Phật tử là ai?
Ngày đăng: 11:03:42 03-04-2020 . Xem: 18183
Từ khi được quy y Tam bảo, tôi cùng với gia đình thường có nhiều dịp đến các ngôi chùa trong và ngoài tỉnh để tìm hiểu thêm về đạo Phật.
Điều khá bất ngờ với tôi là những lần “hành hương về cõi Phật”, tôi nhận thấy Phật tử đến chùa ngày càng nhiều hơn. Nhất là các dịp Đại lễ Phật đản, mừng xuân mới... các Phật tử thường rủ nhau hàng chục, hàng trăm, hàng ngàn người đến chùa. Từ đó tôi muốn tìm hiểu về giới Phật tử trong xã hội hiện nay.
Trước hết, Phật tử đến chùa để làm gì? Tại sao ngày càng đông đúc thế? Phật tử là ai? Nói ngắn gọn, Phật tử là con của Phật, người đã phát tâm quy y Tam bảo, là tín đồ của Phật giáo. Vậy, có phải Phật tử nào cũng như nhau? Phật tử đến chùa để làm gì? Phật tử nếu phân loại thì có mấy nhóm?
Ảnh minh họa
Theo quan sát của riêng tôi, tạm rút ra 5 nhóm Phật tử như sau:
Một là nhóm Phật tử chân chính. Nhóm này đến chùa nghe thuyết pháp giảng kinh để tìm hiểu và cân nhắc pháp môn nào đúng, sai để chọn lấy pháp chân chính của đạo Phật rồi tu tập. Theo họ, tu, hiểu theo nghĩa đơn giản nhất là tự sửa mình, quyết tự mình loại bỏ cái sai, cái lỗi, cái tội lâu nay còn ẩn chứa trong mình, để học theo gương Đức Phật, ăn ở hiền lành, tu nhân tích đức, mở lòng vị tha, bao dung cho những người lầm đường lạc lối, cùng hướng nhau về chốn thiện.
Nhóm Phật tử chân chính hiểu rất rõ: Đức Phật không hề ban phước và giáng họa cho ai. Đến chùa là để học, noi theo đức hạnh của Ngài, làm cho bản thân thiện lành, gia đình yên vui và xã hội hạnh phúc…
Và bản thân các Phật tử muốn thoát khỏi cảnh trầm luân, khổ ải trong đời sống, phải tự mình vượt qua bằng việc làm mang tính nhân đạo, chịu thương chịu khó, nói lời hay và làm việc tốt, biết san sẻ, chia sớt buồn đau, hoạn nạn cho người thân, bạn bè khi không gặp điều không lành. Mình biết tu sửa, rồi phải tích cực giúp người khác cũng biết tu tâm dưỡng tính tốt; làm cho một bông hoa nở ra vạn đóa thơm, đẹp trong cả vườn hoa gia đình, xã hội.
Có lần qua Thái Lan, tôi được các sư ở chùa đưa ra mấy lời khuyên mà tôi thấy rất chí lý cho những Phật tử chân chính: “Làm phước trước khi làm giàu”, “Uống thuốc phòng trước khi bệnh”, “Nghĩ trước khi nói”, “Đi tu trước khi lấy vợ” và “Chống khẩu nghiệp hàng ngày”.
Đáng tiếc, nhóm Phật tử chân chính, theo tôi nhận thấy thì còn khan hiếm lắm.
Hai là nhóm Phật tử kiêu căng, tuy ít nhưng không phải khó bắt gặp. Nhóm Phật tử này không đọc nhiều kinh sách, chỉ soạn ra mấy bài rồi tìm đến bậc tu hành, Phật tử tổ chức tranh luận, cố giành phần hơn, rồi gặp ai cũng “mở thuyết pháp”, khoe khoang mình là bậc “nhân tài”, uyên thâm kiến thức Phật học.
Ba là nhóm Phật tử nông nổi, chiếm kha khá trong giới Phật tử. Họ nghe thuyết pháp, giảng kinh một chiều, không biết cân nhắc, tin vội vã, mù quáng… Họ chưa hiểu hết cái lẽ huyền diệu trong Phật pháp, mà chỉ nghe các sư “phán sao thì nghe và làm vậy”. Cái họ tin nhất là đến chùa, cúng Phật để được “giải thoát mọi khổ nạn cho gia đình mình” nên tích cực, lạy bái, niệm Phật, cầu kinh, xin được gia ân…
Bốn là nhóm Phật tử mê tín, chiếm rất đông. Số Phật tử này đến chùa chỉ để cúng bái, cầu an, xin xăm, xin sớ, xin bùa, bói quẻ, xem ngày tốt xấu, cúng sao, giải hạn… Trong khi đó, tất cả kinh Phật hoàn toàn không có chủ trương này. Thế mà điều lạ lùng là không ít các chùa có làm việc này. Kinh Phật chỉ nói đến luật nhân quả, gieo gió thì gặt bão, ở hiền thì gặp lành, là quy luật đúng muôn đời.
Như vậy, Đức Phật không hề truyền dạy mê tín dị đoan, mà không ít chùa cứ làm trái với Phật pháp.
Năm là nhóm Phật tử mượn danh. Nhóm Phật tử này cũng quy y nhưng đến chùa không cúng bái Phật, không cúng dường chư Tăng… mà chủ yếu là móc nối làm ăn. Họ chạy xin đất chùa để mở quán ăn, quán cà-phê, nơi giữ xe, xin xây dựng công trình chùa… để gom thu tiền bạc, lợi nhuận. Thậm chí có người “xin chức việc trong chùa” để làm ăn với các chùa, các Phật tử… Như vậy, họ đã “nuôi dục vọng đê hèn mà còn mon men bên án Phật”. Phật tử thuộc nhóm này tuy không nhiều, nhưng chính họ đã làm giảm uy danh trong các chùa rất lớn.
Trong tâm tư chung của các Phật tử chân chính, tôi mong sao ngày càng giảm thiểu các nhóm Phật tử “ngoại luật lệ”, để chùa chiền ngày càng tôn nghiêm trong sáng ánh huyền quang.
Điều khá bất ngờ với tôi là những lần “hành hương về cõi Phật”, tôi nhận thấy Phật tử đến chùa ngày càng nhiều hơn. Nhất là các dịp Đại lễ Phật đản, mừng xuân mới... các Phật tử thường rủ nhau hàng chục, hàng trăm, hàng ngàn người đến chùa. Từ đó tôi muốn tìm hiểu về giới Phật tử trong xã hội hiện nay.
Trước hết, Phật tử đến chùa để làm gì? Tại sao ngày càng đông đúc thế? Phật tử là ai? Nói ngắn gọn, Phật tử là con của Phật, người đã phát tâm quy y Tam bảo, là tín đồ của Phật giáo. Vậy, có phải Phật tử nào cũng như nhau? Phật tử đến chùa để làm gì? Phật tử nếu phân loại thì có mấy nhóm?
Ảnh minh họa
Theo quan sát của riêng tôi, tạm rút ra 5 nhóm Phật tử như sau:
Một là nhóm Phật tử chân chính. Nhóm này đến chùa nghe thuyết pháp giảng kinh để tìm hiểu và cân nhắc pháp môn nào đúng, sai để chọn lấy pháp chân chính của đạo Phật rồi tu tập. Theo họ, tu, hiểu theo nghĩa đơn giản nhất là tự sửa mình, quyết tự mình loại bỏ cái sai, cái lỗi, cái tội lâu nay còn ẩn chứa trong mình, để học theo gương Đức Phật, ăn ở hiền lành, tu nhân tích đức, mở lòng vị tha, bao dung cho những người lầm đường lạc lối, cùng hướng nhau về chốn thiện.
Nhóm Phật tử chân chính hiểu rất rõ: Đức Phật không hề ban phước và giáng họa cho ai. Đến chùa là để học, noi theo đức hạnh của Ngài, làm cho bản thân thiện lành, gia đình yên vui và xã hội hạnh phúc…
Và bản thân các Phật tử muốn thoát khỏi cảnh trầm luân, khổ ải trong đời sống, phải tự mình vượt qua bằng việc làm mang tính nhân đạo, chịu thương chịu khó, nói lời hay và làm việc tốt, biết san sẻ, chia sớt buồn đau, hoạn nạn cho người thân, bạn bè khi không gặp điều không lành. Mình biết tu sửa, rồi phải tích cực giúp người khác cũng biết tu tâm dưỡng tính tốt; làm cho một bông hoa nở ra vạn đóa thơm, đẹp trong cả vườn hoa gia đình, xã hội.
Có lần qua Thái Lan, tôi được các sư ở chùa đưa ra mấy lời khuyên mà tôi thấy rất chí lý cho những Phật tử chân chính: “Làm phước trước khi làm giàu”, “Uống thuốc phòng trước khi bệnh”, “Nghĩ trước khi nói”, “Đi tu trước khi lấy vợ” và “Chống khẩu nghiệp hàng ngày”.
Đáng tiếc, nhóm Phật tử chân chính, theo tôi nhận thấy thì còn khan hiếm lắm.
Hai là nhóm Phật tử kiêu căng, tuy ít nhưng không phải khó bắt gặp. Nhóm Phật tử này không đọc nhiều kinh sách, chỉ soạn ra mấy bài rồi tìm đến bậc tu hành, Phật tử tổ chức tranh luận, cố giành phần hơn, rồi gặp ai cũng “mở thuyết pháp”, khoe khoang mình là bậc “nhân tài”, uyên thâm kiến thức Phật học.
Ba là nhóm Phật tử nông nổi, chiếm kha khá trong giới Phật tử. Họ nghe thuyết pháp, giảng kinh một chiều, không biết cân nhắc, tin vội vã, mù quáng… Họ chưa hiểu hết cái lẽ huyền diệu trong Phật pháp, mà chỉ nghe các sư “phán sao thì nghe và làm vậy”. Cái họ tin nhất là đến chùa, cúng Phật để được “giải thoát mọi khổ nạn cho gia đình mình” nên tích cực, lạy bái, niệm Phật, cầu kinh, xin được gia ân…
Bốn là nhóm Phật tử mê tín, chiếm rất đông. Số Phật tử này đến chùa chỉ để cúng bái, cầu an, xin xăm, xin sớ, xin bùa, bói quẻ, xem ngày tốt xấu, cúng sao, giải hạn… Trong khi đó, tất cả kinh Phật hoàn toàn không có chủ trương này. Thế mà điều lạ lùng là không ít các chùa có làm việc này. Kinh Phật chỉ nói đến luật nhân quả, gieo gió thì gặt bão, ở hiền thì gặp lành, là quy luật đúng muôn đời.
Như vậy, Đức Phật không hề truyền dạy mê tín dị đoan, mà không ít chùa cứ làm trái với Phật pháp.
Năm là nhóm Phật tử mượn danh. Nhóm Phật tử này cũng quy y nhưng đến chùa không cúng bái Phật, không cúng dường chư Tăng… mà chủ yếu là móc nối làm ăn. Họ chạy xin đất chùa để mở quán ăn, quán cà-phê, nơi giữ xe, xin xây dựng công trình chùa… để gom thu tiền bạc, lợi nhuận. Thậm chí có người “xin chức việc trong chùa” để làm ăn với các chùa, các Phật tử… Như vậy, họ đã “nuôi dục vọng đê hèn mà còn mon men bên án Phật”. Phật tử thuộc nhóm này tuy không nhiều, nhưng chính họ đã làm giảm uy danh trong các chùa rất lớn.
Trong tâm tư chung của các Phật tử chân chính, tôi mong sao ngày càng giảm thiểu các nhóm Phật tử “ngoại luật lệ”, để chùa chiền ngày càng tôn nghiêm trong sáng ánh huyền quang.
Dũng Chinh - Nguồn: Giác Ngộ
Các Tin Khác