• Trang chủ
  • Tin Tức
    • Truyền Hình Trực Tiếp
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Nghiên cứu
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Hoằng Pháp
    • Gia đình Phật tử
    • Phật giáo & tuổi trẻ
    • Khóa tu cho người bận rộn
    • Du lịch tâm linh
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút
    • Văn học
    • Nghệ thuật
    • Truyện Phật Giáo
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Công tác từ thiện
    • Giới thiệu sách mới
  • Pháp Âm
    • Nhạc - ĐĐ.Thích Thiện Mỹ
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Audio Phật giáo
    • Phật Giáo Đồng Nai TV
    • Ký sự Sen Vàng
  • Tự Viện
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
    • Xuân
    • Phật đản
    • Vu lan
    • Thiết Kế Phật Giáo
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Hoằng Pháp
  • Trang chủ

  • Phật Học

  • Phật học ứng dụng

Chết sẽ về đâu?

Ngày đăng: 22:45:11 30-06-2015 . Xem: 1699
 Có lần nghe pháp, trong một đĩa giảng, có Phật tử hỏi câu ấy, và giảng sư đã trả lời bằng một ví dụ thế này: một cái cây, khi sống nghiêng về hướng nào thì khi chặt hoặc trốc gốc sẽ ngã về hướng ấy. Cũng vậy, một người khi sống, tạo nghiệp gì, thao thức về điều gì... thì khi chết sẽ đi theo hướng ấy, tốt hoặc xấu do nghiệp tạo, những điều đã nghĩ, đã nói, đã làm.

tai-sanh.jpg
Chết về đâu? Tùy nghiệp mà sanh về đâu - Ảnh minh họa

Câu hỏi chết sẽ về đâu có lẽ là câu hỏi lớn và ai tin nhân quả, luân hồi Phật dạy thì sẽ không cần quá lo lắng về điều đó, mà sẽ học cách sống yên an ở hiện tại, huân tu ý-khẩu-thân cho thiệt hiền, thiện thì khi thân tứ đại mục, rã theo quy luật sanh-trụ-dị-diệt (tất yếu của con người) sẽ sanh về cõi thiện, cõi lành.

Đồng thời, đối với người học Phật, tu pháp môn niệm Phật - từ đó cũng sẽ nghĩ về việc thường niệm danh hiệu Ngài khi còn khỏe, trẻ chứ không chủ quan đợi tới lúc gần chết mới niệm, bám vào cơ may "đới nghiệp vãng sanh" nhờ 10 niệm lúc lâm chung, vì đó là điều rất khó.

Khi sống, quê là nơi chốn mà người ta bị chi phối, nghĩ về nhiều nhất. Vì thế, về quê luôn là điều mà mỗi người, hẳn ai cũng mong và háo hức nhất, nhất là đối với những người đi xa quê, với những cách ngăn về mặt địa lý, về những tư tưởng và đường hướng sống khiến ranh giới quê hương trở nên vời vợi. Người già có quê thường mong muốn về thăm một lần trước khi nhắm mắt. Có người sẽ di chúc lại, rằng khi ba má nằm xuống, tro cốt nhớ mang về quê thả xuống dòng sông mà ba má đã lớn lên thuở thiếu thời.

Người đi xa đất nước, sống nhiều chục năm, nhưng cuối đời được về nước mình sống, được nằm lại giữa quê hương (dẫu còn nghèo, còn lắm gian truân) cũng sướng hơn ở xứ người xa xôi nào đó. Đất khách quê người, mấy chữ ngắn ngủi nhưng luôn khiến người ta chạnh lòng, rưng rức mỗi khi nghĩ về.

Chết trong vòng tay yêu thương và được nhiều người hướng về với một niềm thương mến có lẽ là an ủi lớn của đời người. Thật khó để được điều đó khi nhân cách mình không đủ lớn, khi sống mà mình không thật tử tế, không nghĩ cho số đông. Có những người âm thầm thao thức và quyết lòng dành trọn đời mình cho những điều lớn lao, cho số đông, cho dân tộc... thì khi nằm xuống tự nhiên người ta nhớ tới bằng niềm kính ngưỡng, thật tâm nguyện cầu cho người đi an lành. Cái lực nguyện cầu ấy, dù ở xa cỡ nào cũng đủ để cảm ứng mà đi trong sự an nhiên, trong tư thế mỉm cười.

Nói điều này trong dòng cảm xúc rất chân thành của một người đương thời chứng kiến sự ra đi của một con người tận tụy với âm nhạc dân tộc, âm nhạc Phật giáo, một thiên tài được thế giới và mọi giới thừa nhận, mến yêu - là GS.TS Trần Văn Khê, một hình ảnh sống động về cách sống, làm việc có ảnh hưởng tới số đông. Thật khó để có những người như vậy nên người đến viếng ông bằng cả lòng trân quý cũng dài như những gì ông đã trao cho cuộc đời, cho hành trình 94 năm sống nơi Ta-bà thế giới này.

Đặc biệt, ở di ngôn còn lại cuối đời mà cháu con thực hiện cho ông chính là tổ chức lễ tang theo nghi thức Phật giáo cũng chính là câu trả lời cho dấu hỏi về đâu của một con người tầm vóc. Với những gì đã gắn bó với Phật giáo, thâm hiểu về lời Phật dạy, văn hóa và triết lý nhân văn, con đường giải thoát..., ông đã trả lời một cách rất nhẹ nhàng, như gửi gắm chân thành cho thế hệ sau: “Bản thân tôi sống bằng tinh thần đạo Phật, đã biết tránh tham sân si, biết làm lành lánh dữ, cũng để tạo cho mình một nếp sống thanh đạm, nếp sống đạo Phật. Trong khi nghiên cứu, tôi đề nghị gấp với UNESCO là ưu tiên bảo tồn đối với nhã nhạc cung đình và kế đó là âm nhạc Phật giáo. Nhã nhạc cung đình đã làm rồi, tương lai là âm nhạc Phật giáo. Tôi muốn nói rằng, lúc nào tôi cũng sống như một người Việt Nam bình thường, nhưng nặng tình với Phật giáo” (*).

Đọc những lời đó (ông nói cách nay gần chục năm) như xác tín rằng ông “đã về, đã tới” (với Phật) bằng trái tim “nặng tình” Phật giáo mà xúc động vô cùng.

Thiết nghĩ, con người ai cũng phải chết, nhưng cái chết cũng là bài pháp hay để lại, với GS.TS Trần Văn Khê, tôi nhận về bài pháp ngắn nhưng có ý nghĩa dài trên lộ trình học Phật, đó là: con đường Phật giáolà con đường bình yên lựa chọn, để lúc đi xa kết nối được tình Linh Sơn cốt nhục ấm áp, dâng đầy “hiểu, thương”...

Lưu Đình Long

Các Tin Khác
  • TỪ BI MÀ KHÔNG HÀNH ĐỘNG CHỈ LÀ MỘT TỪ VỚI BỐN CHỮ CÁI

    TỪ BI MÀ KHÔNG HÀNH ĐỘNG CHỈ LÀ MỘT TỪ VỚI BỐN CHỮ CÁI

  • THẬN TRỌNG ĐÁNH GIÁ SÁM HỐI CHÂN THÀNH HAY GIẢ TẠO

    THẬN TRỌNG ĐÁNH GIÁ SÁM HỐI CHÂN THÀNH HAY GIẢ TẠO

  • THỦ TƯỚNG ẤN ĐỘ MODI: TƯ TƯỞNG ĐỨC PHẬT HIỆN RẤT PHÙ HỢP KHI NHÂN LOẠI ĐỐI MẶT VỚI KHỦNG HOẢNG COVID-19

    THỦ TƯỚNG ẤN ĐỘ MODI: TƯ TƯỞNG ĐỨC PHẬT HIỆN RẤT PHÙ HỢP KHI NHÂN LOẠI ĐỐI MẶT VỚI KHỦNG HOẢNG COVID-19

  • NHÌN ĐẠI DỊCH BẰNG MẮT TUỆ - TÂM TỪ

    NHÌN ĐẠI DỊCH BẰNG MẮT TUỆ - TÂM TỪ

  • Ý nghĩa Phật đản PL.2565 – DL.2021 của Hòa thượng Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban Hoằng pháp Trung ương

    Ý nghĩa Phật đản PL.2565 – DL.2021 của Hòa thượng Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban Hoằng pháp Trung ương

Thiền tông

Bồ Đề Đạt Ma và giá trị siêu việt của Thiền Tông Việt Nam

Bồ Đề Đạt Ma và giá trị siêu việt của Thiền Tông Việt Nam

  • 11 điều cần lưu ý khi tập Thiền

    11 điều cần lưu ý khi tập Thiền

  • Thiền và làm chủ bản thân

    Thiền và làm chủ bản thân

Tịnh độ

Đồng Nai: Khóa tu niệm Phật

Đồng Nai: Khóa tu niệm Phật "Một Ngày An Lạc"

  • Thông điệp Hộ pháp từ một bàn tay

    Thông điệp Hộ pháp từ một bàn tay

  • Niệm Phật có nghĩa là…

    Niệm Phật có nghĩa là…

Phật pháp căn bản

CON ĐƯỜNG THÁNH ĐẠO

CON ĐƯỜNG THÁNH ĐẠO

  • Ý nghĩa việc lễ lạy ngũ bách danh?

    Ý nghĩa việc lễ lạy ngũ bách danh?

  • Đồng Tháp: Chùa Phước Hưng hỗ trợ xây nhà nhân ái

    Đồng Tháp: Chùa Phước Hưng hỗ trợ xây nhà nhân ái

Mật tông

Một chánh niệm đưa đến giải thoát

Một chánh niệm đưa đến giải thoát

  • HT Thánh Nghiêm: Thần chú Mật tông có sức mạnh và có sự gia trì không?

    HT Thánh Nghiêm: Thần chú Mật tông có sức mạnh và có sự gia trì không?

  • Pháp khí Phật giáo : Nguồn gốc Khánh trong Phật giáo

    Pháp khí Phật giáo : Nguồn gốc Khánh trong Phật giáo

Vấn đáp Phật pháp

Cuộc phỏng vấn đặc biệt với Đức Quyền Pháp chủ GHPGVN: “Cái nhìn từ chiều sâu tâm linh và lịch sử”

Cuộc phỏng vấn đặc biệt với Đức Quyền Pháp chủ GHPGVN: “Cái nhìn từ chiều sâu tâm linh và lịch sử”

  • Phật tử là ai?

    Phật tử là ai?

  • Phật tử làm gì khi gặp hình ảnh Phật, Bồ-tát bị lạm dụng? Giác Ngộ TV

    Phật tử làm gì khi gặp hình ảnh Phật, Bồ-tát bị lạm dụng? Giác Ngộ TV

Phật học ứng dụng

TỪ BI MÀ KHÔNG HÀNH ĐỘNG CHỈ LÀ MỘT TỪ VỚI BỐN CHỮ CÁI

TỪ BI MÀ KHÔNG HÀNH ĐỘNG CHỈ LÀ MỘT TỪ VỚI BỐN CHỮ CÁI

  • THẬN TRỌNG ĐÁNH GIÁ SÁM HỐI CHÂN THÀNH HAY GIẢ TẠO

    THẬN TRỌNG ĐÁNH GIÁ SÁM HỐI CHÂN THÀNH HAY GIẢ TẠO

  • THỦ TƯỚNG ẤN ĐỘ MODI: TƯ TƯỞNG ĐỨC PHẬT HIỆN RẤT PHÙ HỢP KHI NHÂN LOẠI ĐỐI MẶT VỚI KHỦNG HOẢNG COVID-19

    THỦ TƯỚNG ẤN ĐỘ MODI: TƯ TƯỞNG ĐỨC PHẬT HIỆN RẤT PHÙ HỢP KHI NHÂN LOẠI ĐỐI MẶT VỚI KHỦNG HOẢNG COVID-19

Nghiên cứu

Lời nói Như Lai hoàn toàn chuyển Pháp luân có hay không

Lời nói Như Lai hoàn toàn chuyển Pháp luân có hay không

  • VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI HIỆN NAY

    VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI HIỆN NAY

  • ĐẠO PHẬT - “HỘ QUỐC AN DÂN”

    ĐẠO PHẬT - “HỘ QUỐC AN DÂN”

Phật giáo với Khoa học

Đẩy lùi các thông tin xấu, xuyên tạc trên Internet hiện nay trong môi trường Phật giáo

Đẩy lùi các thông tin xấu, xuyên tạc trên Internet hiện nay trong môi trường Phật giáo

  • Góp ý văn kiện Đại hội XIII: 'Tôn giáo cũng là nguồn lực phát triển đất nước'

    Góp ý văn kiện Đại hội XIII: 'Tôn giáo cũng là nguồn lực phát triển đất nước'

  • Tinh thần Phật giáo Đại thừa

    Tinh thần Phật giáo Đại thừa

  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Hoằng Pháp
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Hoằng Pháp

Bài vở đóng góp, xin gởi về Ban biên tập qua địa chỉ email: btsenvang@gmail.com
Ghi rõ nguồn www.senvangonline.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
Bản quyền thuộc về SVO. Designed by SVO
Trụ sở: 417/8 đường Phạm Văn Thuận – Kp3 - P. Tam Hiệp - Biên Hòa - Đồng Nai