Phật giáo và những vấn đề nóng của xã hội
Ngày đăng: 08:14:22 08-04-2016 . Xem: 6616
Trong hầu hết các vấn đề xã hội, Giáo lý nhà Phật hàm chứa và không mâu thuẫn với đạo đức căn bản cũng như các qui phạm pháp luật của các quốc gia, Phật giáo có thể đóng góp thông qua sự hướng dẫn phật tử - những công dân, gắn đạo hữu cơ với đời.
Đạo Phật ra đời trong buổi xã hội cổ đại nguyên sơ với hầu hết các vấn đề nhân sinh của thời hiện đại hầu như chưa xảy ra, như ô nhiễm môi trường do công nghiệp, dân số bùng nổ, nguy cơ chiến tranh hạt nhân, kinh tế thị trường và chiến tranh mạng...
Thời đức Phật, xã hội nguyên sơ vậy, nhưng sự khổ của nhân sinh đã chất chồng thấy rõ ở bốn cửa thành, nói chi cái khổ lộ thiên đếm không xuể của đời sống hiện đại với từ “bùng nổ” sử dụng ở mọi lĩnh vực: Bùng nổ thông tin, dân số, xung dột, tội phạm....
Nhưng Phật giáo là một hằng giá trị, tầm phổ quát và trùm khắp không gian và thời gian khiến các nguyên tắc lý luận cũng như toàn bộ giáo lý đạo Phật có giá trị ứng dụng rất cao, giúp nhân loại giải quyết các vấn đề của mọi thời mà không bao giờ lạc hậu, đấy là sức mạnh đặc biệt của Phật giáo, chiếc áo nhà Phật không chật trong mọi hoàn cảnh, cũng chính là ý mà câu bất khả tư nghị có thể sử dụng: không thể lý giải theo lẽ thường.
Chiến tranh: Nỗi ám ảnh thường trực của xã hội hiện đại cho dù chiến tranh đồng hành cùng nhân loại từ thời nguyên thủy khi người ta đánh nhau bằng cách ném đá và gậy gộc. Chính sự phát triển vũ bão của khoa học kỹ thuật đã chấp cánh cho bạo lực những phương tiện người xưa khó tưởng tượng. Thanh gươm hạt nhân không chỉ nằm sau bức mà sắt, nhân loại đã chứng kiến sức công phá khủng khiếp của nó trong thực tế chiến tranh thế giới thứ 2 và sự khủng khiếp bây giờ của nó phải tính theo cấp số nhân do bom nguyên tử và tên lửa hạt nhân đã vươn tầm phủ kín địa cầu, có dưới đáy biển và trên không trung, đơn giản chỉ là bấm nút! Tổng sức công phá của các kho vũ khí hạt nhân, chưa kể vũ khí qui ước và hóa học, sinh học, đã vượt xa khả năng đập nát quả đất nhiều lần! Nỗi sợ hạt nhân là có thể sờ mó được, có căn cứ. Phật giáo có thể đóng góp gì cho công cuộc bảo vệ hòa bình, ngăn thảm họa hạt nhân và chiến tranh nói chung?
Có thể, thông qua giáo lý của mình với phật tử và nhân sinh nói chung, “tuyên truyền” về lòng nhân, từ bi bác ái, trọng sự sống khởi từ giới cấm sát sanh trong căn bản người tu. Toàn bộ kinh điển Phật giáo nang niu sự sống muôn loài, từ ngọn cỏ đến côn trùng nói chi nhân mạng loài người.
Ý Phật thấm thía trong nếp nghĩ, được huân tập sâu trong cân não người con Phật và phổ biến trong nhân gian sẽ khiến tinh thần hòa ái gìn giữ hòa bình trùm khắp, chống tư tưởng hiếu chiến từ giới lãnh đạo đến công dân, đó là một đóng góp căn bản.
Với ảnh hưởng sâu rộng ở nhiều quốc gia và có tầm quốc tế, có tiếng nói ảnh hưởng mạnh mẽ ở nhiều diễn đàn, Phật giáo có nhìu lá phiếu trọng lượng đối với vấn đề hòa bình và chiến tranh thông qua những nhân vật có ảnh hưởng là chức sắc Phật giáo hay phật tử.
Tội phạm: Tuy không trùng khít và thuộc phạm trù khác, song có thể nói ngắn gọn, Phật giáo đóng góp như đối với vấn đề chiến tranh đã nói với những ý tương đồng.
Trong hầu hết các vấn đề xã hội, do Giáo lý nhà Phật hàm chứa và không mâu thuẫn với đạo đức căn bản cũng như các qui phạm pháp luật của các quốc gia, Phật giáo có thể đóng góp thông qua sự hướng dẫn phật tử - những công dân, gắn đạo hữu cơ với đời.
Nói sơ qua đã thấy Phật giáo có vai trò như thế nào với đời sống hiện đại, thiết thực, hiệu quả và dễ hiểu. Người con Phật nhận thức, xây dựng và tìm thấy niết bàn ngay cuộc sống hiện tại, qua đó để đi đến an lạc, viên mãn.
Thế đấy, đạo Phật rất gần cuộc sống...
Nguyễn Thành Công
Nguồn: phatgiao.org.vn
Đạo Phật ra đời trong buổi xã hội cổ đại nguyên sơ với hầu hết các vấn đề nhân sinh của thời hiện đại hầu như chưa xảy ra, như ô nhiễm môi trường do công nghiệp, dân số bùng nổ, nguy cơ chiến tranh hạt nhân, kinh tế thị trường và chiến tranh mạng...
Thời đức Phật, xã hội nguyên sơ vậy, nhưng sự khổ của nhân sinh đã chất chồng thấy rõ ở bốn cửa thành, nói chi cái khổ lộ thiên đếm không xuể của đời sống hiện đại với từ “bùng nổ” sử dụng ở mọi lĩnh vực: Bùng nổ thông tin, dân số, xung dột, tội phạm....
Nhưng Phật giáo là một hằng giá trị, tầm phổ quát và trùm khắp không gian và thời gian khiến các nguyên tắc lý luận cũng như toàn bộ giáo lý đạo Phật có giá trị ứng dụng rất cao, giúp nhân loại giải quyết các vấn đề của mọi thời mà không bao giờ lạc hậu, đấy là sức mạnh đặc biệt của Phật giáo, chiếc áo nhà Phật không chật trong mọi hoàn cảnh, cũng chính là ý mà câu bất khả tư nghị có thể sử dụng: không thể lý giải theo lẽ thường.
Chiến tranh: Nỗi ám ảnh thường trực của xã hội hiện đại cho dù chiến tranh đồng hành cùng nhân loại từ thời nguyên thủy khi người ta đánh nhau bằng cách ném đá và gậy gộc. Chính sự phát triển vũ bão của khoa học kỹ thuật đã chấp cánh cho bạo lực những phương tiện người xưa khó tưởng tượng. Thanh gươm hạt nhân không chỉ nằm sau bức mà sắt, nhân loại đã chứng kiến sức công phá khủng khiếp của nó trong thực tế chiến tranh thế giới thứ 2 và sự khủng khiếp bây giờ của nó phải tính theo cấp số nhân do bom nguyên tử và tên lửa hạt nhân đã vươn tầm phủ kín địa cầu, có dưới đáy biển và trên không trung, đơn giản chỉ là bấm nút! Tổng sức công phá của các kho vũ khí hạt nhân, chưa kể vũ khí qui ước và hóa học, sinh học, đã vượt xa khả năng đập nát quả đất nhiều lần! Nỗi sợ hạt nhân là có thể sờ mó được, có căn cứ. Phật giáo có thể đóng góp gì cho công cuộc bảo vệ hòa bình, ngăn thảm họa hạt nhân và chiến tranh nói chung?
Có thể, thông qua giáo lý của mình với phật tử và nhân sinh nói chung, “tuyên truyền” về lòng nhân, từ bi bác ái, trọng sự sống khởi từ giới cấm sát sanh trong căn bản người tu. Toàn bộ kinh điển Phật giáo nang niu sự sống muôn loài, từ ngọn cỏ đến côn trùng nói chi nhân mạng loài người.
Ý Phật thấm thía trong nếp nghĩ, được huân tập sâu trong cân não người con Phật và phổ biến trong nhân gian sẽ khiến tinh thần hòa ái gìn giữ hòa bình trùm khắp, chống tư tưởng hiếu chiến từ giới lãnh đạo đến công dân, đó là một đóng góp căn bản.
Với ảnh hưởng sâu rộng ở nhiều quốc gia và có tầm quốc tế, có tiếng nói ảnh hưởng mạnh mẽ ở nhiều diễn đàn, Phật giáo có nhìu lá phiếu trọng lượng đối với vấn đề hòa bình và chiến tranh thông qua những nhân vật có ảnh hưởng là chức sắc Phật giáo hay phật tử.
Tội phạm: Tuy không trùng khít và thuộc phạm trù khác, song có thể nói ngắn gọn, Phật giáo đóng góp như đối với vấn đề chiến tranh đã nói với những ý tương đồng.
Trong hầu hết các vấn đề xã hội, do Giáo lý nhà Phật hàm chứa và không mâu thuẫn với đạo đức căn bản cũng như các qui phạm pháp luật của các quốc gia, Phật giáo có thể đóng góp thông qua sự hướng dẫn phật tử - những công dân, gắn đạo hữu cơ với đời.
Nói sơ qua đã thấy Phật giáo có vai trò như thế nào với đời sống hiện đại, thiết thực, hiệu quả và dễ hiểu. Người con Phật nhận thức, xây dựng và tìm thấy niết bàn ngay cuộc sống hiện tại, qua đó để đi đến an lạc, viên mãn.
Thế đấy, đạo Phật rất gần cuộc sống...
Nguyễn Thành Công
Nguồn: phatgiao.org.vn
Các Tin Khác