• Trang chủ
  • Tin Tức
    • Truyền Hình Trực Tiếp
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Nghiên cứu
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Hoằng Pháp
    • Gia đình Phật tử
    • Phật giáo & tuổi trẻ
    • Khóa tu cho người bận rộn
    • Du lịch tâm linh
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút
    • Văn học
    • Nghệ thuật
    • Truyện Phật Giáo
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Công tác từ thiện
    • Giới thiệu sách mới
  • Pháp Âm
    • Nhạc - ĐĐ.Thích Thiện Mỹ
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Audio Phật giáo
    • Phật Giáo Đồng Nai TV
    • Ký sự Sen Vàng
  • Tự Viện
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
    • Xuân
    • Phật đản
    • Vu lan
    • Thiết Kế Phật Giáo
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Hoằng Pháp
  • Trang chủ

  • Phật Học

  • Nghiên cứu

Thông điệp cõi vô hình

Ngày đăng: 02:15:50 12-06-2015 . Xem: 3455
 

Thế giới đang đứng trước tình cảnh lộn xộn hỗn mang với những mưu cầu tưởng chừng bất tận. nhân loại sẽ có chiến tranh hay hòa bình : đó chẳng phải là do chủ ý của con người hay sao ? Một mai sẽ có chiến tranh hay hòa bình, câu hỏi này không khó trả lời!

Cho dù là Đông Tây Kim Cổ, nền tảng đạo đức vẫn được đặt lên hàng đầu. Lão Tử đã viết :

“ Có Đức mặc sức mà ăn ? Kẻ tiểu nhân không Đức thì sẽ hại đến người khác. Quân tử không Đức sẽ hại đến quốc gia. Người nắm quyền không Đức sẽ hại đến thiên hạ. Tiên lập Đức – hậu lập Ngôn là cái gốc của Nhất hô bách ứng. Nhất hô bách ứng đâu phải bằng mọi giá mà có được Thiên Hạ ( đối với Thiên Tử). Không có Đức mà dùng miệng hô e là không có chính danh. Danh vọng không chính đáng thì không thể thành tựu đại nghiệp.

Khái niệm Đức là sự tổng hợp nhận thức của con người về cả quy luật của tự nhiên và xã hội để lập Đức. bởi vậy có câu: “ Trên có bậc lập Đức, dưới có bậc lập công” hoặc “Tiên lập Đức – hậu lập ngôn”. Gọi là “Đạo đức” vì nhân quy luật tự nhiên bao hàm cả quy luật tâm sinh lý mà đưa những giá trị đạo đức trong giáo dục. Nếu không thuận theo tự nhiên thì không gọi là “Đạo đức”.

Cái mà quốc vương tranh đó là thiên hạ. Cái mà chư hầu tranh đó là Lãnh Tổ. Cái mà Đại phu tranh đó là quyền lực. Cái mà Nhân sĩ tranh đó là Địa vị. Cái mà Bách Tính tranh đó là Ăn Mặc. Sự tranh giành của họ tuy có khác nhau nhưng tất cả đều là vì ham muốn tư lợi. Sự tranh giành của Quốc Vương, Chư hầu, Đại phu sẽ dẫn đến thiên hạ hỗn loạn. Sự tranh giành của Nhân Sỹ, Bách Tính làm cho lòng người (Tâm ý) hung ác.”

Cứ nói Quốc Vương, chư Hầu, Nhân sĩ nghe có vẻ cao sang quá, không phản ánh thực tế, như vậy sẽ khó suy ngẫm ra bản chất vấn đề trong thế giới hiện đại đang sôi sục hận thù. Bạn cứ thử quăng khúc xương xuống dưới gầm bàn thì hai chú chó cũng tranh nhau. Do đó xin được bổ sung thêm vào ý người xưa : “Cái mà chó tranh nhau là khúc xương”. Bởi vậy xã hội loài người cần phải có chuẩn mực là thế.

“Thiên hạ và đồng đảng không thể lẫn lộn. Những kẻ xấu xa vẫn có tiềng khen. Đó là đồng đảng khen, không phải thiên hạ khen.” Vậy làm thế nào để có Đức? chẳng có thể Ước mà có, Cầu xin mà được, muốn có đức mỗi người phải tự tu thôi.

Sống trong thế giới biến dịch, biết chấp nhận mọi trạng thái, mọi khía cạnh và phải biết vươn mình lên trên những cặp mâu thuẫn tương đối để sống trong Đạo. Mà Đạo được ví ý như nước, vì nước khéo làm ích cho muôn loài mà không tranh giành, chính vì không tranh, nên không ai chê trách oán than. Giao tiếp với người một mực nhân ái, nói năng thành tín, làm việc có khả năng, hoạt động cư xử hợp thời, mềm dẻo thích nghi.

Dù là Thánh nhân hay người phàm trần cũng phải sống cuộc đời khiêm  cung, từ tốn , quên mình vì người, không tự cao tự đại , sống thanh bình không phù phiếm sốc nổi, có như thế mới gần Đạo, gần Trời.

Với quan niệm Thịnh Suy Thành Bại chỉ là những trạng thái biến dịch của Hóa công được luân phiên trong cuộc đời Phàm tục, chỉ có bậc đại trí mới hiểu thấu và chấp nhận mọi trạng thái mọi khía cạnh trong một thế giới đầy biến động, tìm hiểu sự vật trong chuyển vần xuôi ngược mà ngộ ra rằng: không có gì là bất biến cả, mọi cái sẽ có đổi thay.

Người có Đạo luôn tiềm ẩn lòng kính sợ Trời, tôn trọng Người nên cư xử lúc nào cũng thận trọng, không câu nệ cố chấp, luôn nghiêm trang cung kính, luôn ân cần bao dung.

Người có Đạo sống một đời đạo đức chân thật, lấy sự trau dồi bồi dưỡng tâm linh làm trọng, lấy sự thuận theo Thiên lý làm hay mà không câu nệ tới những khôn sáo giả tạo bề ngoài do xã hội vẻ vời ra.

Người không có Đạo là người lệ thuộc vào hình thức bên ngoài , làm việc gì cũng cầu danh tranh lợi, cố bám víu vào những điều tự cho là hay, là phải rồi gắng gượng chiều lòng với những mưu cầu vị kỷ không an nhiên. Cứ như thế nhân loại ngày càng sa đọa bởi sống  theo trào lưu của xã hội, coi đạo đức là thứ phù phiếm lỗi thời.

Nhận xét này trong phút giây có làm ai thất vọng thì hãy chắc rằng sự thoái hóa, sự hướng ngoại của nhân loại thế nào cũng có lúc đạt đến một điểm và rồi sẽ lộn lại bước đầu một chặng đường từ hào nhoáng đến tinh hoa, từ giác quan đến tâm linh và từ Đời đến Đạo.

Sự trở về với các giá trị tinh thần như một sự sinh lại của con người và chỉ khi nào nhân loại đạt tới Đạo, đạt tới cực điểm tinh hoa thì lúc đó loài người mới giải thoát được khỏi sự đe dọa của chiến tranh, thiên tai , dịch bệnh hay đói nghèo.

Trong khi vạn sự vạn loài trong vũ trụ phá tán và hủy hoại hình thể mình thì những người tu hành theo trường phái huyền học cố thu thần định trí, hồi quang phản chiếu mong đưa tới cho nhân loại những hiểu biết về giá trị đích thực trong vũ trụ, khuyên nhủ chúng ta sống sao cho trang trọng, sống sao cho yên tĩnh, bất cứ ở địa vị nào cũng lấy cương thường luân lý làm trọng bởi trong mỗi người đều bao gồm cả Tam Tài ( Thiên – Địa – Nhân ) và Tam Bảo ( Tinh – Khí – Thần) vì thế mà mỗi người chúng ta đề tôn quý vô ngần, cớ sao lại không biết tự trong bản thân mình mà cứ tranh nhau hưởng mùi đời, ngụp lặn trong ba đào thế sự. Người có Đạo sống trong giàu sang mà không để cho giàu sang làm thay lòng đổi dạ, sống trong nghèo khó mà không để cho cái khó, cái nghèo làm lụy đến tấm thân, tùy thời thuận lý, không vọng động mưu cầu càn rỡ, ôm đồm nhiều chuyện phù du là bỏ mất Đại Đạo.

Trang Tử dạy rằng: Đạo bất khả tư nghì, nên nói hay viết gì về Đạo cũng đều bất xứng. Hỏi thưa, bàn luận về Đạo, tất cả đều vô  nghĩa  mà hãy để đời sống hoạt động của mỗi người là gương mẫu cho vợ, cho chồng, cho con, cho cháu… kể đó cũng là một thành công.

Trời thưởng phạt một cách tự nhiên bằng định luật nhân – quả. Hoạt động hay đúng sẽ làm cho mình sung sướng, sẽ không trái với lương tâm , sẽ được mọi người tán thưởng. hoạt động dở, sai sẽ đem lại thất bại, sẽ làm cho mình khổ sở, sẽ bị lương tâm cắn rứt, sẽ bị mọi người chê trách.

Hoạt động hay trên bình diện xã hội, sẽ làm cho xã hội tiến bộ, đoàn kết ấm no. Hoạt động dở trên bình diện xã hội sẽ làm cho xã hội thoái hóa, chia ly khốn khổ.

Hoạt động hay trên bình diện cá nhân sẽ làm cho con người tiến bộ, phát triển hạnh phúc. Hoạt động dở trên bình diện cá nhân sẽ làm cho con người thoái hóa, trụy lạc, sầu bi thống khổ….

Muốn sao sẽ định vậy!  làm sao, sẽ được vậy! Mong người người hãy lưu tâm. 


Nhà nghiên cứu tử vi Đồng Thị Bích Hường
Viên Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người

Các Tin Khác
  • Lời nói Như Lai hoàn toàn chuyển Pháp luân có hay không

    Lời nói Như Lai hoàn toàn chuyển Pháp luân có hay không

  • VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI HIỆN NAY

    VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI HIỆN NAY

  • ĐẠO PHẬT - “HỘ QUỐC AN DÂN”

    ĐẠO PHẬT - “HỘ QUỐC AN DÂN”

  • Sự Phát Triển Của Nghệ Thuật, Kiến Thức Phật Giáo Ở Đông Nam Á

    Sự Phát Triển Của Nghệ Thuật, Kiến Thức Phật Giáo Ở Đông Nam Á

  • Học theo Bồ-tát chế tác tâm từ

    Học theo Bồ-tát chế tác tâm từ

Thiền tông

Bồ Đề Đạt Ma và giá trị siêu việt của Thiền Tông Việt Nam

Bồ Đề Đạt Ma và giá trị siêu việt của Thiền Tông Việt Nam

  • 11 điều cần lưu ý khi tập Thiền

    11 điều cần lưu ý khi tập Thiền

  • Thiền và làm chủ bản thân

    Thiền và làm chủ bản thân

Tịnh độ

Đồng Nai: Khóa tu niệm Phật

Đồng Nai: Khóa tu niệm Phật "Một Ngày An Lạc"

  • Thông điệp Hộ pháp từ một bàn tay

    Thông điệp Hộ pháp từ một bàn tay

  • Niệm Phật có nghĩa là…

    Niệm Phật có nghĩa là…

Phật pháp căn bản

CON ĐƯỜNG THÁNH ĐẠO

CON ĐƯỜNG THÁNH ĐẠO

  • Ý nghĩa việc lễ lạy ngũ bách danh?

    Ý nghĩa việc lễ lạy ngũ bách danh?

  • Đồng Tháp: Chùa Phước Hưng hỗ trợ xây nhà nhân ái

    Đồng Tháp: Chùa Phước Hưng hỗ trợ xây nhà nhân ái

Mật tông

Một chánh niệm đưa đến giải thoát

Một chánh niệm đưa đến giải thoát

  • HT Thánh Nghiêm: Thần chú Mật tông có sức mạnh và có sự gia trì không?

    HT Thánh Nghiêm: Thần chú Mật tông có sức mạnh và có sự gia trì không?

  • Pháp khí Phật giáo : Nguồn gốc Khánh trong Phật giáo

    Pháp khí Phật giáo : Nguồn gốc Khánh trong Phật giáo

Vấn đáp Phật pháp

Cuộc phỏng vấn đặc biệt với Đức Quyền Pháp chủ GHPGVN: “Cái nhìn từ chiều sâu tâm linh và lịch sử”

Cuộc phỏng vấn đặc biệt với Đức Quyền Pháp chủ GHPGVN: “Cái nhìn từ chiều sâu tâm linh và lịch sử”

  • Phật tử là ai?

    Phật tử là ai?

  • Phật tử làm gì khi gặp hình ảnh Phật, Bồ-tát bị lạm dụng? Giác Ngộ TV

    Phật tử làm gì khi gặp hình ảnh Phật, Bồ-tát bị lạm dụng? Giác Ngộ TV

Phật học ứng dụng

TỪ BI MÀ KHÔNG HÀNH ĐỘNG CHỈ LÀ MỘT TỪ VỚI BỐN CHỮ CÁI

TỪ BI MÀ KHÔNG HÀNH ĐỘNG CHỈ LÀ MỘT TỪ VỚI BỐN CHỮ CÁI

  • THẬN TRỌNG ĐÁNH GIÁ SÁM HỐI CHÂN THÀNH HAY GIẢ TẠO

    THẬN TRỌNG ĐÁNH GIÁ SÁM HỐI CHÂN THÀNH HAY GIẢ TẠO

  • THỦ TƯỚNG ẤN ĐỘ MODI: TƯ TƯỞNG ĐỨC PHẬT HIỆN RẤT PHÙ HỢP KHI NHÂN LOẠI ĐỐI MẶT VỚI KHỦNG HOẢNG COVID-19

    THỦ TƯỚNG ẤN ĐỘ MODI: TƯ TƯỞNG ĐỨC PHẬT HIỆN RẤT PHÙ HỢP KHI NHÂN LOẠI ĐỐI MẶT VỚI KHỦNG HOẢNG COVID-19

Nghiên cứu

Lời nói Như Lai hoàn toàn chuyển Pháp luân có hay không

Lời nói Như Lai hoàn toàn chuyển Pháp luân có hay không

  • VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI HIỆN NAY

    VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI HIỆN NAY

  • ĐẠO PHẬT - “HỘ QUỐC AN DÂN”

    ĐẠO PHẬT - “HỘ QUỐC AN DÂN”

Phật giáo với Khoa học

Đẩy lùi các thông tin xấu, xuyên tạc trên Internet hiện nay trong môi trường Phật giáo

Đẩy lùi các thông tin xấu, xuyên tạc trên Internet hiện nay trong môi trường Phật giáo

  • Góp ý văn kiện Đại hội XIII: 'Tôn giáo cũng là nguồn lực phát triển đất nước'

    Góp ý văn kiện Đại hội XIII: 'Tôn giáo cũng là nguồn lực phát triển đất nước'

  • Tinh thần Phật giáo Đại thừa

    Tinh thần Phật giáo Đại thừa

  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Hoằng Pháp
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Hoằng Pháp

Bài vở đóng góp, xin gởi về Ban biên tập qua địa chỉ email: btsenvang@gmail.com
Ghi rõ nguồn www.senvangonline.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
Bản quyền thuộc về SVO. Designed by SVO
Trụ sở: 417/8 đường Phạm Văn Thuận – Kp3 - P. Tam Hiệp - Biên Hòa - Đồng Nai