Kính chuông như kính Phật
Ngày đăng: 12:06:04 25-04-2016 . Xem: 4998
Trong Phật giáo, chuông là pháp khí dùng làm hiệu lịnh trong chốn tòng lâm, tự viện.
Tiếng chuông buổi sáng trước nhanh sau chậm dần, là để cảnh tỉnh, đánh thức đại chúng đêm dài đã qua, chớ có buông lung, tham đắm ngủ nghỉ nữa. Tiếng chuông buổi chiều trước chậm sau nhanh dần, là để đại chúng đề cao cảnh giác rằng mình sắp đi vào đường mê, nhớ ngủ ít thôi, đừng để hôn muội. Cho nên, trong chốn tòng lâm, khởi đầu một ngày bằng tiếng chuông, mà kết thúc cũng bằng tiếng chuông.
Có một hôm, thiền sư Dịch Thượng vừa trong thiền định trở ra chợt nghe tiếng chuông từng hồi du dương, thiền sư đặc biệt chú ý lắng nghe, cho đến khi tiếng chuông dừng lại hẳn. Ông cho gọi thị giả đến hỏi :
- Sáng nay ai thỉnh chuông thế?
Thị giả hồi đáp :
- Bạch thầy là do một chú Sa-di vừa mới xuất gia.
Thiền sư bảo thị giả đi gọi chú Sa-di đến, rồi hỏi :
- Sáng nay chú thỉnh chuông, tâm trạng chú thế nào ?
Chú Sa-di không biết vì sao thiền sư hỏi mình như thế, nhưng cứ thật tình trả lời :
- Dạ, bạch thầy, không có tâm trạng gì đặc biệt ! Chỉ biết việc thỉnh chuông là thỉnh chuông mà thôi.
Thiền sư nói :
- Sao lại không có gì đặc biệt ? Lúc chú thỉnh chuông, trong tâm chú nhất định có nghĩ điều gì đó? Bởi vì sáng nay ta nghe tiếng chuông, ta thấy trong âm thanh có sự trong sáng, rất cao quý, đó là do người thỉnh chuông rất chánh tâm, thành ý mới có thể thỉnh được chuông phát ra âm thanh như vậy.
Chú Sa-di nhớ lại, thưa với thiền sư rằng :
- Bạch thầy! Kỳ thật con cũng không có ý niệm gì đặc biệt khi thỉnh chuông. Chỉ là, hồi con chưa đi tu, thầy con có dạy, lúc thỉnh chuông phải coi chuông như Phật, phải chí thành, giữ giới, kính chuông như kính Phật; thỉnh chuông thì cũng giống như ngồi thiền, tụng kinh, lễ bái.
Thiền sư Dịch Thượng nghe chú Sa-di trình bày thì vô cùng vừa ý, đôi ba phen nhắc nhở:
- Từ nay về sau con làm bất cứ việc gì cũng đều phải giữ tâm thiền giống như việc đánh chuông sáng hôm nay, chớ đừng quên mất !
Chú Sa-di từ khi còn nhỏ đã thực tập thành thói quen thận trọng kính cẩn, không chỉ việc thỉnh chuông mà làm bất cứ việc gì, nghĩ việc gì… cũng đều ghi nhớ lời dạy của bổn sư và lời khai thị của thiền sư Dịch Thượng, luôn luôn giữ tâm thiền. Chú Sa-di ấy sau này chính là Thiền sư Sâm Điền - Ngộ Do.
Thiền sư Dịch Thượng không những chỉ biết người, mà từ trong tiếng chuông có thể nhìn thấy phẩm chất đạo đức của người, đó cũng là do ngài có thiền tâm. Ngạn ngữ có câu: "Muốn biết người có chí hay không, hãy xem việc nấu cơm, quét nhà của họ", "Xem từ việc nhỏ mà biết việc lớn". Thiền sư Sâm Điền - Ngộ Do khi còn Sa-di nhỏ tuổi đã có thể dùng tâm thiền để thỉnh chuông, biết kính chuông như kính Phật, cho nên sau này lớn lên trở thành một thiền sư kiệt xuất! Điều này cho thấy, phàm làm bất cứ việc gì với tâm thiền thì đều thành tựu mỹ mãn.
Tiếng chuông buổi sáng trước nhanh sau chậm dần, là để cảnh tỉnh, đánh thức đại chúng đêm dài đã qua, chớ có buông lung, tham đắm ngủ nghỉ nữa. Tiếng chuông buổi chiều trước chậm sau nhanh dần, là để đại chúng đề cao cảnh giác rằng mình sắp đi vào đường mê, nhớ ngủ ít thôi, đừng để hôn muội. Cho nên, trong chốn tòng lâm, khởi đầu một ngày bằng tiếng chuông, mà kết thúc cũng bằng tiếng chuông.
Có một hôm, thiền sư Dịch Thượng vừa trong thiền định trở ra chợt nghe tiếng chuông từng hồi du dương, thiền sư đặc biệt chú ý lắng nghe, cho đến khi tiếng chuông dừng lại hẳn. Ông cho gọi thị giả đến hỏi :
- Sáng nay ai thỉnh chuông thế?
Thị giả hồi đáp :
- Bạch thầy là do một chú Sa-di vừa mới xuất gia.
Thiền sư bảo thị giả đi gọi chú Sa-di đến, rồi hỏi :
- Sáng nay chú thỉnh chuông, tâm trạng chú thế nào ?
Chú Sa-di không biết vì sao thiền sư hỏi mình như thế, nhưng cứ thật tình trả lời :
- Dạ, bạch thầy, không có tâm trạng gì đặc biệt ! Chỉ biết việc thỉnh chuông là thỉnh chuông mà thôi.
Thiền sư nói :
- Sao lại không có gì đặc biệt ? Lúc chú thỉnh chuông, trong tâm chú nhất định có nghĩ điều gì đó? Bởi vì sáng nay ta nghe tiếng chuông, ta thấy trong âm thanh có sự trong sáng, rất cao quý, đó là do người thỉnh chuông rất chánh tâm, thành ý mới có thể thỉnh được chuông phát ra âm thanh như vậy.
Chú Sa-di nhớ lại, thưa với thiền sư rằng :
- Bạch thầy! Kỳ thật con cũng không có ý niệm gì đặc biệt khi thỉnh chuông. Chỉ là, hồi con chưa đi tu, thầy con có dạy, lúc thỉnh chuông phải coi chuông như Phật, phải chí thành, giữ giới, kính chuông như kính Phật; thỉnh chuông thì cũng giống như ngồi thiền, tụng kinh, lễ bái.
Thiền sư Dịch Thượng nghe chú Sa-di trình bày thì vô cùng vừa ý, đôi ba phen nhắc nhở:
- Từ nay về sau con làm bất cứ việc gì cũng đều phải giữ tâm thiền giống như việc đánh chuông sáng hôm nay, chớ đừng quên mất !
Chú Sa-di từ khi còn nhỏ đã thực tập thành thói quen thận trọng kính cẩn, không chỉ việc thỉnh chuông mà làm bất cứ việc gì, nghĩ việc gì… cũng đều ghi nhớ lời dạy của bổn sư và lời khai thị của thiền sư Dịch Thượng, luôn luôn giữ tâm thiền. Chú Sa-di ấy sau này chính là Thiền sư Sâm Điền - Ngộ Do.
Thiền sư Dịch Thượng không những chỉ biết người, mà từ trong tiếng chuông có thể nhìn thấy phẩm chất đạo đức của người, đó cũng là do ngài có thiền tâm. Ngạn ngữ có câu: "Muốn biết người có chí hay không, hãy xem việc nấu cơm, quét nhà của họ", "Xem từ việc nhỏ mà biết việc lớn". Thiền sư Sâm Điền - Ngộ Do khi còn Sa-di nhỏ tuổi đã có thể dùng tâm thiền để thỉnh chuông, biết kính chuông như kính Phật, cho nên sau này lớn lên trở thành một thiền sư kiệt xuất! Điều này cho thấy, phàm làm bất cứ việc gì với tâm thiền thì đều thành tựu mỹ mãn.
Dã Hạc dịch
(Theo Thiền thoại điển cố)
Nguồn: Giác ngộ Online
(Theo Thiền thoại điển cố)
Nguồn: Giác ngộ Online
Các Tin Khác