Cách hóa giải hoạn nạn trong kinh Phật dạy
Ngày đăng: 14:50:49 25-06-2015 . Xem: 3096
SVO - BBT Xin trích lại đoạn kinh trong kinh Lương Hoàng Sám dạy về những nạn khổ của kiếp con người và cách hóa giả những khổ nạn mà chúng sanh thường gặp. Đoạn kinh này chép lại và nêu lên những vấn đề mà BBT thiết nghĩ: quý thiện hữu Phật tử đem ứng dụng trong cuộc sống sẻ đem lại nhiều lợi lạc cho bản thân và mọi người xung quanh chúng ta. . . .
>> Người nữ và khẩu nghiệp.
>> Con đường Bồ Tát.
>> Tu tâm đón chuyện thực hư của cuộc đời
Kinh Lương Hoàng Sám - Chương thứ 7 quyển thứ 10 .. . . trích đoạn như sau :
Nay nói ý nghĩa những điều đáng vui mừng sung sướng thì trong kinh chép rằng: “Có tám nạn khổ: Một là Địa ngục, hai là Ngã quỉ, ba là Súc sanh, bốn là Biên địa (1) năm là trường thọ Thiên (2), sáu là tuy được thân người mà câm điếc, ngọng liệu, tàn tật, bảy là sanh vào nhà Tà kiến (3), tám là sanh trước Phật hay sau Phật.
>> Người nữ và khẩu nghiệp.
>> Con đường Bồ Tát.
>> Tu tâm đón chuyện thực hư của cuộc đời
Kinh Lương Hoàng Sám - Chương thứ 7 quyển thứ 10 .. . . trích đoạn như sau :
Nay nói ý nghĩa những điều đáng vui mừng sung sướng thì trong kinh chép rằng: “Có tám nạn khổ: Một là Địa ngục, hai là Ngã quỉ, ba là Súc sanh, bốn là Biên địa (1) năm là trường thọ Thiên (2), sáu là tuy được thân người mà câm điếc, ngọng liệu, tàn tật, bảy là sanh vào nhà Tà kiến (3), tám là sanh trước Phật hay sau Phật.
Vì có tám nạn ấy nên chúng sanh cứ chìm đắm mãi trong biển luân hồi sanh tử, không thể ra được.
Nay chúng con sanh nhằm đời tượng pháp tuy không gặp Phật, nhưng sự vui mừng còn nhiều:
Phàm có nạn là tại tâm, nếu tâm sanh nghi ngờ thì không phải nạn cũng thành nạn.
Nếu tâm không sanh nghi ngờ thì nạn gì cũng thành ra phi nạn.
Vì sao biết được?
Ví như nạn thứ tám, nói rằng sanh trước Phật hoặc sanh sau Phật là nạn. Nhưng bà già ở thành đông, đồng sanh với Phật một thời, đồng ở với Phật một xứ mà bà già ấy không thấy Phật. Cho nên biết rằng tâm nghi ngờ là nạn, vị tất không đồng thời với Phật mà cho là nạn.
Ma Ba tuần ôm lòng ác động trong khi còn sống đã đọa vào địa ngục.
Rồng nghe thuyết pháp còn ngộ được đạo Bồ đề. Vậy chắc gì ở nhơn gian hay thiên thượng mà liền cho không có nạn. Tâm nếu biết điều thiện thì quả báo bình đẳng.
Cõi trời Lục dục là cao quý mà đọa địa ngục, súc sanh là thấp hèn mà lên được Đạo tràng.
Thế nên tâm tà thì khinh nạn thành trọng tâm chánh thì trọng nạn thành vô ngại.
Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng vì tâm nghi nên gặp việc không phải nạn thành ra nạn. Nếu tâm chánh thì nạn thành phi nạn.
Nay chỉ cử ra một điều ấy cũng đủ hiểu rõ; trước Phật hay sau Phật đều là Chánh pháp; Biên địa, súc sanh đều là Đạo tràng. Nếu tâm chánh thì không còn nạn nữa; bằng tâm còn nghi ngờ thì nạn thành ra vô lượng.
Những điều vui mừng như thế sự thật không phải là ít, trong nhật dụng hằng ngày Đại chúng không tự biết công đức của mình.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trao đổi: Như vậy, tác nhân của nỗi khổ niềm đau, dưới góc độ tâm lý trị liệu, không phải do kẻ thù, mà chính nạn nhân không buông bỏ được cảm giác hận thù tạo ra.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trao đổi: Như vậy, tác nhân của nỗi khổ niềm đau, dưới góc độ tâm lý trị liệu, không phải do kẻ thù, mà chính nạn nhân không buông bỏ được cảm giác hận thù tạo ra.
Chỉ có tình thương, lòng từ bi, sự tha thứ mới có thể chấm dứt hận thù một cách vĩnh viễn. Đây là quy luật của muôn đời, nghĩa là nó không chỉ có giá trị trong hiện tại mà còn tiếp tục có giá trị vĩnh viễn trong tương lai. Để tháo gỡ lòng hận thù, thực tập pháp quán không có tác nhân tạo ra khổ cho mình, sẽ có hiệu quả nhanh chóng và lâu dài. Không nên nghĩ rằng “Tôi cần phải trả thù vì tôi yêu nước, hoặc là tôi phải trả thù vì lòng hiếu thảo đối với cha mẹ đã qua đời”. Tư duy về tác nhân là một trong những cách làm cho con người bị bế tắc, trong hướng giải quyết vấn đề toàn triệt. Quán chiếu như vậy để thấy rằng kẻ thù của nhân loại hay kẻ thù của khổ đau chính là lòng tham không đáy, lòng sân như lửa bỏng, sự si mê đắm nhiễm, chứ không phải là con người. Con người chỉ là công cụ của ý thức mà thôi.
Muốn tháo gỡ hận thù và không gieo rắc khổ đau cho người khác, tốt nhất ta chuyển ý thức từ cực đoan trở thành ý thức khoan dung, rộng mở, biết tôn trọng sự sống. Có như thế ta mới bước vào và mở rộng bầu không gian an lạc vô cùng tận. Hãy dứt sạch mọi nghi ngờ phiền não thì chúng ta sẻ an lạc trên con đường giải thoát
BBT
Các Tin Khác