Vượt qua điểm chết
S-curve là tên gọi của đường cong dùng để mô tả quá trình hình thành và phát triển của các sự vật hiện tượng trong đời sống con người. Mọi sự vật hiện tượng trên cuộc đời này đều tuân theo quy luật mà đường cong này thể hiện. Nó được tạm dịch là đường cong S. Hay dùng đúng với nguyên gốc tiếng Anh là S-curve. Đó là quá trình: Xuất phát – Tăng tiến – Chững lại - Tụt dốc. Với sự sống đó chính là quá trình: Sinh - lão - bệnh - tử. Với sản phẩm đó chính là quá trình đi từ pha Giới thiệu - Phát triển - Bão hòa -Thoái trào.
Mọi sự vật hiện tượng đều bị cho phối bởi quy luật này. Đó là quy luật bất biến mà con người không thể thay đổi được, chỉ có thể thích ứng và tác động một phần nào đó. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng có gặp gỡ và chia li, cũng có hợp rồi tan, cũng có hình thành phát triển rồi đi xuống. Đó là điều không thể tránh khỏi. Sự tác động của con người chỉ có thể nhằm kéo dài quá trình phát triển hay không để đường con đi xuống theo đúng chu kỳ của nó.
Để tác động được vào một S-curve bất kỳ, chúng ta cần hiểu được cơ chế của nó. Tại thời điểm xuất phát, gia tốc tăng tiến sẽ tăng dần, gia tốc sẽ tăng mạnh nhất khi sự vật hiện tượng ở giải đoạn tăng tiến hay phát triển, đến một thời điểm nhất định, điểm còn cách đỉnh của S-Curve một đoạn, gia tốc bắt đầu giảm dần và giảm tới 0 trong giai đoạn chững lại của đường cong, sau đó gia tốc sẽ bắt đầu âm trong giai đoạn tụt dốc hay thoái trào. Trong mỗi đường cong S sẽ xuất hiệnmột điểm mà từ điểm đó sự tụt dốc bắt đầu và sẽ tụt dốc cho đến khi gia tốc bằng 0, lúc đó rất khó để có thể đẩy cho sự vật hiện tượng phát triển hay đứng dậy. Điểm đó được gọi là điểm chết.
Vậy điểm chết nằm ở đâu trong một S- curve, nguyên nhân dẫn tới đó là gì, làm thế nào để đối mặt với điểm chết đó và quan trọng nhất là làm sao để vượt qua điểm chết. Đó là vấn đề của rất nhiều cá nhân cũng như tổ chức. Nhưng chắc chắn rằng mọi thứ đều có giải pháp cho nó. "Nơi đâu có ý chí, nơi đó có con đường"
1. ĐIỂM CHẾT
Một phi công thực sự sẽ hiểu rất rõ về khái niệm "điểm chết". Đó là điểm mà khiến máy bay không thể nào cất cánh lên được và con đường của nó lúc ấy chỉ còn là đâm thẳng xuống đất. Để máy bay rơi vào điểm chết, người phi công tồi sẽ phải trả giá bằng cả mạng sống của mình.
Nhìn vào minh học (Hình vẽ) ta thấy đường cong S sẽ bắt đầu đi xuống sau giai đoạn bão hòa. Khi một sản phẩm, một sự kiện lên tới điểm bão hòa, sẽ là dấu hiệu thông báo rằng, sản phẩm và sự kiện đó sẽ tụt dốc và bắt đầu biến mất dần khỏi thế giới. Ở những điểm mà sau điểm đó là một sự đi xuống không thể cứu vãn,người ta gọi là điểm chết. Sau điểm chết đó là sự tụt dốc không phanh, sự tụt dốc có thể kéo con người ta đến tận cùng và không thể gượng dậy được. Đừng bao giờ để bản thân mình hay tổ chức mình rơi vào điểm chết, bạn sẽ mất đi cơ hội làm bất kỳ một điều gì khác như những phi công, khi rơi vào điểm chết, họ sẽ phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. Thông thường điểm chết sẽ rất gần với điểm đỉnh - điểm cao nhất của đường cong. Điểm chết sẽ nằm ở vùng bão hòa hay giai đoạn đường cong bị chững lại.
2. NGUYÊN NHÂN CỦA ĐIỂM CHẾT
Dân gian ta có câu "Điều gì dễ đến thì cũng dễ đi", cái gì nhận được quá dễ dàng thì người nhận sẽ không trân trọng nó.Người ta dễ dàng tiến đến thành công cũng sẽ dễ dàng ngủ quên trên chiến thắng.Cũng như những vùng quê ven Hà Nội, được nhà nước ra chính sách giãn dân, đất ruộng của nhà nước được chia đều cho các nhân khẩu trong làng, đất đó được bán và bỗng dưng nhà càng đông con càng có nhiều tiền. Không còn ruộng để cày cấy,tiền nhiều, nhanh chóng, đó là nguyên nhân làm cho những tệ nạn xuất hiện,những thói xấu của giới trẻ hình thành, có nhiều ngôi làng đã mất đi những truyền thống, tinh thần đoàn kết của mình mãi mãi... Như bộ phim "Làng ven đô" đã chỉ ra rất rõ.
Chạy quá nhanh, lên tới đỉnh quá nhanh mà không có thời gian dừng lại để nhìn lại mình cũng là một nguyên nhân rất lớn dẫn đến điểm chết. Cũng như nhiều tổ chức,phát triển quá nhanh mà không kịp củng cố, xây dựng văn hóa đã dẫn tới việc sụp đổ cũng không lâu sau đó. Điểm đỉnh càng cao, càng gần với điểm chết, thànhcông càng lớn càng khó khăn trong việc đứng dậy sau những thất bại. Và khi để bản thân cũng như tổ chức của mình rơi vào điểm chết thì khả năng vực dậy sau tụt dốc là gần như không thể.
Ngoài sự phát triển quá nhanh còn một nguyên nhân nữa dẫn con người ta đến điểm chết đó là căn bệnh cầu toàn mà các cụ thường nói "Cố đấm ăn xôi" hoặc tư tưởng "Còn nước còn tát", chính với tư tưởng đó mà các tổ chức, các cá nhân bỏ phí đi nguồn lực của mình để đầu tư 80% công sức cho 20% công việc còn lại. Đó là cách các cá nhân và tổ chức tiến đến điểm chết chậm và từ từ hơn.Họ cố gắng làm sao để quá trình tụt dốc đến chậm hơn nhưng đó là giải pháp sai lầm. Cuối cùng họ vẫn rơi vào điểm chết và đi vào suy sụp ngay sau đó.
3. ĐỐI MẶT VỚI ĐIỂM CHẾT
Điểm chết luôn tồn tại, đó là điều bất biến, chính vì vậy muốn vượt qua được điểm chết cần đối mặt với nó. Mỗi cá nhân đều nhận thức được rõ ràng sự tồn tại của điểm chết, không gạt bỏ, không cố né tránh nó. Đó là sự tất yếu, vì vậy trongquá trình hình thành và phát triển, cá nhân và tổ chức cần tĩnh tâm để nhận diện quãng đường mình đang đi và biết dừng đúng lúc để không rơi vào điểm chết.Cũng không cố gắng kéo dài quá trình bão hòa. Mỗi cá nhân cần hiểu, nếu theo đúng quy luật của nó, chắc chắn sẽ rơi vào điểm chết. Dám đối mặt với sự tồn tại của điểm chết để vượt qua sẽ giúp cá nhân và tổ chức tăng khả năng vượt qua điểm chết của mình tới 50%. Ta cần biết rằng, điểm chết không phải là vấn đề làm sao để vượt qua điểm chết mới là vấn đề cần lưu tâm.
4. VƯỢT QUA ĐIỂM CHẾT
Không một cá nhân hay tổ chức nào mong muốn mình rơi vào điểm chết, đó là điểm báo hiệu sự diệt vong. Khi cá nhân và tổ chức nhận ra và dám đối mặt với điểm chết chắc chắn sẽ có giải pháp để vượt qua nó. Tạo ra một S-curve mới là một trongnhững cách tốt nhất để vượt qua điểm chết, đó cũng là một cách hữu hiệu nhất để vươn lên tầng cao mới và liên tục phát triển, tiến bộ.
Khi gia tốc đạt mức lớn nhất và có chiều hướng giảm là lúc cần bẻ ngay sang một đường S-Curve mới, khi đó đường cong sẽ trũng xuống một đoạn nhưng sẽ có khả năng vươn lên rất mạnh để vượt qua điểm chết của đường cong cũ. Các cá nhân và tổ chức cần hiểu được quy luật đó để bẻ được cho mình những S-curve mới. Cũng giống như vận động viên nhảy xa, họ phải lùi lại, nhún người mới có thể bật xa,bật càng xa càng phải lùi và nhún mạnh. Giai đoạn đầu của những S-curve mới chính là giai đoạn nhún để nhảy của một đội, một cá nhân, một chiến dịch...Người ta nói trước một cơn bão lớn thường là những khoảng lặng, rất lặng. Khi chuyển sang một bước mới, bao giờ cũng có khủng hoảng.
Nhưng cũng có câu nói rằng "Sau cơn mưa trời lại sáng". Sau những khủnghoảng nhỏ của việc chuyển từ S-curve này sang một S-curve mới sẽ là những bước nhảy vọt và phát triển mạnh mẽ. Những khoảng hụt giữa những lần bẻ S-curve là cần thiết, để chọn lọc, để rèn ý chí, rèn tinh thần, và tận dụng được sức phát triển đang có. Cũng giống như chuyển từ đi bộ sang đi xe đạp, phải ngã tới vài lần trước khi đi thạo và chuyển từ đi xa đạp sang đi xe máy, nhất định phải ngã tiếp vài lần nữa mới ổn.
Để có thể bẻ cho mình những S-curve mới, cá nhân và tổ chức cần vượt qua tâm lí"Còn nước còn tát" hay "Cố đấm ăn xôi", tâm lí cầu toàn của mình, đồng thời không được để mình rơi vào vùng tự mãn, vùng tự mãn chính là bước khởi đầu cho một điểm chết.
Đã có rất nhiều cá nhân, tổ chức liên tục bẻ được cho mình những S- curve mới để liên tục phát triển và liên tục đi lên. Họ cũng có rất nhiều những bước thăng trầm trong quá trình phát triển nhưng không khi nào họ bị rơi vào điểm chết để rồi tụt dốc và không có khả năng đứng dậy. Nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều những cá nhân và tổ chức không đủ nhận thức, không đủ dũng cảm để bẻ chomình một S-curve mới, họ đã bằng lòng với những thành công của mình để rồi tự rơi vào điểm chết dẫn đến tụt hậu và chìm vào quên lãng.
Quy luật S-curve: Sinh thành - phát triển - Bão hòa - Thoái trào của một sự vật,hiện tượng, 1 con người, 1 sản phẩm đã tồn tại và phát triển cùng với sự ra đời nó. Nhận thức để chủ động thay đổi mình, bẻ S-curve mới để bản thân và tổ chức luôn tiến bộ và phát triển bền vững và trường tồn.
Nguyễn Thị Thùy Dương
Giảng viên Tâm Việt Group