Giá trị của đồng tiền
Ngày đăng: 14:34:05 12-04-2016 . Xem: 10616
Chưa bao giờ đồng tiền có sức mạnh đáng sợ như hiện nay! . Con người đã tạo ra tiền bạc dùng để thay thế giá trị hàng hóa, làm phương tiện trao đổi thay vì trao đổi hàng hóa với nhau như thuở trước khi đồng tiền chưa xuất hiện.
Nhưng khi đồng tiền trở nên hữu ích vì tiện lợi thì tiền bạc trở lại tác động chi phối mãnh liệt đời sống con người. Xã hội càng phát triển, đời sống vật chất càng cao thì đồng tiền càng có vị thế. Hầu như mọi thứ trong đời sống vật chất đều có thể đánh đổi bằng tiền, thậm chí tiền có thể mua cả một số giá trị tinh thần nếu như người ta “bán rẻ” nó, chẳng hạn như quyền lực, danh tiếng, sự trọng vọng của xã hội… Chính vì thế mà con người đã ví von đề cao đồng tiền đến mức gần như sùng kính: “Tiền là Tiên, là Phật”, đồng tiền có quyền năng rất lớn. Giá trị của đồng tiền đối với đời sống con người được xem như gắn liền với nhau: “Đồng tiền liền khúc ruột”, “Tiền là xương máu”, “Đồng tiền là mạch sống”…
Xã hội hiện đại là xã hội mà mọi người cần phải có tiền để giải quyết các nhu cầu đời sống, vì thế việc tạo ra tiền và sử dụng tiền gần như là vấn đề thiết yếu. Nhà cửa, trang phục, thực phẩm, phương tiện đi lại, phương tiện giải trí, thông tin truyền thông, mọi tiện nghi của đời sống… đều được trao đổi bằng tiền. Nếu không có tiền dường như chúng ta không có gì cả. Đồng tiền đã tạo nên áp lực rất lớn đối với con người và nó trở thành tâm điểm buộc con người phải xoay quanh nó. Người ta xem tiền bạc như nhu yếu của sự sinh tồn, vì thế nó cũng là nguyên nhân dẫn đến trộm cướp, chiếm đoạt, những hành vi bất chính, phi đạo đức, phi nhân bản…
Trong một xã hội nếu như giá trị đồng tiền chi phối tất cả thì những giá trị khác của cuộc sống dễ dàng bị bỏ quên, bởi lúc này người ta mù quáng vì tiền. Bản thân đồng tiền không có tội, chỉ vì sức ảnh hưởng của nó quá lớn đến độ che khuất cả tầm nhìn của chúng ta. Nếu bị mù quáng vì sức mạnh của đồng tiền thì chúng ta không còn biết đến những gì đáng quý và quan trọng hơn, thậm chí chúng ta có thể rơi vào sai lầm, tội lỗi.
Tiền không mua được tất cả nhưng con người luôn bất chấp tất cả để có được nó. - Ảnh minh họa
Người ta thường nói đùa mà thật về tiền bạc như sau: “Tiền là tiên là Phật, là sức bật của tuổi trẻ, là sức khỏe của tuổi già, là cái đà danh vọng, là cái lọng che thân, là cán cân công lý…”. Điều này phản ảnh phần nào thực trạng xã hội khi đồng tiền có sức mạnh chi phối mọi lãnh vực đời sống. Đồng tiền có thể mang lại niềm vui, hạnh phúc cho con người, vì tiền có thể tạo ra nhà cửa xe cộ, thức ăn thức uống, các thú vui tiêu khiển. Tiền có thể đáp ứng các nhu cầu, tham muốn hưởng thụ… Với ý nghĩa tiêu cực, đồng tiền có thể giúp người ta có được sự nghiệp danh vọng, giúp thăng quan tiến chức. Đồng tiền có thể bưng bít, che giấu sự thật, đảo lộn thị phi, làm ô dù che chở cho người ta nhúng tay vào tội lỗi, đồng tiền ở đâu thì cán cân công lý nghiêng về bên đó. Chính vì đồng tiền có sức mạnh và quyền năng như thế mà người ta không ngại bỏ thời gian, công sức, bất chấp thủ đoạn, thậm chí bán rẻ lương tâm, đạo đức để đeo đuổi mục đích kiếm tiền. Tiền bạc mang lại niềm vui và hạnh phúc cho con người, nhưng cũng chính nó cướp đi niềm vui và hạnh phúc của con người, vì chạy theo đồng tiền mà người ta quên đi những giá trị sống khác, thậm chí đánh mất bản thân, vì đồng tiền mà người ta sẵn sàng gieo đau khổ cho nhau và làm cho xã hội bất an, điên đảo.
Tuy nhiên, tiền không phải là tất cả, suy xét kỹ, có nhiều thứ không thể mua hay đánh đổi bằng tiền. Và một xã hội muốn phát triển phải toàn diện chứ không phải chỉ phát triển về kinh tế. Trong đời sống, đồng tiền có thể mua được thực phẩm, thuốc men, nhưng không mua được sức khỏe và sinh mạng. Đồng tiền có thể mua được các thú vui hưởng thụ, các trò tiêu khiển giải trí nhưng không mua được an vui. Tiền bạc có thể tạo ra nhà cửa chứ không xây dựng được tổ ấm gia đình. Đồng tiền có thể mang lại giàu sang chứ không mang lại hạnh phúc. Có tiền dễ dàng có được chồng sang vợ đẹp nhưng không hẳn có được tình yêu. Có tiền sẽ có được nhiều tiện nghi nhưng chưa hẳn có được sự thảnh thơi thoải mái. Đồng tiền có thể tạo nên danh vọng, sự nghiệp, quyền lực nhưng không lâu bền. Đồng tiền có thể giúp người ta trốn tránh tội lỗi, thoát khỏi lưới ngục tù nhưng không thể thoát khỏi sự giày vò đày ải của lương tâm…
Đôi khi tình cảm con người phải "chào thua" trước sức cám dỗ của đồng tiền. - Ảnh minh họa
Việc tạo ra tiền và sử dụng tiền đều có hai mặt tích cực và tiêu cực. Tạo ra tiền bằng công sức của chính mình, bằng cách thức, phương tiện chân chính, đó là tích cực. Sử dụng đồng tiền vào mục đích tốt làm lợi ích bản thân, gia đình và xã hội, xây dựng gia đình và xã hội phát triển vững mạnh, phồn vinh, đó là tích cực. Ngược lại, bất chấp hậu quả, dùng mọi thủ đoạn bất chính, phi pháp làm tổn hại nhân phẩm đạo đức bản thân, vi phạm lợi ích, hạnh phúc an vui của người khác để tạo ra tiền cho mình, đó là tiêu cực. Việc sử dụng đồng tiền vào mục đích sai trái, gây ra tội lỗi là việc làm tiêu cực có hại cho bản thân và xã hội. Trong xã hội hiện nay, việc làm ra tiền và sử dụng tiền một cách hợp lý, tích cực là một thử thách rất lớn đối với mọi người.
Khủng hoảng tài chính thế giới, nền kinh tế toàn cầu suy thoái là một cú sốc “chết người” đối với các nhà tài chính, các thế lực đồng tiền, biến cố lịch sử này đã làm chao đảo xã hội tiêu thụ thực dụng, đây chính là lúc mọi người cần thẩm định lại những giá trị sống để không ngã quỵ trước cơn khủng hoảng. Vì thế, người Phật tử phải bình tâm quán niệm để rủ bỏ những ý niệm bám víu, lệ thuộc hoàn toàn vào tiền bạc, tìm về với những giá trị sống khác mà từ lâu ta lãng quên mới có thể thoát khỏi sự nhấn chìm của vòng xoáy tiền tệ, vượt qua được những khổ não, bất an do cuộc khủng hoảng gây ra.
QUA ĐÂY SEN VÀNG ĐĂNG TRÍCH MỘT SỐ LỜI CẢM NHẬN VỀ ĐỒNG TIỀN CỦA MỘT SỐ BẠN TRẺ PHẬT TỬ CỦA HỘI SEN VÀNG HÀ NỘI CHIA SẼ.
1. SỨC MẠNH CỦA ĐỒNG TIỀN
Trong cuộc sống hiện tại tiền trở nên một phần không thể thiếu, có thể gọi là vật bất li thân. Chúng ta cần mua đồ ăn, thức uống, những vật dụng cần thiết. Về mặt tinh thần: hoc tập, du lịch và ca hát...đều được giao dịch bằng tiền giữa người mua và người bán. Vì đó là nhu cầu thiết yếu của con người, nhằm thoả mãn nhu cầu trong đời sống thường nhật của mỗi người. Ở đây tôi nói tới một số các mặt cần và vai trò hết sức quan trọng của đồng tiền nhưng tuyệt đối không để nó lợi dụng ngược lại ta. Ví dụ như đồng xu có 2 mặt: mặt sấp và mặt ngửa, con người cũng vậy cũng có mặt tốt và mặt xấu. Nếu cái chân chính thắng tà ác thì ta là người tốt, biết cách dùng những đồng tiền kiếm được từ mồ hôi công sức thực tại của ta để dùng vào những việc cao quý như xây dựng đường xá, trường học hay cứu đói cho các e nhỏ cơ nhỡ...điều ấy thật đáng quý biết bao.
Dù không có nhiều thì chúng ta cùng chung tay đóng góp, dù sao đó cũng là tấm lòng là sức lực ta tạo nên. Lương có người 4 triệu cũng đủ, có người 10 triệu vẫn thiếu, vấn đề ở đây là cách quản lý chi tiêu và quý trọng đồng tiền của từng người khác nhau. Ta vẫn biết cái tham sân si của con người là vô hạn, bao nhiêu cũng không đủ, được cái này rồi lại mong cái khác. Điều tôi muốn nói ở đây là các bạn hãy sống sao để tâm luôn an lành và tươi vui, đừng để tiền có thể làm bạn trở thành người xấu, lao vào tham sân si và mất đi bản chất tốt đẹp của mình. Đó chính là lúc cái mặt trái của đồng xu kia xuất hiện, tà ác của con người vượt mặt cái chân chính của ta. Nhiều người có chút tiền đã ra mặt và biểu hiện sau đó là thái độ thiếu tốn trọng người khác, coi mình là nhất nhất, không nên như vậy vì chúng ta đều đang sống cùng 1 bầu không khí nên hãy giúp đỡ lẫn nhau nhé. Hãy luôn là chính mình, để ai đó nhắc đến ta cũng nhớ tới đức độ của ta.
Dù bạn giàu hay nghèo thì khi nhắm mắt không thể mang theo được, vì vậy bạn hãy sống thật chan hoà và giúp đỡ mọi người xung quanh, ngoài kia có rất nhiều người khó khăn nghèo khổ hơn bạn, bạn đừng ngồi đó mà thái độ hay xa đà và lao vào vòng xoáy cơm áo gạo tiền của cuộc sống quá mức. Bạn có biết cuộc sống này nó muôn màu, nên sống 1 cuộc đời thật an lành & an nhiên. Đừng để sau này phải thốt lên từ "giá như". Luôn yêu thương mọi người xung quanh ta và cho đi đừng bao giờ mong nhận lại, hãy coi giúp đỡ ai đó là niềm vui nhé. Sống không tham sân si, luôn hoan hỷ và tâm tự tại.
Bạn bè, anh em, người thân....có thể quay lưng lại với nhau vì TIỀN,
cho thấy sự 2 mặt đồng tiền chi phối tâm lý con người quá lớn. - Ảnh minh họa
3. ĐỪNG ĐỂ ĐỒNG TIỀN CHI PHỐI
Trong cuộc sống ngày nay đồng tiền rất cần thiết với mỗi con người.Và con người luôn tìm mọi cách để kiếm ra tiền và sử dụng tiền.Vì có tiền con người sẽ được đi du lịch mua sắm và tiền sẽ đáp ứng hết được những nhu cầu mà con người muốn.Nhưng tiền không phải tự nhiên mà có mà con người phải đi "kiếm" nó. Có người kiếm tiền bằng con đường chân chính, nhưng có người thì ngược lại cố gắng kiếm thật nhiều tiền mà vô tình đã hại người hoặc có người biết đó là sai trái là trái với lương tâm nhưng vì lòng tham mà vẫn cố tình.Những người làm việc hại người có một lúc nào đó sẽ suy nghĩ đến những việc mình làm và sẽ hối hận,cắn rứt lương tâm.Nếu trong tâm của mỗi con người không có lòng tham và không bị đồng tiền chi phối thì con người đã trở nên tốt đẹp hơn không còn hiện tượng người hại người và xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
4. HÃY NHẬN CHÂN GIÁ TRỊ ĐỒNG TIỀN
Trong cuộc sống ngày nay thì TIỀN đóng một vai trò khá quan trọng, nó có thể điều phối mọi hoạt động sống của con người, thậm chí là quyết định sự tồn tại của con người. Tuy nhiên, tiền không phải là tất cả nhưng muốn có mọi thứ thì phải có tiền. Đồng tiền không xấu mà tốt xấu ở cách kiếm tiền và sử dụng tiền. Kiếm tiền ngày nay là một nhu cầu thiết yếu của con người để thỏa mãn các nhu cầu. Nhưng hãy kiếm tiền bằng chính sức lực của mình, bằng con đường chân chính và hãy biết đủ đừng tham. Để sao cho có tiền mà không sinh phiền não. Đặc biệt là giới trẻ, đôi khi vì một nhu cầu không mấy cần thiết mà đi kiếm tiền.bằng những con đường xấu, hạ thấp nhân cách của mình và có thể đánh đổi tất cả để có tiền và rồi lại hối hận. Hay việc sử dụng đồng tiền, chúng ta hãy biết dừng lại ở chữ ĐỦ bởi vì nhu cầu của con người không có giới hạn.
Đừng có tiêu tiền một cách không suy nghĩ đo lường dù đó là tiền mình làm ra, chưa kể là sự chu cấp của bố mẹ người thân. Nếu có dư giả hãy học hạnh từ bi, bố thí, cuộc sống có tình thương sẽ như vườn cây tươi tốt dưới ánh nắng ban mai. Tiền bạc và thời gian là vô giá, mỗi chúng ta hãy biết trân trọng nó như trân trọng những gì ta đang có. Hãy sử dụng đồng tiền với sự trân trọng và hãy cho đi nếu có thể. Nó có thể cho bạn một bữa ăn thịnh soạn dư thừa nhưng khi bạn chỉ cần bớt đi hưởng thụ một bữa ăn ngon no bụng thì những người nghèo khó ngoài kia cũng được ấm lòng. Giàu nghèo không ở tiền tài vật chất mà ở tình thương. Lấy tiền làm phương tiện trong cuộc sống chứ đừng quá lạm dụng. Hãy kiếm tiền và tiêu tiền một cách hợp lý để được sống một đời sống an lạc, thanh nhàn.
5."TIỀN " CÓ PHẢI LÀ TẤT CẢ
Kiếm tiền? Tiêu tiền? Và biết cách sống? Đã bao giờ bạn dành thời gian để nghĩ và thử kết nối những điều trên lại với nhau. Tôi nghĩ là có đấy. Bạn có thế sống mà không có tiền hay không thể làm ra tiền không? Tôi đang nói đến việc bạn sống độc lập. Bạn có thể tự tin hét vào mặt tôi rằng bạn không cần tiền ... Nếu có thể thì chắc là có thể tại 1 thời đại khác không phải bây giờ. Hiện nay tiền là 1 điều kiện vô cùng quan trọng và mang lại cho bạn cuộc sống đầy đủ hơn. Nó gần giống như định nghĩa có tiền là có tất cả. Ý nói đến vật chất thôi chứ không phải vậy đâu. Quay trở lại với những câu hỏi ban đầu, làm sao để làm được cả 3 việc kiếm tiền, tiêu tiền và biết cách sống. Tôi nghĩ sẽ dễ thôi nếu bạn dùng tâm của mình để trả lời. Đầu tiên kiếm tiền trước hết là hãy mang đạo đức, sự cố gắng thực sự ra để làm những việc sứng đáng với lương tâm.
Đừng bao giờ nghĩ đến việc kiếm tiền bằng cách chà đạp lên cuộc sống của người khác. Tiêu tiền? Hay là cứ làm ra và tiêu cho hết đi, cho vui sướng ngày hôm nay. Bạn có nghĩ nổi mỗi năm có bao nhiêu người chết đói không, bao nhiêu người bệnh tật, ốm đau mà không có tiền đến viện... Hãy nghĩ đến sự may mắn của mình trước khi sử dụng đồng tiền mình làm ra. Trân trọng đồng tiền đó là cách sống đáng quý. Tiết kiệm cho ngày mai và giúp đỡ mọi người nếu bạn có thể. Chỉ có như vậy mới là cách tốt nhất để bạn có được những điều mà tiền không mua được. " nếu nói hãy dừng việc kiếm tiền và biết cách sống" thì có lẽ với tôi nó không hẳn là đúng. Nếu dưng và cứ tiêu đi vậy mai sẽ thế nào? Nhưng vừa kiếm tiền và học cách sống tôi nghĩ sẽ tốt hơn cho mỗi chúng ta. Dùng việc làm ra tiền mà áp dụng cách sốg, dùng bài học về tâm đức về cách làm người mà tiêu tiền. Có như vậy mới có thể trọn vẹn. Sống vui vẻ thoải mái bằng việc giúp mình giúp đời. Nhớ tiền mua được vật chất, còn tâm thì tiền không thể mua được.
Nhưng khi đồng tiền trở nên hữu ích vì tiện lợi thì tiền bạc trở lại tác động chi phối mãnh liệt đời sống con người. Xã hội càng phát triển, đời sống vật chất càng cao thì đồng tiền càng có vị thế. Hầu như mọi thứ trong đời sống vật chất đều có thể đánh đổi bằng tiền, thậm chí tiền có thể mua cả một số giá trị tinh thần nếu như người ta “bán rẻ” nó, chẳng hạn như quyền lực, danh tiếng, sự trọng vọng của xã hội… Chính vì thế mà con người đã ví von đề cao đồng tiền đến mức gần như sùng kính: “Tiền là Tiên, là Phật”, đồng tiền có quyền năng rất lớn. Giá trị của đồng tiền đối với đời sống con người được xem như gắn liền với nhau: “Đồng tiền liền khúc ruột”, “Tiền là xương máu”, “Đồng tiền là mạch sống”…
Xã hội hiện đại là xã hội mà mọi người cần phải có tiền để giải quyết các nhu cầu đời sống, vì thế việc tạo ra tiền và sử dụng tiền gần như là vấn đề thiết yếu. Nhà cửa, trang phục, thực phẩm, phương tiện đi lại, phương tiện giải trí, thông tin truyền thông, mọi tiện nghi của đời sống… đều được trao đổi bằng tiền. Nếu không có tiền dường như chúng ta không có gì cả. Đồng tiền đã tạo nên áp lực rất lớn đối với con người và nó trở thành tâm điểm buộc con người phải xoay quanh nó. Người ta xem tiền bạc như nhu yếu của sự sinh tồn, vì thế nó cũng là nguyên nhân dẫn đến trộm cướp, chiếm đoạt, những hành vi bất chính, phi đạo đức, phi nhân bản…
Trong một xã hội nếu như giá trị đồng tiền chi phối tất cả thì những giá trị khác của cuộc sống dễ dàng bị bỏ quên, bởi lúc này người ta mù quáng vì tiền. Bản thân đồng tiền không có tội, chỉ vì sức ảnh hưởng của nó quá lớn đến độ che khuất cả tầm nhìn của chúng ta. Nếu bị mù quáng vì sức mạnh của đồng tiền thì chúng ta không còn biết đến những gì đáng quý và quan trọng hơn, thậm chí chúng ta có thể rơi vào sai lầm, tội lỗi.
Tiền không mua được tất cả nhưng con người luôn bất chấp tất cả để có được nó. - Ảnh minh họa
Tuy nhiên, tiền không phải là tất cả, suy xét kỹ, có nhiều thứ không thể mua hay đánh đổi bằng tiền. Và một xã hội muốn phát triển phải toàn diện chứ không phải chỉ phát triển về kinh tế. Trong đời sống, đồng tiền có thể mua được thực phẩm, thuốc men, nhưng không mua được sức khỏe và sinh mạng. Đồng tiền có thể mua được các thú vui hưởng thụ, các trò tiêu khiển giải trí nhưng không mua được an vui. Tiền bạc có thể tạo ra nhà cửa chứ không xây dựng được tổ ấm gia đình. Đồng tiền có thể mang lại giàu sang chứ không mang lại hạnh phúc. Có tiền dễ dàng có được chồng sang vợ đẹp nhưng không hẳn có được tình yêu. Có tiền sẽ có được nhiều tiện nghi nhưng chưa hẳn có được sự thảnh thơi thoải mái. Đồng tiền có thể tạo nên danh vọng, sự nghiệp, quyền lực nhưng không lâu bền. Đồng tiền có thể giúp người ta trốn tránh tội lỗi, thoát khỏi lưới ngục tù nhưng không thể thoát khỏi sự giày vò đày ải của lương tâm…
Đôi khi tình cảm con người phải "chào thua" trước sức cám dỗ của đồng tiền. - Ảnh minh họa
Việc tạo ra tiền và sử dụng tiền đều có hai mặt tích cực và tiêu cực. Tạo ra tiền bằng công sức của chính mình, bằng cách thức, phương tiện chân chính, đó là tích cực. Sử dụng đồng tiền vào mục đích tốt làm lợi ích bản thân, gia đình và xã hội, xây dựng gia đình và xã hội phát triển vững mạnh, phồn vinh, đó là tích cực. Ngược lại, bất chấp hậu quả, dùng mọi thủ đoạn bất chính, phi pháp làm tổn hại nhân phẩm đạo đức bản thân, vi phạm lợi ích, hạnh phúc an vui của người khác để tạo ra tiền cho mình, đó là tiêu cực. Việc sử dụng đồng tiền vào mục đích sai trái, gây ra tội lỗi là việc làm tiêu cực có hại cho bản thân và xã hội. Trong xã hội hiện nay, việc làm ra tiền và sử dụng tiền một cách hợp lý, tích cực là một thử thách rất lớn đối với mọi người.
Khủng hoảng tài chính thế giới, nền kinh tế toàn cầu suy thoái là một cú sốc “chết người” đối với các nhà tài chính, các thế lực đồng tiền, biến cố lịch sử này đã làm chao đảo xã hội tiêu thụ thực dụng, đây chính là lúc mọi người cần thẩm định lại những giá trị sống để không ngã quỵ trước cơn khủng hoảng. Vì thế, người Phật tử phải bình tâm quán niệm để rủ bỏ những ý niệm bám víu, lệ thuộc hoàn toàn vào tiền bạc, tìm về với những giá trị sống khác mà từ lâu ta lãng quên mới có thể thoát khỏi sự nhấn chìm của vòng xoáy tiền tệ, vượt qua được những khổ não, bất an do cuộc khủng hoảng gây ra.
PHAN MINH ĐỨC
QUA ĐÂY SEN VÀNG ĐĂNG TRÍCH MỘT SỐ LỜI CẢM NHẬN VỀ ĐỒNG TIỀN CỦA MỘT SỐ BẠN TRẺ PHẬT TỬ CỦA HỘI SEN VÀNG HÀ NỘI CHIA SẼ.
1. SỨC MẠNH CỦA ĐỒNG TIỀN
Trong cuộc sống hiện tại tiền trở nên một phần không thể thiếu, có thể gọi là vật bất li thân. Chúng ta cần mua đồ ăn, thức uống, những vật dụng cần thiết. Về mặt tinh thần: hoc tập, du lịch và ca hát...đều được giao dịch bằng tiền giữa người mua và người bán. Vì đó là nhu cầu thiết yếu của con người, nhằm thoả mãn nhu cầu trong đời sống thường nhật của mỗi người. Ở đây tôi nói tới một số các mặt cần và vai trò hết sức quan trọng của đồng tiền nhưng tuyệt đối không để nó lợi dụng ngược lại ta. Ví dụ như đồng xu có 2 mặt: mặt sấp và mặt ngửa, con người cũng vậy cũng có mặt tốt và mặt xấu. Nếu cái chân chính thắng tà ác thì ta là người tốt, biết cách dùng những đồng tiền kiếm được từ mồ hôi công sức thực tại của ta để dùng vào những việc cao quý như xây dựng đường xá, trường học hay cứu đói cho các e nhỏ cơ nhỡ...điều ấy thật đáng quý biết bao.
Dù không có nhiều thì chúng ta cùng chung tay đóng góp, dù sao đó cũng là tấm lòng là sức lực ta tạo nên. Lương có người 4 triệu cũng đủ, có người 10 triệu vẫn thiếu, vấn đề ở đây là cách quản lý chi tiêu và quý trọng đồng tiền của từng người khác nhau. Ta vẫn biết cái tham sân si của con người là vô hạn, bao nhiêu cũng không đủ, được cái này rồi lại mong cái khác. Điều tôi muốn nói ở đây là các bạn hãy sống sao để tâm luôn an lành và tươi vui, đừng để tiền có thể làm bạn trở thành người xấu, lao vào tham sân si và mất đi bản chất tốt đẹp của mình. Đó chính là lúc cái mặt trái của đồng xu kia xuất hiện, tà ác của con người vượt mặt cái chân chính của ta. Nhiều người có chút tiền đã ra mặt và biểu hiện sau đó là thái độ thiếu tốn trọng người khác, coi mình là nhất nhất, không nên như vậy vì chúng ta đều đang sống cùng 1 bầu không khí nên hãy giúp đỡ lẫn nhau nhé. Hãy luôn là chính mình, để ai đó nhắc đến ta cũng nhớ tới đức độ của ta.
Dù bạn giàu hay nghèo thì khi nhắm mắt không thể mang theo được, vì vậy bạn hãy sống thật chan hoà và giúp đỡ mọi người xung quanh, ngoài kia có rất nhiều người khó khăn nghèo khổ hơn bạn, bạn đừng ngồi đó mà thái độ hay xa đà và lao vào vòng xoáy cơm áo gạo tiền của cuộc sống quá mức. Bạn có biết cuộc sống này nó muôn màu, nên sống 1 cuộc đời thật an lành & an nhiên. Đừng để sau này phải thốt lên từ "giá như". Luôn yêu thương mọi người xung quanh ta và cho đi đừng bao giờ mong nhận lại, hãy coi giúp đỡ ai đó là niềm vui nhé. Sống không tham sân si, luôn hoan hỷ và tâm tự tại.
(Nguyễn Hải - Nv Kế toán - Tp. Hà nội)
2. LỢI ÍCH VÀ TÁC HẠI CỦA ĐỒNG TIỀN
Sự đua chen, áp lực công việc hay những cái ghế vững chắc, nhìn lại, ta đều thấy sự có mặt của đồng tiền. Tiền cho ta cơm gạo, cho ta ăn sung mặc sướng, được lên mặt với bạn bè, nhiều tiền là đẳng cấp, có tiền ta có thể đi bất cứ nơi đâu ta muốn, ăn tất cả sơn hào hải vị, được cung phụng và ưu ái hơn những người khác, đồng tiền quả thật lợi hại, nó giúp ta có thêm nhiều niềm vui, thỏa mãn được nhiều sở thích, ham muốn của cá nhân người có được nó. Nhưng có mấy ai để ý rằng, có một sự thật phi lí, người ta đánh đổi tuổi trẻ, đánh đổi những giây phút bình yên, hạnh phúc bên gia đình, tranh chấp, kèn cựa thậm chí dùng mọi thủ đoạn để có được đồng tiền, làm việc cật lực, ngốn vào công việc và những toan tính sức khỏe, niềm vui,... tất cả vì tham vọng có thật nhiều tiền.
Khi bạn có thật nhiều tiền, có thể mua sắm bất cứ thứ gì mình muốn, nhưng cô đơn không một ai bên mình, khi lao lực quá sức đến khi có tiền thì trả bao nhiêu cũng không đủ mang tuổi trẻ về bên mình, tiền có còn làm bạn thật sự hạnh phúc. Tiền rất quan trọng, nó giúp ta có được nhiều thứ ta muốn nhưng không phải là tất cả! Đừng nghĩ rằng tất cả giá trị cuộc sống có thể mua được bằng tiền, sức khỏe và tình cảm mới thật sự là tài sản quí giá hơn tất thảy. Sống có mục tiêu, biết cân bằng và ưu tiên đúng mức cho tất cả chính là cách để ta tìm được giá trị cuộc sống cho bản thân. Hãy hết mình cho những đam mê chứ không phải đơn thuần chỉ vì những đồng tiền.
Sự đua chen, áp lực công việc hay những cái ghế vững chắc, nhìn lại, ta đều thấy sự có mặt của đồng tiền. Tiền cho ta cơm gạo, cho ta ăn sung mặc sướng, được lên mặt với bạn bè, nhiều tiền là đẳng cấp, có tiền ta có thể đi bất cứ nơi đâu ta muốn, ăn tất cả sơn hào hải vị, được cung phụng và ưu ái hơn những người khác, đồng tiền quả thật lợi hại, nó giúp ta có thêm nhiều niềm vui, thỏa mãn được nhiều sở thích, ham muốn của cá nhân người có được nó. Nhưng có mấy ai để ý rằng, có một sự thật phi lí, người ta đánh đổi tuổi trẻ, đánh đổi những giây phút bình yên, hạnh phúc bên gia đình, tranh chấp, kèn cựa thậm chí dùng mọi thủ đoạn để có được đồng tiền, làm việc cật lực, ngốn vào công việc và những toan tính sức khỏe, niềm vui,... tất cả vì tham vọng có thật nhiều tiền.
Khi bạn có thật nhiều tiền, có thể mua sắm bất cứ thứ gì mình muốn, nhưng cô đơn không một ai bên mình, khi lao lực quá sức đến khi có tiền thì trả bao nhiêu cũng không đủ mang tuổi trẻ về bên mình, tiền có còn làm bạn thật sự hạnh phúc. Tiền rất quan trọng, nó giúp ta có được nhiều thứ ta muốn nhưng không phải là tất cả! Đừng nghĩ rằng tất cả giá trị cuộc sống có thể mua được bằng tiền, sức khỏe và tình cảm mới thật sự là tài sản quí giá hơn tất thảy. Sống có mục tiêu, biết cân bằng và ưu tiên đúng mức cho tất cả chính là cách để ta tìm được giá trị cuộc sống cho bản thân. Hãy hết mình cho những đam mê chứ không phải đơn thuần chỉ vì những đồng tiền.
(Đinh Thị Thanh Mai - SV Đại học Thương Mại Hà Nội)
Bạn bè, anh em, người thân....có thể quay lưng lại với nhau vì TIỀN,
cho thấy sự 2 mặt đồng tiền chi phối tâm lý con người quá lớn. - Ảnh minh họa
3. ĐỪNG ĐỂ ĐỒNG TIỀN CHI PHỐI
Trong cuộc sống ngày nay đồng tiền rất cần thiết với mỗi con người.Và con người luôn tìm mọi cách để kiếm ra tiền và sử dụng tiền.Vì có tiền con người sẽ được đi du lịch mua sắm và tiền sẽ đáp ứng hết được những nhu cầu mà con người muốn.Nhưng tiền không phải tự nhiên mà có mà con người phải đi "kiếm" nó. Có người kiếm tiền bằng con đường chân chính, nhưng có người thì ngược lại cố gắng kiếm thật nhiều tiền mà vô tình đã hại người hoặc có người biết đó là sai trái là trái với lương tâm nhưng vì lòng tham mà vẫn cố tình.Những người làm việc hại người có một lúc nào đó sẽ suy nghĩ đến những việc mình làm và sẽ hối hận,cắn rứt lương tâm.Nếu trong tâm của mỗi con người không có lòng tham và không bị đồng tiền chi phối thì con người đã trở nên tốt đẹp hơn không còn hiện tượng người hại người và xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
(Nguyễn Thị Ngọc Mai - Sinh viên Trường ĐH lao động xã hội Sơn Tây - Hà Nội)
4. HÃY NHẬN CHÂN GIÁ TRỊ ĐỒNG TIỀN
Trong cuộc sống ngày nay thì TIỀN đóng một vai trò khá quan trọng, nó có thể điều phối mọi hoạt động sống của con người, thậm chí là quyết định sự tồn tại của con người. Tuy nhiên, tiền không phải là tất cả nhưng muốn có mọi thứ thì phải có tiền. Đồng tiền không xấu mà tốt xấu ở cách kiếm tiền và sử dụng tiền. Kiếm tiền ngày nay là một nhu cầu thiết yếu của con người để thỏa mãn các nhu cầu. Nhưng hãy kiếm tiền bằng chính sức lực của mình, bằng con đường chân chính và hãy biết đủ đừng tham. Để sao cho có tiền mà không sinh phiền não. Đặc biệt là giới trẻ, đôi khi vì một nhu cầu không mấy cần thiết mà đi kiếm tiền.bằng những con đường xấu, hạ thấp nhân cách của mình và có thể đánh đổi tất cả để có tiền và rồi lại hối hận. Hay việc sử dụng đồng tiền, chúng ta hãy biết dừng lại ở chữ ĐỦ bởi vì nhu cầu của con người không có giới hạn.
Đừng có tiêu tiền một cách không suy nghĩ đo lường dù đó là tiền mình làm ra, chưa kể là sự chu cấp của bố mẹ người thân. Nếu có dư giả hãy học hạnh từ bi, bố thí, cuộc sống có tình thương sẽ như vườn cây tươi tốt dưới ánh nắng ban mai. Tiền bạc và thời gian là vô giá, mỗi chúng ta hãy biết trân trọng nó như trân trọng những gì ta đang có. Hãy sử dụng đồng tiền với sự trân trọng và hãy cho đi nếu có thể. Nó có thể cho bạn một bữa ăn thịnh soạn dư thừa nhưng khi bạn chỉ cần bớt đi hưởng thụ một bữa ăn ngon no bụng thì những người nghèo khó ngoài kia cũng được ấm lòng. Giàu nghèo không ở tiền tài vật chất mà ở tình thương. Lấy tiền làm phương tiện trong cuộc sống chứ đừng quá lạm dụng. Hãy kiếm tiền và tiêu tiền một cách hợp lý để được sống một đời sống an lạc, thanh nhàn.
(Lê Mai Lan: PD Chúc Diệu Anh - SV Đại học Thương mại Hà Nội)
5."TIỀN " CÓ PHẢI LÀ TẤT CẢ
Kiếm tiền? Tiêu tiền? Và biết cách sống? Đã bao giờ bạn dành thời gian để nghĩ và thử kết nối những điều trên lại với nhau. Tôi nghĩ là có đấy. Bạn có thế sống mà không có tiền hay không thể làm ra tiền không? Tôi đang nói đến việc bạn sống độc lập. Bạn có thể tự tin hét vào mặt tôi rằng bạn không cần tiền ... Nếu có thể thì chắc là có thể tại 1 thời đại khác không phải bây giờ. Hiện nay tiền là 1 điều kiện vô cùng quan trọng và mang lại cho bạn cuộc sống đầy đủ hơn. Nó gần giống như định nghĩa có tiền là có tất cả. Ý nói đến vật chất thôi chứ không phải vậy đâu. Quay trở lại với những câu hỏi ban đầu, làm sao để làm được cả 3 việc kiếm tiền, tiêu tiền và biết cách sống. Tôi nghĩ sẽ dễ thôi nếu bạn dùng tâm của mình để trả lời. Đầu tiên kiếm tiền trước hết là hãy mang đạo đức, sự cố gắng thực sự ra để làm những việc sứng đáng với lương tâm.
Đừng bao giờ nghĩ đến việc kiếm tiền bằng cách chà đạp lên cuộc sống của người khác. Tiêu tiền? Hay là cứ làm ra và tiêu cho hết đi, cho vui sướng ngày hôm nay. Bạn có nghĩ nổi mỗi năm có bao nhiêu người chết đói không, bao nhiêu người bệnh tật, ốm đau mà không có tiền đến viện... Hãy nghĩ đến sự may mắn của mình trước khi sử dụng đồng tiền mình làm ra. Trân trọng đồng tiền đó là cách sống đáng quý. Tiết kiệm cho ngày mai và giúp đỡ mọi người nếu bạn có thể. Chỉ có như vậy mới là cách tốt nhất để bạn có được những điều mà tiền không mua được. " nếu nói hãy dừng việc kiếm tiền và biết cách sống" thì có lẽ với tôi nó không hẳn là đúng. Nếu dưng và cứ tiêu đi vậy mai sẽ thế nào? Nhưng vừa kiếm tiền và học cách sống tôi nghĩ sẽ tốt hơn cho mỗi chúng ta. Dùng việc làm ra tiền mà áp dụng cách sốg, dùng bài học về tâm đức về cách làm người mà tiêu tiền. Có như vậy mới có thể trọn vẹn. Sống vui vẻ thoải mái bằng việc giúp mình giúp đời. Nhớ tiền mua được vật chất, còn tâm thì tiền không thể mua được.
(Trịnh Thị Trang - SV Học Viện Ngân Hàng Hà Nội)
Các Tin Khác