đạo Phật bắt đầu có mặt và dần bén rễ tại Việt Nam.
Phật giáo kể từ đó cũng thăng trầm, vinh nhục, biến chuyển theo thời đại. Đến thời kỳ hoàng kim nhất của Phật Giáo đó là thời đại Lý- Trần (1010-1400). Các vị Vua thời kỳ ấy sùng mộ Phật Giáo, am hiểu giáo lý Đạo Phật, áp dụng vào đời sống và chính trị một cách có hiệu quả. Đồng thời thỉnh các vị Cao Tăng Thiền Sư thời đó là Quốc Sư để cố vấn chính trị như: Vạn Hạnh Thiền Sư, người có công nuôi dạy Lý Công Uẩn và sau đó đưa Lý Công Uẩn lên ngôi, thành tựu một triều đại cực thịnh thời bấy giờ, trị quốc theo tinh thần Từ Bi và Trí Tuệ của Đạo Phật. Đúng như lời Pháp Sư Đỗ Thuận đã trả liền trả lời vua Lê Đại Hành, khi Vua hỏi về vận nước ngắn dài. Ngài trả lời: “Quốc tộ như đằng lac, Nam thiên lý thái bình, vô vi cư điện các, xứ xứ tức đao binh” Pháp Sư khẳng định: Muốn cho đất nước được yên bình, Vua phải biết cách áp dụng phương pháp, hay là nguyên lý tu dưỡng vô vi nơi triều đình của mình. Pháp Sư Đỗ Thuận, cũng là người đóng vai đưa đò, khi sứ giả nhà Tống là Lý Giác gặp và trò chuyện, thì Lý Giác đã tâm phục khẩu phục Vua và dân nước Việt.
Đến đời Trần thì Vua Trần Nhân Tông đã đích thân 2 lần dẹp giặc. Vì muốn bảo vệ đất nước, muốn an lòng dân nên các Ngài đã đích thân xông pha chiến trường để dẹp giăc. Bằng Tuệ giác của bậc chứng ngộ, Quý Ngài thấy rõ đánh giặc không phải vì lòng hận thù sân giận, lấn chiếm đất đai, mở mang bờ cõi, hay làm cho dân phải rơi vào cảnh khổ đau màng trời chiếu đất. Các Ngài ý thức rằng, dẹp giặc chỉ là bảo vệ đất nước, an lòng dân bằng tất cả tinh hoa của Từ Bi và Trí Tuệ mà quý Ngài đã dày công un đúc trong sự nghiệp tu hành của mình. Thế nên cuộc chiến đó, chắc chắn sẽ hạn chế tối đa sự tan thương, chết chóc.
Năm 1947, nghe theo tiếng gọi của núi sông, lời kêu gọi "toàn quốc kháng chiến" của Hồ Chủ Tịch. Hòa thượng Thích Thế Long đã làm lễ cởi áo cà sa khoác chiến bào cho 27 nhà sư tại chùa Cổ Lễ.
"Cởi áo cà sa khoác chiến bào,
Việc quân đâu xá quản gian lao,
Gậy thiền quét sạch loài xâm lược,
Theo gót Trưng Vương tỏ nữ hào".
(trích trong cuốn "Lịch sử kháng chiếng chống thực dân Pháp tỉnh Hà Nam Ninh)
Không phải ngẫu nhiên mà văn hóa Việt Nam lại quen thuộc với câu: “Đất Vua – Chùa làng- phong cảnh But”. Chỉ hình ảnh mộc mạc, đơn giản thế thôi cũng đủ thấy mái chùa và các Tu sĩ Phật Giáo gần gũi với Vua, với làng và với dân như thế nào rồi. Thời chiến tranh, các ngôi chùa là nơi căn cứ địa, là nơi nuôi Bộ đội ngày đêm xông pha ra trận dẹp giặt. Lúc bình yên thì chùa là nơi dùng làm trường học, các vị Sư là Thầy dạy học về chữ, về văn hóa và y học… Chùa không những là nơi nương thân, trốn giặc, mà là nơi gởi gắm tâm linh, che chở những tâm hồn bơ vơ lạc lỏng, xoa dịu nỗi khổ niềm đau trong mọi lúc mọi nơi, mọi thời đại.
Đến thời bình thì Phật Giáo đã mở các trường Phật học chính quy, Cơ Bản, Cao Đẳng, Cao Cấp, Học Viện… Đào tạo những khóa học dài hạn hay ngắn ngày về Hoằng Pháp, Giáo dục, từ thiện, văn hóa, xã hội… để đưa đạo vào đời, giúp chúng sanh thoát ra những nỗi khổ niềm đau trên mọi lĩnh vực. Về hoằng Pháp, Giáo dục thì đào tạo thế hệ Tăng Ni đủ tài toàn đức để dấn thân trên con đường giáo dục. Giúp cho Phật tử hiểu biết đúng đắn về cuộc sống, tránh xa mê tín dị đoan gây đau khổ cho mình và cho người. Về từ thiện, làm phước bằng tất cả tình thương xuất phát từ Từ Bi, Trí Tuệ và nhẫn nhục. Nếu thiếu một trong những yếu tố này thì không thể làm từ thiện một cách đúng nghĩa và đem lại lợi ích thật sự.
Hoàn cảnh hiện nay, khi những làn sóng dịch Covid -19 bắt đầu và mãi đến hôm nay, ngoài những thiên thần áo trắng, Y, Bác sĩ, các Bộ Đội biên phòng, Cảnh sát công an ngày đếm chống dịch, thì các Tu Sĩ và Phật tử cũng là những người xông pha đầu tiên trên các chiến trường hậu cần hỗ trợ tiền tuyến. Và luôn là tấm gương tiên phong trong công tác phòng chống dịch, tuyên truyền và giáo dục tín đồ Phật tử chấp hành đúng những quy định của chính quyền, giúp các nhà lãnh đạo đỡ vất vả rất nhiều trong khi thực thi nhiệm vụ của mình. Ủng hộ các ngân quỹ hỗ trợ nhu yếu phẩm cho các lực lượng biên phòng, dụng cụ y tế cho các Y Bác Sĩ tuyến đầu làm nhiệm vụ, quỹ Vacxin tiêm chủng cho người dân. Trong mọi phong trào vận động để ủng hộ cho đất nước, và lo cho dân thì những Tu sĩ và tín đồ Phật giáo luôn tiên phong.
Ở nơi đâu có phong tỏa, người dân có cảm giác lo sợ hoang mang, thì liền có sự xuất hiện của Tu sĩ đến để động viên an ủi, nhắc nhở tu tập để họ cảm thấy “an” hơn. Với bàn tay bé nhỏ và khả năng còn nhiều giới hạn, nhưng ngọn lửa Từ Bi luôn nhen nhúm và bừng sáng một khi bắt gặp hình ảnh của Chư Tăng Ni, các mạnh thường quân, các y Bác sĩ tuyến đầu xông pha chống dịch và sẻ chia những khó khăn vất vả của các bệnh nhân và nạn nhân. Các hình ảnh đó đã trở thành sức mạnh vô biên, thôi thúc tâm Bồ Đề phát khởi, muốn làm một việc gì đó dù nhỏ thôi vẫn thấy cuộc đời mình vẫn còn đầy giá trị sống, khi tình thương và sự sẻ chia vẫn luôn hiện hữu.
Trước tình hình đại dịch nói riêng và những khó khăn, trắc trở trong cuộc sống nói chung, giáo lý Đạo Phật dạy con người hãy “sống chậm”, “sống trong giây phút hiện tại”, nỗ lực quán chiếu tự thân, giúp cho mọi người cảm thấy giá trị hơn khi được sống trong những ngày giãn cách xã hội, phong tỏa hay cách ly… Nhưng có một số người lai cho rằng Đạo Phật “là không thực tế”, là “lý tưởng hóa”, là ở “một thế giới khác” v.v.. Nói như thế thì hoàn toàn không hiểu gì về giá trị và triết lý sống động của Đạo Phật. Đạo Phật là “ra ngoài xã hội có thể cứu dân giúp nước, còn ở nhà thì có thể thờ phụng mẹ cha và lúc ở một mình có thể dùng để hoàn thiện bản thân”. (Lê Mạnh Thát- Nghiên cứu về Mâu Tử)
Người ta cho rằng con người hàng ngày quá vất vả, khổ đau vì cuộc sống mưu sinh, tha phương cầu thực, cơm áo gạo tiền, nếu tình hình như thế sẽ làm cho con người bế tắc và cùng cực, còn đâu nữa mà biểu “sống chậm”. Thế nhưng xin thưa rằng nếu chịu khó nhìn kỹ hơn, sâu hơn, và suy ngẫm lời Phật dạy thì chúng ta thấy rất rõ, sở dĩ chúng ta khổ đau, đói khổ là vì chúng ta thiếu hụt trầm trọng về món ăn về tinh thần (tâm linh), chứ không phải món ăn về vật chất. Hằng ngày, trong đời thường, chúng ta quen theo thói hưởng thụ, nếu không hưởng thụ thì cũng xa xỉ về phương tiện sống hằng ngày, về những nhu cầu thật ra không cần thiết cho lắm. Ta không xác định và ý thức rõ cái nào là cần thiết cái nào là xa xỉ. Có những thứ chỉ mua sắm theo sở thích nhất thời, có khi đem về hết thích là hết xài, hoặc xài một vài lần rồi bỏ… Thế thì thời gian này chính là để mình sống trong một hoàn cảnh khác, môi trường khác, có thời gian để thức nhắc, điều chỉnh bản thân sống thực tế hơn, chính xác hơn theo tinh thần thiểu dục tri túc “ tri túc, tiện túc, đãi túc, hà thời túc” (biết đủ, liền đủ, đợi đủ thì khi nào mới đủ). Người biết đủ dù nằm trên đất cũng thấy an lạc, người không biết đủ dù lên trên trời cũng không vừa ý (Kinh Di Giáo).
Một triết lý khác nữa là chúng ta phải biết sống “tùy duyên”, “thuận theo duyên”. Nhân là thế, duyên là thế, sự vận hành của vũ trụ của thiên nhiên là thế, nếu chúng ta biết sống thuận theo hoàn cảnh thì sẽ thấy nhẹ nhàng an lạc, nếu chống lại, ngóng trông những điều trái ngược đang xảy ra thì chúng ta sẽ khổ đau.
Tinh thần vô úy của Đạo Phật cũng được thể hiện rõ nét qua mọi thời đại, hoàn cảnh và điều kiện. Nếu Phật tử áp dụng và nỗ lực tu tập tốt thì sẽ thấy tâm bình an giữa dòng đời đầy biến động.
Thế thì hơn mấy ngàn năm nay, nếu không có sự hiện diện của Đạo Phật thì cuộc sống của chúng ta không biết khổ đau và cùng cực đến mức nào.Từ thời chiến, cũng như thời bình, Đạo Phật luôn đồng hành cùng dân tộc, chung hưởng niềm vui, sẻ chia vất vả. Đạo Phật không dùng những lý thuyết suông, mà hành động một cách cụ thể, dấn thân, hoằng hóa trên mọi lĩnh vực và phương diện, với phương châm “nơi nào Phật pháp cần con đến, nơi nào chúng sanh cần con đi, không quản gian lao, chẳng từ khó nhọc”. Dấn thân giữa mùa bão lũ, dấn thân giữa các nơi hiểm nguy đang cách ly, phong tỏa. Nếu không phải là “Từ Bi”, là “vị tha vô ngã”, thì chắc chắn sẽ không bao giờ làm được.
Đạo Phật luôn đồng hành cùng dân tộc, “Đạo Pháp - Dân Tộc - Chủ nghĩa Xã hội”. Ở nơi đâu có hình ảnh của ngôi chùa, hình bóng của Tăng Ni, Phật tử tu học thì nơi ấy sẽ bình yên một cách lạ thường. Nếu có khó khăn, vất vả hay gian truân, thì ngôi chùa sẽ là nơi gởi gắm tâm linh, xoa dịu nỗi khổ niềm đau cho nhân thế, bằng những lời dạy, cách sống và tình thương bao la mãi lan tỏa. Đúng như lời của Hòa Thượng Thích Mãn Giác đã nói:
Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của Tổ tông
TT. THÍCH ĐẠO NGUYÊN
(NHUẬN QUANG)
Từ khi Phật Giáo từ Ấn Độ du nhập vào Việt Nam (đầu Tk thứ I sau TL), khi các đoàn thuyền buôn của các thương gia người Ấn Độ, đi theo gió mùa, lênh đênh trên biển cả. Họ cảm thấy lo sợ và không an tâm nên thỉnh các vị Sư đi theo để cầu nguyện. Các đoàn thuyền buôn đã dừng tại Việt Nam để giao thương buôn bán, hoặc tạm nghỉ chân trước khi qua Trung Hoa. Sự hiện diện của các vị Sư trên các đoàn thuyền, chắc chắn đã đem lại một sự bình an và an toàn đáng kể cho các thương gia. Khi dừng chân tại Việt Nam, các vị Sư cũng vẫn tiếp tục sự nghiệp tu hành của mình bằng việc tu tập và truyền bá một số giáo lý căn bản đến những người dân địa phương. Từ đó Đạo Phật bắt đầu có mặt và dần bén rễ tại Việt Nam.
Phật giáo kể từ đó cũng thăng trầm, vinh nhục, biến chuyển theo thời đại. Đến thời kỳ hoàng kim nhất của Phật Giáo đó là thời đại Lý- Trần (1010-1400). Các vị Vua thời kỳ ấy sùng mộ Phật Giáo, am hiểu giáo lý Đạo Phật, áp dụng vào đời sống và chính trị một cách có hiệu quả. Đồng thời thỉnh các vị Cao Tăng Thiền Sư thời đó là Quốc Sư để cố vấn chính trị như: Vạn Hạnh Thiền Sư, người có công nuôi dạy Lý Công Uẩn và sau đó đưa Lý Công Uẩn lên ngôi, thành tựu một triều đại cực thịnh thời bấy giờ, trị quốc theo tinh thần Từ Bi và Trí Tuệ của Đạo Phật. Đúng như lời Pháp Sư Đỗ Thuận đã trả liền trả lời vua Lê Đại Hành, khi Vua hỏi về vận nước ngắn dài. Ngài trả lời: “Quốc tộ như đằng lac, Nam thiên lý thái bình, vô vi cư điện các, xứ xứ tức đao binh” Pháp Sư khẳng định: Muốn cho đất nước được yên bình, Vua phải biết cách áp dụng phương pháp, hay là nguyên lý tu dưỡng vô vi nơi triều đình của mình. Pháp Sư Đỗ Thuận, cũng là người đóng vai đưa đò, khi sứ giả nhà Tống là Lý Giác gặp và trò chuyện, thì Lý Giác đã tâm phục khẩu phục Vua và dân nước Việt.
Đến đời Trần thì Vua Trần Nhân Tông đã đích thân 2 lần dẹp giặc. Vì muốn bảo vệ đất nước, muốn an lòng dân nên các Ngài đã đích thân xông pha chiến trường để dẹp giăc. Bằng Tuệ giác của bậc chứng ngộ, Quý Ngài thấy rõ đánh giặc không phải vì lòng hận thù sân giận, lấn chiếm đất đai, mở mang bờ cõi, hay làm cho dân phải rơi vào cảnh khổ đau màng trời chiếu đất. Các Ngài ý thức rằng, dẹp giặc chỉ là bảo vệ đất nước, an lòng dân bằng tất cả tinh hoa của Từ Bi và Trí Tuệ mà quý Ngài đã dày công un đúc trong sự nghiệp tu hành của mình. Thế nên cuộc chiến đó, chắc chắn sẽ hạn chế tối đa sự tan thương, chết chóc.
Năm 1947, nghe theo tiếng gọi của núi sông, lời kêu gọi "toàn quốc kháng chiến" của Hồ Chủ Tịch. Hòa thượng Thích Thế Long đã làm lễ cởi áo cà sa khoác chiến bào cho 27 nhà sư tại chùa Cổ Lễ.
"Cởi áo cà sa khoác chiến bào,
Việc quân đâu xá quản gian lao,
Gậy thiền quét sạch loài xâm lược,
Theo gót Trưng Vương tỏ nữ hào".
(trích trong cuốn "Lịch sử kháng chiếng chống thực dân Pháp tỉnh Hà Nam Ninh)
Không phải ngẫu nhiên mà văn hóa Việt Nam lại quen thuộc với câu: “Đất Vua – Chùa làng- phong cảnh But”. Chỉ hình ảnh mộc mạc, đơn giản thế thôi cũng đủ thấy mái chùa và các Tu sĩ Phật Giáo gần gũi với Vua, với làng và với dân như thế nào rồi. Thời chiến tranh, các ngôi chùa là nơi căn cứ địa, là nơi nuôi Bộ đội ngày đêm xông pha ra trận dẹp giặt. Lúc bình yên thì chùa là nơi dùng làm trường học, các vị Sư là Thầy dạy học về chữ, về văn hóa và y học… Chùa không những là nơi nương thân, trốn giặc, mà là nơi gởi gắm tâm linh, che chở những tâm hồn bơ vơ lạc lỏng, xoa dịu nỗi khổ niềm đau trong mọi lúc mọi nơi, mọi thời đại.
Đến thời bình thì Phật Giáo đã mở các trường Phật học chính quy, Cơ Bản, Cao Đẳng, Cao Cấp, Học Viện… Đào tạo những khóa học dài hạn hay ngắn ngày về Hoằng Pháp, Giáo dục, từ thiện, văn hóa, xã hội… để đưa đạo vào đời, giúp chúng sanh thoát ra những nỗi khổ niềm đau trên mọi lĩnh vực. Về hoằng Pháp, Giáo dục thì đào tạo thế hệ Tăng Ni đủ tài toàn đức để dấn thân trên con đường giáo dục. Giúp cho Phật tử hiểu biết đúng đắn về cuộc sống, tránh xa mê tín dị đoan gây đau khổ cho mình và cho người. Về từ thiện, làm phước bằng tất cả tình thương xuất phát từ Từ Bi, Trí Tuệ và nhẫn nhục. Nếu thiếu một trong những yếu tố này thì không thể làm từ thiện một cách đúng nghĩa và đem lại lợi ích thật sự.
Hoàn cảnh hiện nay, khi những làn sóng dịch Covid -19 bắt đầu và mãi đến hôm nay, ngoài những thiên thần áo trắng, Y, Bác sĩ, các Bộ Đội biên phòng, Cảnh sát công an ngày đếm chống dịch, thì các Tu Sĩ và Phật tử cũng là những người xông pha đầu tiên trên các chiến trường hậu cần hỗ trợ tiền tuyến. Và luôn là tấm gương tiên phong trong công tác phòng chống dịch, tuyên truyền và giáo dục tín đồ Phật tử chấp hành đúng những quy định của chính quyền, giúp các nhà lãnh đạo đỡ vất vả rất nhiều trong khi thực thi nhiệm vụ của mình. Ủng hộ các ngân quỹ hỗ trợ nhu yếu phẩm cho các lực lượng biên phòng, dụng cụ y tế cho các Y Bác Sĩ tuyến đầu làm nhiệm vụ, quỹ Vacxin tiêm chủng cho người dân. Trong mọi phong trào vận động để ủng hộ cho đất nước, và lo cho dân thì những Tu sĩ và tín đồ Phật giáo luôn tiên phong.
Ở nơi đâu có phong tỏa, người dân có cảm giác lo sợ hoang mang, thì liền có sự xuất hiện của Tu sĩ đến để động viên an ủi, nhắc nhở tu tập để họ cảm thấy “an” hơn. Với bàn tay bé nhỏ và khả năng còn nhiều giới hạn, nhưng ngọn lửa Từ Bi luôn nhen nhúm và bừng sáng một khi bắt gặp hình ảnh của Chư Tăng Ni, các mạnh thường quân, các y Bác sĩ tuyến đầu xông pha chống dịch và sẻ chia những khó khăn vất vả của các bệnh nhân và nạn nhân. Các hình ảnh đó đã trở thành sức mạnh vô biên, thôi thúc tâm Bồ Đề phát khởi, muốn làm một việc gì đó dù nhỏ thôi vẫn thấy cuộc đời mình vẫn còn đầy giá trị sống, khi tình thương và sự sẻ chia vẫn luôn hiện hữu.
Trước tình hình đại dịch nói riêng và những khó khăn, trắc trở trong cuộc sống nói chung, giáo lý Đạo Phật dạy con người hãy “sống chậm”, “sống trong giây phút hiện tại”, nỗ lực quán chiếu tự thân, giúp cho mọi người cảm thấy giá trị hơn khi được sống trong những ngày giãn cách xã hội, phong tỏa hay cách ly… Nhưng có một số người lai cho rằng Đạo Phật “là không thực tế”, là “lý tưởng hóa”, là ở “một thế giới khác” v.v.. Nói như thế thì hoàn toàn không hiểu gì về giá trị và triết lý sống động của Đạo Phật. Đạo Phật là “ra ngoài xã hội có thể cứu dân giúp nước, còn ở nhà thì có thể thờ phụng mẹ cha và lúc ở một mình có thể dùng để hoàn thiện bản thân”. (Lê Mạnh Thát- Nghiên cứu về Mâu Tử)
Người ta cho rằng con người hàng ngày quá vất vả, khổ đau vì cuộc sống mưu sinh, tha phương cầu thực, cơm áo gạo tiền, nếu tình hình như thế sẽ làm cho con người bế tắc và cùng cực, còn đâu nữa mà biểu “sống chậm”. Thế nhưng xin thưa rằng nếu chịu khó nhìn kỹ hơn, sâu hơn, và suy ngẫm lời Phật dạy thì chúng ta thấy rất rõ, sở dĩ chúng ta khổ đau, đói khổ là vì chúng ta thiếu hụt trầm trọng về món ăn về tinh thần (tâm linh), chứ không phải món ăn về vật chất. Hằng ngày, trong đời thường, chúng ta quen theo thói hưởng thụ, nếu không hưởng thụ thì cũng xa xỉ về phương tiện sống hằng ngày, về những nhu cầu thật ra không cần thiết cho lắm. Ta không xác định và ý thức rõ cái nào là cần thiết cái nào là xa xỉ. Có những thứ chỉ mua sắm theo sở thích nhất thời, có khi đem về hết thích là hết xài, hoặc xài một vài lần rồi bỏ… Thế thì thời gian này chính là để mình sống trong một hoàn cảnh khác, môi trường khác, có thời gian để thức nhắc, điều chỉnh bản thân sống thực tế hơn, chính xác hơn theo tinh thần thiểu dục tri túc “ tri túc, tiện túc, đãi túc, hà thời túc” (biết đủ, liền đủ, đợi đủ thì khi nào mới đủ). Người biết đủ dù nằm trên đất cũng thấy an lạc, người không biết đủ dù lên trên trời cũng không vừa ý (Kinh Di Giáo).
Một triết lý khác nữa là chúng ta phải biết sống “tùy duyên”, “thuận theo duyên”. Nhân là thế, duyên là thế, sự vận hành của vũ trụ của thiên nhiên là thế, nếu chúng ta biết sống thuận theo hoàn cảnh thì sẽ thấy nhẹ nhàng an lạc, nếu chống lại, ngóng trông những điều trái ngược đang xảy ra thì chúng ta sẽ khổ đau.
Tinh thần vô úy của Đạo Phật cũng được thể hiện rõ nét qua mọi thời đại, hoàn cảnh và điều kiện. Nếu Phật tử áp dụng và nỗ lực tu tập tốt thì sẽ thấy tâm bình an giữa dòng đời đầy biến động.
Thế thì hơn mấy ngàn năm nay, nếu không có sự hiện diện của Đạo Phật thì cuộc sống của chúng ta không biết khổ đau và cùng cực đến mức nào.Từ thời chiến, cũng như thời bình, Đạo Phật luôn đồng hành cùng dân tộc, chung hưởng niềm vui, sẻ chia vất vả. Đạo Phật không dùng những lý thuyết suông, mà hành động một cách cụ thể, dấn thân, hoằng hóa trên mọi lĩnh vực và phương diện, với phương châm “nơi nào Phật pháp cần con đến, nơi nào chúng sanh cần con đi, không quản gian lao, chẳng từ khó nhọc”. Dấn thân giữa mùa bão lũ, dấn thân giữa các nơi hiểm nguy đang cách ly, phong tỏa. Nếu không phải là “Từ Bi”, là “vị tha vô ngã”, thì chắc chắn sẽ không bao giờ làm được.
Đạo Phật luôn đồng hành cùng dân tộc, “Đạo Pháp - Dân Tộc - Chủ nghĩa Xã hội”. Ở nơi đâu có hình ảnh của ngôi chùa, hình bóng của Tăng Ni, Phật tử tu học thì nơi ấy sẽ bình yên một cách lạ thường. Nếu có khó khăn, vất vả hay gian truân, thì ngôi chùa sẽ là nơi gởi gắm tâm linh, xoa dịu nỗi khổ niềm đau cho nhân thế, bằng những lời dạy, cách sống và tình thương bao la mãi lan tỏa. Đúng như lời của Hòa Thượng Thích Mãn Giác đã nói:
Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của Tổ tông
TT. THÍCH ĐẠO NGUYÊN
(NHUẬN QUANG)
Các Tin Khác