Hình tượng, Ý nghĩa Tứ Đại Thiên Vương Hộ Pháp Thần Phật Giáo
Ngày đăng: 05:07:40 18-04-2016 . Xem: 7957
Tứ Đại Thiên Vương còn được gọi là Hộ Thế Tứ Thiên Vương, là bốn vị Thiên tướng thủ hộ Phật Pháp, thuộc chư Thiên Bộ trong Nhị Thập Thiên hoặc Thập Nhị Thiên của Phật Giáo. Tứ Đại Thiên Vương cư trụ trên núi Do Kiền Đà La bên hông của núi Tu Di, mỗi vị cùng với quyến thuộc của mình trấn giữ bốn phương Đông Nam Tây Bắc, cai quản hộ trì tứ châu là: Đông Thắng Thần Châu, Nam Thiệm Bộ Châu, Tây Ngưu Hạ Châu, Bắc Cu Lô Châu. Ở Trung Quốc, do ảnh hưởng của “Phong thần Diễn Nghĩa” và truyền thuyết dân gian còn gọi Tứ Đại Thiên Vương là “Tứ Đại Kim Cang”, lại nói chức phận của bốn vị này là: Phong, Điều, Vũ, Thuận.
Tứ Đại Thiên Vương Hộ Pháp Thần Phật Giáo tại Chùa Phước Điền (Chùa Hang) - Tỉnh An Giang
(Ảnh: Thích Nhật Chiếu)
Theo hệ thống tùng lâm Phật Giáo Trung Quốc thì Tứ Thiên Vương được thờ trong Thiên Vương Điện cùng với Hộ Pháp Vi Đà Thiên và Di Lặc Bồ Tát để bảo hộ Phật Pháp và chúng sanh, là những vị thần canh giữ chùa. Vì vậy Thiên Vương Điện được đặt sau Sơn Môn. Hình tướng và quốc độ của Tứ Đại Thiên Vương được phối như sau:
1. Đông Phương Trì Quốc Thiên Vương: tiếng Phạm gọi là Dhṛtarāṣṭra, dịch là Đề Đầu Lại Sa, Đề Đa La Sa, Đa La Sa, còn gọi là Trì Quốc Thiên, An Dân Thiên, Thuận Oán Thiên. Vì Ngài có thể hộ trì đất nước, bảo hộ chúng sanh nên gọi là Trì Quốc Thiên. Cư trụ phía đông núi Tu Di, mặc giáp trụ, nét mặt phẫn nộ, tay cầm đàn Tỳ bà. Trì Quốc Thiên Vương biểu thị lòng từ bi, dùng âm nhạc để cảm hóa chúng sanh quy y Phật Pháp. Chủ quản Đông phương Phất Đề Bà Châu.
2. Nam Phương Tăng Trưởng Thiên Vương: tiếng Phạm gọi là Virūḍhaka, dịch là Tỳ Lưu Đa Thiên, Tỳ Lưu Ly Thiên, Tỵ Lưu Trà Già Thiên, Tỳ Lâu Lặc Thiên, Tỳ Lâu Lặc Xoa Thiên…Vì Ngài có năng lực hộ trì chúng sanh tăng trưởng thiện căn nên gọi là Tăng Trưởng Thiên. Cư trụ ở phía Nam núi Tu Di, nét mặt giận dữ, mặc giáp trụ, tay cầm bảo kiếm bảo hộ Phật Pháp không cho tà ác xâm phạm. Chủ quản Nam phương Diêm Phù Đề Châu.
3. Tây Phương Quảng Mục Thiên Vương: tiếng Phạm gọi là Virūpākṣa, dịch là Tỳ Lưu Bác Xoa, Tỳ Lưu La Xoa, Tỳ Lưu Bà Xoa, Tỵ Lâu Bác Xoa, Tỵ Lưu Ba A Xoa…Vì Ngài có thể dùng Thiên nhãn thanh tịnh quán sát thế giới hộ trì chúng sanh nên gọi là Quảng Mục Thiên. Cư trụ phía Tây núi Tu Di, hiện tướng giận dữ, mặc giáp trụ, tay quấn con rắn (hoặc rồng). Chủ quản Tây phương Anh Da Ni Châu.
4. Bắc Phương Đa Văn Thiên Vương: tiếng Phạm gọi là Vaiśravaṇa, dịch là Tỳ Xá la Bà Nã, Tỳ Thất La Muộn Nẵng, Phệ Thất La Mạt Nã, Tỳ Xá La Môn, Tỳ Sa Môn…Vì Ngài từng bảo hộ đạo tràng của Như Lai, do đó được nghe Như Lai thuyết pháp nhiều, nên có tên là Đa Văn Thiên. Cư trụ ở phía Bắc núi Tu Di, hiện tướng phẫn nộ, tay cầm bảo tán (hoặc bảo tháp), biểu thị phước đức đa văn, chế phục chúng ma, bảo hộ tài bảo của chúng sanh. Chủ quản Bắc phương Úc Đơn Việt Châu.
Đông Phương Trì Quốc Thiên Vương
Nam Phương Tăng Trưởng Thiên Vương
Tây Phương Quảng Mục Thiên Vương
Bắc Phương Đa Văn Thiên Vương
Tài liệu tham khảo:
http://tamlinhhuyenbi.net
http://www.buddhismcap.com
http://hoavouu.com/
Nguồn: Tâm linh Huyền Bí (tamlinhhuyenbi.net)
Tứ Đại Thiên Vương Hộ Pháp Thần Phật Giáo tại Chùa Phước Điền (Chùa Hang) - Tỉnh An Giang
(Ảnh: Thích Nhật Chiếu)
Theo hệ thống tùng lâm Phật Giáo Trung Quốc thì Tứ Thiên Vương được thờ trong Thiên Vương Điện cùng với Hộ Pháp Vi Đà Thiên và Di Lặc Bồ Tát để bảo hộ Phật Pháp và chúng sanh, là những vị thần canh giữ chùa. Vì vậy Thiên Vương Điện được đặt sau Sơn Môn. Hình tướng và quốc độ của Tứ Đại Thiên Vương được phối như sau:
1. Đông Phương Trì Quốc Thiên Vương: tiếng Phạm gọi là Dhṛtarāṣṭra, dịch là Đề Đầu Lại Sa, Đề Đa La Sa, Đa La Sa, còn gọi là Trì Quốc Thiên, An Dân Thiên, Thuận Oán Thiên. Vì Ngài có thể hộ trì đất nước, bảo hộ chúng sanh nên gọi là Trì Quốc Thiên. Cư trụ phía đông núi Tu Di, mặc giáp trụ, nét mặt phẫn nộ, tay cầm đàn Tỳ bà. Trì Quốc Thiên Vương biểu thị lòng từ bi, dùng âm nhạc để cảm hóa chúng sanh quy y Phật Pháp. Chủ quản Đông phương Phất Đề Bà Châu.
2. Nam Phương Tăng Trưởng Thiên Vương: tiếng Phạm gọi là Virūḍhaka, dịch là Tỳ Lưu Đa Thiên, Tỳ Lưu Ly Thiên, Tỵ Lưu Trà Già Thiên, Tỳ Lâu Lặc Thiên, Tỳ Lâu Lặc Xoa Thiên…Vì Ngài có năng lực hộ trì chúng sanh tăng trưởng thiện căn nên gọi là Tăng Trưởng Thiên. Cư trụ ở phía Nam núi Tu Di, nét mặt giận dữ, mặc giáp trụ, tay cầm bảo kiếm bảo hộ Phật Pháp không cho tà ác xâm phạm. Chủ quản Nam phương Diêm Phù Đề Châu.
3. Tây Phương Quảng Mục Thiên Vương: tiếng Phạm gọi là Virūpākṣa, dịch là Tỳ Lưu Bác Xoa, Tỳ Lưu La Xoa, Tỳ Lưu Bà Xoa, Tỵ Lâu Bác Xoa, Tỵ Lưu Ba A Xoa…Vì Ngài có thể dùng Thiên nhãn thanh tịnh quán sát thế giới hộ trì chúng sanh nên gọi là Quảng Mục Thiên. Cư trụ phía Tây núi Tu Di, hiện tướng giận dữ, mặc giáp trụ, tay quấn con rắn (hoặc rồng). Chủ quản Tây phương Anh Da Ni Châu.
4. Bắc Phương Đa Văn Thiên Vương: tiếng Phạm gọi là Vaiśravaṇa, dịch là Tỳ Xá la Bà Nã, Tỳ Thất La Muộn Nẵng, Phệ Thất La Mạt Nã, Tỳ Xá La Môn, Tỳ Sa Môn…Vì Ngài từng bảo hộ đạo tràng của Như Lai, do đó được nghe Như Lai thuyết pháp nhiều, nên có tên là Đa Văn Thiên. Cư trụ ở phía Bắc núi Tu Di, hiện tướng phẫn nộ, tay cầm bảo tán (hoặc bảo tháp), biểu thị phước đức đa văn, chế phục chúng ma, bảo hộ tài bảo của chúng sanh. Chủ quản Bắc phương Úc Đơn Việt Châu.
Tứ Đại Thiên Vương cùng Phạm Thiên và Thiên chúng thuộc cõi trời dục giới, là những vị thần bảo hộ Phật Pháp, cũng như hộ trì chúng sanh tu tập thiện pháp, tồi phá trừng phạt những kẻ tà ác bất thiện xâm hại Phật Pháp.
Một vài hình ảnh khác của Tứ Đại Thiên Vương Hộ Pháp Thần Phật Giáo:
Một vài hình ảnh khác của Tứ Đại Thiên Vương Hộ Pháp Thần Phật Giáo:
Đông Phương Trì Quốc Thiên Vương
Nam Phương Tăng Trưởng Thiên Vương
Tây Phương Quảng Mục Thiên Vương
Bắc Phương Đa Văn Thiên Vương
Tài liệu tham khảo:
http://tamlinhhuyenbi.net
http://www.buddhismcap.com
http://hoavouu.com/
Nguồn: Tâm linh Huyền Bí (tamlinhhuyenbi.net)
Các Tin Khác