Nguyên Nhân Của Đau Khổ Là Tà Kiến
SVO - Thông thường chúng ta nghĩ chúng sanh đắm chìm trong ngũ dục, thì sẽ đau khổ. Vì đó là nhân quả của nó là như thế rồi. Do đó dục chính là nguyên nhân gây ra đau khổ cho con người. Vì căn bản là dục luôn nuôi dưỡng tam độc tham, sân, si, và gây ra tất cả khổ đau cho chúng ta.
Chúng ta thường nghĩ ác là ác, và thiện chỉ là thiện, thì đó chính là một ảo tưởng để sống được trên bề mặt đối đãi của cuộc đời này thôi.
Vì chúng ta là người bình thường, mà còn biết phân biệt ác nhiều ác ít, thiện nhiều thiện ít nữa mà. Và đó là cái thấy giữa cái ác này với cái ác khác, giữa cái thiện này với cái thiện kia. Nhưng chính trong một cái ác đó hay cái thiện đó, thì nó sẽ có nhiều cái khác nữa, chứ không phải bao nhiêu đó là hết đâu. Và nhờ biết như vậy, cho nên đức Phật mới có khả năng quán chiếu, thấy được luân hồi quá khứ vị lai trong giây phút hiện tại.
Thông thường chúng ta nghĩ chúng sanh đắm chìm trong ngũ dục, thì sẽ đau khổ. Vì đó là nhân quả của nó là như thế rồi. Do đó dục chính là nguyên nhân gây ra đau khổ cho con người. Vì căn bản là dục luôn nuôi dưỡng tam độc tham, sân, si, và gây ra tất cả khổ đau cho chúng ta.
Tuy nhiên ngoài tham, sân, si, còn có những cái độc hơn nữa, đó chính là tà kiến, ngã mạn, nghi ngờ, hận thù…
Vậy có phải dục là nguyên nhân chính sinh ra đau khổ hay không?
Bây giờ chúng ta hãy xét trên 8 thức của Duy Thức Học là: Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức, mạt na thức và a lại da thức. Và 8 thức này nó cũng chính là: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân xác, ý thức, tiềm thức và vô thức của con người.
Nhưng ba cái: Ý thức, mạt na thức và a lại da thức, thì cũng chính là ý thức, tiềm thức và vô thức này, nó thuộc não bộ thần kinh trung ương. Nên nó có chức năng khác với năm giác quan thuộc bản năng kia. Vì trong vô thức ta còn chia ra làm hai, là tâm linh (lý tưởng) và tâm thức(chân lý) nữa. Trong tâm thức lại chia làm hai, là tiền tâm thức (A la hán) và kết tâm thức (Phật). Và chính nơi kết tâm thức này là có chứa thần thức, là cái chân tâm vô trụ bất sinh bất diệt không có gì hết. Nên cái chân tâm này không còn nghiệp gì dính vào nó hết, cho nên nó sẽ thoát khỏi luân hồi.
Vậy ta thấy tinh thần của con người, có thể miêu tả như thế này: Phía ngoài là tòa thành thân xác có năm cái cửa. Đó chính là năm giác quan (ngũ thức). Sau đó đi vào trong khu nhà chính, là vào một cái cửa duy nhất. Đó chính là ý thức. Sau cánh cửa đó là tiếp tới một cái nhà kho, chứa tất cả những gì từ bên ngoài được tiếp nhận đem vào. Đó chính là tiềm thức (mạt na thức) hay còn gọi là siêu hình. Và phía trong cái nhà kho nữa thì có một căn phòng bí mật. Đó chính là vô thức (a lại da thức). Và trong căn phòng bí mật đó lại chia làm hai ngăn, ngăn ngoài và ngăn trong. Đó chính là tiền tâm thức và kết tâm thức. Và chính trong cái ngăn sau cùng là kết tâm thức, của căn phòng bí mật phía trong đó, sẽ có chứa một viên kim cương sáng chói. Và đó chính là chánh pháp Như Lai, mà không một ai trên đời này có khả năng hiểu nổi cả.
Vậy làm sao bạn lấy 5 tên lính giữ cổng thành, đặt ngang hàng ông đại tướng quân và hoàng đế được, mà gọi là 8 thức chứ?
Vì ngũ thức là 5 giác quan, mắt, tai, mũi, lưỡi và thân xác xúc chạm, luôn có khuynh hướng trung tính và luôn phụ thuộc vào ý thức, và sau đó thông qua ý thức mà nó “nhập kho” các cảm giác vào trong tiềm thức, tạo ra một thế giới sương khói gió mưa bảo bùng, và các hóa thành này kia lung tung. Và thế giới này là thế giới lộn ngược với hiện thực mà ý thức xác nhận, nên người phương tây gọi là siêu hình.
Vậy mọi vấn đề được tiếp nhận từ 5 cổng thành này, đều được đưa vào trong cửa chính và nhập kho để đó. Và do cái kho này quá nhiều nên chúng ta khổ, và nếu nó mà tràn ra ngoài cổng chính của ý thức, thì chúng ta điên khùng luôn. Vì thế mọi “cảm nhận” từ 5 giác quan được đưa vào ý thức để xử lý, rồi nó phản hồi tốt xấu gì đó, và sau đó có nên tiếp nhận nữa hay không, là tùy vào ý thức. Vì trong kho bây giờ quá tải rồi, sắp khùng rồi. Đó chính là lý trí của chúng ta mách bảo rằng, đừng quá sa vào nghiện ngập hưởng thụ cho thân xác, thì phải ngừng lại thôi.
Vì thế ngũ thức hay ngũ căn này là không “có đầu óc” gì cả, mà tốt xấu là tùy vào ý thức mà thôi. Nếu ý thức chúng ta nhận thức sai về các giá trị của con người và sự vật, thì coi như thua luôn. Vì 5 giác quan này không có khả năng mạnh hơn tinh thần con người, gồm ý thức, tiềm thức và vô thức. Do đó nó không thể mang chữ “thức” ngang hàng với 3 thức kia được. Vì 5 tên lính giữ cửa thành này có biết gì đâu mà gọi là “thức” chớ. Vì nó chỉ là bản năng thuần túy mà thôi. Nó là những khả năng mang tính động vật của con người.
Vậy cơ quan thần kinh trung ương trong não bộ của con người, sẽ quyết định cho con người đó đi theo con đường ác hay là thiện, chứ không phải do các giác quan. Và nếu kẻ nào nghiện ngập, như bài bạc rượu chè, gái gú ăn chơi sa đọa quen thói không bỏ được, là coi như bị 5 tên lính giữ cửa thành làm chủ nó rồi. Lúc này đại tướng quân cũng đầu hàng 5 tên lính giữ cửa thành này luôn.
Điều đó có nghĩa là con người đó sống nặng về phần bản năng không có lý trí nữa, và họ đã chấp nhận làm nô lệ cho các cảm giác mịt mù của các giác quan chính mình. Và đó chính là tạo nghiệp khổ đau rồi. Và trong trường hợp này thì chúng ta mới nói rằng, dục chính là nguyên nhân gây ra khổ đau. Tuy nhiên số người nghiện ngập si mê trong xã hội này rất ít, còn số người có lý trí thì nhiều hơn. Vì nếu mấy thằng khùng kia mà nhiều quá, thì xã hội này tiêu tùng rồi còn đâu.
Do đó dục sinh ra từ ham muốn hưởng thụ của bản năng, thì không phải nguyên nhân chính gây ra đau khổ.
Mà đau khổ của con người sinh ra là bởi tà kiến mà thôi. Vì tà kiến là có tâm sinh lý và lý trí lệch lạc rồi, nên sinh ra tham, sân, si, mạn, nghi, hận thù vv. Vì các trạng thái tốt hay xấu của con người, như đau khổ và vui thú đều có thể nhận biết bằng ý thức (người thường) và siêu ý thức (Phật). Và cái “siêu ý thức” này thì cũng có nghĩa là tâm thức đó.
Bởi vì các giác quan là thế giới chập chùng mù mịt của cảm giác, là không thể xác định rõ ràng được. Và các lớp cảm giác nào nếu đem vào tiềm thức rồi, thì nó cũng sẽ chập chùng mù mịt như vậy luôn. Cho nên chúng ta không cần thiết phải xét về thế giới cảm giác của các giác quan làm gì. Cũng như những vọng tưởng lung tung trong đầu chúng ta, thì đều là sản phẩm của cái kho tiềm thức đó cả. Và bạn chớ dại dột khám phá hai cái này làm chi cho khổ thêm. Vì cái gốc của hai đám khói mù này là nó nằm ở chỗ khác mà. Vì thế bạn đừng dại nhảy vô hai cái chỗ đó mà tiêu đời đó nha! Sở dĩ người ta đọc siêu hình học phương tây rồi điên luôn, là chính bởi nhảy vô hai cái này đây.
Vì thế cái gốc của dục là tà kiến, thì điều này có nghĩa tà kiến là cái gốc của đau khổ và cái ác. Và nó cũng giống như chánh kiến là kết quả của bát chánh đạo vậy.
Do đó từ đây chúng ta cần tách 5 giác quan ra khỏi ý thức, tiềm thức và vô thức, chứ không thể gọi chung là 8 thức như Duy Thức Học được. Vì ba cái rõ ràng không thể xếp chung với 5 cái mịt mù được đâu.
Vì thực tế trong lịch sử đã có những cư sĩ, nhưng giác ngộ rất cao như Duy Ma Cật, Tuệ Trung Thượng Sĩ, Lý Bỉnh Nam vv. Vì mấy ông này cũng sống trong dục mỗi ngày, mà sao giác ngộ cao quá vậy. Và đức Phật Di Lặc cũng thế, tuy thân Ngài trong cỏi dục, nhưng tâm Ngài sáng trong, và đầu óc Ngài có chánh kiến, thì Ngài thành Phật luôn chứ sao nữa.
Trái lại cũng có những kẻ không ham dục lạc, và nguyện sống một cuộc đời lý tưởng trong sạch đến cực đoan, thì lại tàn ác vô cùng. Và đó chính là tên đồ tể Adolf Hitler trùm phát xít Đức. Vì hắn rất yêu thương loài vật và ăn chay trường, cũng như không hút thuốc uống rượu nghiện ngập một thứ gì. Hắn chính là người ra những điều luật cấm hút thuốc, và bảo vệ các con vật nuôi đầu tiên trên thế giới. Vì hắn “tu luyện” để trở thành con người “siêu nhân” như triết học hoang tưởng của Nietzsche vậy. Và do hắn có tà kiến hoang tưởng quá nặng, nên đã nhận lầm cái sứ mệnh điên khùng của ma vương trao cho hắn, và do đó cuối cùng hắn đại bại luôn.
Và tương tự như thế, có những nhà tu khổ hạnh cực đoan, sai lầm về mục đích tu của mình để làm gì. Cho nên bằng ý chí cực đoan, họ luyện được những phép thuật như chôn xuống đất mấy tháng không chết, rồi đi trên mặt nước hoặc ngồi hổng trên mặt đất cả thước. Và chúng ta biết những điều này là có thật. Những người này sống xa rời dục lạc, nhưng đầu óc tà kiến, nên cũng thất bại trong việc giải thoát khổ đau chồng chất của kiếp người.
Vì làm người thì chúng ta phải nhìn thấy cái vấn đề chính yếu nhất, là thấy cái mục đích lớn của nó kìa, chứ không phải suốt đời cứ nhìn thấy mấy cái râu ria bên ngoài thôi, mà “chấp” mãi là thua luôn đó.
Vì đi vào tâm lý có tốt hay xấu gì, thì cũng không nên phân tích nhiều ra thêm rối, cái nào quên được thì quên cho nhanh. Hay nói khác hơn chúng ta vượt qua cái nào, thì phải bỏ cái đó đi. Vì khi bạn bơi trong một cái hồ nước đục, thì bạn bơi kiểu gì cũng là ở trong đó thôi, có thoát ra được đâu. Nhưng khi bạn nhảy qua một cái hồ nước trong veo rồi, thì bơi kiểu nào cũng là mát mẽ sạch sẻ hết. Và điều này cũng như tà kiến và chánh kiến vậy. Vì khi bạn tu mà chứng pháp và có chánh kiến rồi, thì hãy quên mấy cái như chánh tư duy, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh nghiệp, chánh giới, chánh định và gì gì đó đi cho rồi.
Và từ đó bạn mới đặt mục tiêu cao hơn nữa mà tiến tới.
Vì tu là phải tạo ra những cái mới để thay thế những cái cũ. Do đó bạn phải cố gắng tạo ra những giá trị tinh thần vô hình mới, để thay thế những giá trị vật chất hữu hình cũ đi. Vì trước nay vật chất nó hút tinh thần của chúng ta vào nó. Còn bây giờ chúng ta tu là để ly dục, là chống lại sức hút của vật chất. Và có như thế chúng ta mới mạnh hơn vật chất chứ. Do đó chúng ta nói chung là mạnh hơn tất cả mọi người rồi, vì con người là yếu hơn vật chất mà.
Do đó ham muốn cũng có hai mặt của nó. Vì thế đi tu là bạn phải tạo ra cái ham muốn thánh thiện, để thay thế cái ham muốn dung tục đời thường. Vì vấn đề ở đây là thanh lọc từ tâm. Vì tâm là gốc mà nó sạch rồi, thì nơi nơi quốc độ trú xứ nào cũng sạch bóng hết.
Vì thế nếu bạn có ham muốn giải thoát, thì bạn phải nuôi dưỡng ham muốn đó để nó lớn mạnh lên, rồi bạn sẽ dùng nó thay thế cho các ham muốn tầm thường trước kia. Và cái đó được gọi là “đức tin bất thối chuyễn”, trên con đường dấn thân tu học của mình.
Vì vậy chúng ta không thể bảo tham là hoàn toàn xấu được. Và tương tự như thế, cái ác cũng không hoàn toàn là ác được. Bởi vì bên trong cái ác đó còn có những cái gì nữa, mà chúng ta không biết đó thôi. Và trong cái thiện cũng vậy, nó cũng chẳng có hoàn toàn là thiện đâu. Mà nó là một con đường đi vô tận về quá khứ vị lai. Và tương tự như thế, cái ác cũng là một con đường vô tận đi vào bóng tối. Do đó chúng sanh nghiệp ác nhiều mới trầm luân mãi trong vòng luân hồi khổ đau. Còn những ai hướng thiện, thì cũng luân hồi trong con đường ngoi lên vươn tới ánh sáng Phật pháp.
Cho nên chúng ta thấy vì sao đức Phật, lại có khả năng quán chiếu nhìn thấy cả trăm ngàn tỷ kiếp của quá khứ, mà Ngài đã từng trãi qua rồi. Và cũng như vậy, Ngài cũng đã quán chiếu nhìn thấy cả trăm ngàn tỷ kiếp của tương lai. Và Ngài nhìn thấy rất rõ nhân quả trong vòng luân hồi thiên thu của chúng sanh như thế nào luôn. Vì nhân như thế nào thì quả sẽ chính xác như thế, không bao giờ là ngẫu nhiên.
Vì khi chúng sanh chết đi, thì nghiệp chướng nó dồn lại một cục gọi là linh hồn. Và cái linh hồn tội lổi này, sẽ tùy vào nghiệp chướng của nó mà đi đầu thai thọ sanh vào kiếp khác thôi.
Và tại sao đức Phật lại có thể thấy được như thế. Là vì Ngài không thấy ác là ác như chúng ta. Vì chúng ta thấy cái ác là ác nên chúng ta hết đường đi. Nhưng đức Phật lại thấy trong cái ác đó có 2 cái. Và trong 2 cái đó có 4 cái nữa. Và cứ thế Ngài nhìn thấy mãi không bao giờ ngừng. Cho nên Ngài mới nhìn thấy tất cả các kiếp sống xưa kia mà Ngài đã trãi qua rồi. Và đức Phật nhìn thấy cái thiện cũng vậy. Vì trong cái thiện đó cũng có cái ác nhỏ xíu trong đó nữa. Và do đó cái thiện đó cũng sẽ chia làm 2, rồi làm 4, làm 8 và cứ thế theo cấp số nhân 2 mà tính thôi. Và do nhìn thấy như vậy nên đức Phật mới nhìn sâu vào cái vi mô được, mà nhìn rộng lớn ra cái vĩ mô cũng được. Và đức phật lại có thể nhìn “thấy hết” trời đất, từ hạt bụi cho đến cả vũ trụ được. Là vì Ngài nhìn theo hướng suy luận vô cùng đơn giản mà thôi.
Tuy nhiên khả năng của Phật là vô hạn, còn các bậc thánh chứng ngũ thông gì đó, thì cũng có thể quán chiếu thấy cũng rất nhiều, nhưng không thể bằng Phật được. Và tại sao Phật lại có khả năng kỳ lạ như thế. Là vì từ 5 cửa thành đi vào trong cái cửa chính là ý thức, và đi vô nữa thì chúng ta bị bít kín rồi. Trái lại đối với Phật đã giác ngộ toàn giác, là đã được “trổ” một cái cửa sau nơi căn phòng bí mật cuối cùng kia. Và viên kim cương sáng chói ở đây, thì cũng chính là cái cửa hậu này đây. Từ đó bất cứ cái gì vào từ cửa trước, thì nó sẽ ra cửa sau và mất hết trơn luôn, không còn lại để chấp thủ một cái gì. Còn chúng ta cứ “nhập kho” rác rưởi đủ thứ và để đống trong kho đó, nên chúng ta khổ đến mức điên luôn, cũng không biết làm sao mà gỡ ra nữa.
Và nói chung đầu óc của Phật, là chạy tới chạy lui gì cũng được hết, như là chiếc xe đạp bị trật cóc nơi cái líp vậy. Lúc đó chúng ta cầm cái bàn đạp, quay ào ào tới lui gì cũng được hết. Trái lại đầu óc chúng ta thì như chiếc xe đạp chỉ chạy tới trước được mà thôi…
Và khi người ta nói 5 chú bé đeo trên người đức Phật Di Lặc, là biểu tượng cho 5 giác quan của con người. Và 5 đứa bé này luôn chọc phá Phật mà Phật không thấy gì hết. Nhưng thật ra Phật thấy hết đó chứ. Nhưng khi những vấn đề gì đi vào 5 cửa thành này, thì sau đó nó thoát ra một cái cửa sau hết, thì lấy gì mà đức Phật Di Lặc khổ đây. Và như vậy thì cười thôi chứ biết làm gì bây giờ? Ha ha ha!
Tuy nhiên chân lý chính là một vòng tròn, có chứa các đoạn thẳng như là các hệ ý thức vậy. Và trong Phật Giáo đại thừa thì đó chính là các tông phái do các Tổ lập ra. Nhưng tông phái nào mà muốn đi tới gần chánh pháp, thì cũng phải đi qua con đường thiền tông hết. Vì khi bắt đầu một việc gì, thì chúng ta luôn cần tha lực giúp sức trước, nhưng đến giây phút quyết định cuối cùng, thì phải dùng đến tự lực, nội lực của chính mình. Do đó tu thiền định là tu nhiều về tự lực, cho nên cứ theo Pháp Phật mà tu ngay từ đầu thì nhanh hơn. Vì những gì Phật Thích Ca nói đều đáng tin cậy, hơn là mấy ông Tổ Trung Quốc nói.
Vì nhân quả thiện ác trên trần gian, là chập chùng mịt mù nối nhau không dứt, trừ khi bạn thành Phật thì thôi. Do đó bây giờ chúng ta cần biết về nghiệp của mình như thế nào, thì mình mới biết cách thoát ra khỏi vũng lầy đó được. Vì khi xả được nghiệp rồi, thì ngay lúc đó chúng ta mới thành công. Và nếu chúng ta gặp những kẻ sân hận điên cuồng hay gây sự làm khổ mình, thì chúng ta cũng biết rằng đó là do nghiệp của nó quá nặng mà thôi, cho nên chúng ta cũng không cần giận nó làm chi cho mệt, mà hãy tránh ra đi. Hí hí!
Hà Hùng
Theo ĐPNN