Đức khiêm hư
biến cải chỗ dinh kiêu mà lưu nhận nơi khiêm hư, quỷ thần thường làm hại trừ chỗ dinh kiêu mà tăng phúc nơi kiêm hư, nhân đạo thường chán ghét chỗ dinh kiêu mà ưa chinh nơi khiêm hư. Thế nên trong một quẻ Khiêm mà sáu hào đều tốt.
Kinh Thư nói: người tự kiêu tự mãn thường bị nạn, kẻ khiêm nhượng hư tâm thường đắc ích. Tôi từng cùng bạn bè nghiệm thử, thường thấy kẻ hàn sĩ khi sắp hiển đạt, bao giờ cũng có một lúc đức khiêm tốn hiện trên nét mặt.
Khoa thi năm Tân mùi, tôi cùng mười người bạn ở huyện Gia Thiện đi thi, trong đó có anh Đinh Kính Vũ, người tuy trẻ mà rất có tính khiêm nhượng hư tâm. Tôi nói với anh Phí Cẩm Pha, thế nào khoa này anh Đinh Kính Vũ cũng đỗ. Anh Phí gạn lại: làm sao biết? Tôi đáp: chỉ người có đức khiêm hư mới được phước. Anh thử xem trong bọn mười người chúng ta có ai có tính khiêm nhượng bằng anh Đinh Kính Vũ đâu? Có ai bị chơi chọc mà không đối trả, bị chê bai mà không biện bạch như anh Đinh Kính Vũ đâu? Người có đức nết như thế, thế nào cũng được trời đất hộ độ, làm sao khôngphát được. Quả nhiên lúc treo bảng thấy có tên anh Đinh đậu cao!
Năm Đinh sửu tôi ở chung với anh Bằng Dữ Chi tại Kinh đô, bỗng thây anh có phong độ khiêm tốn hư tâm khác hẳn tính tình hồi nhỏ. Bạn anh ta, ông Lý Tế Nham, là người cương trực mà thành thực, thưởng thẳng thắn chỉ lỗi anh ngay mặt, nhưng lúc nào cũng thấy anh bình tĩnh nghe theo chẳng hề thốt một lời cãi cọ. thấy vậy tôi nói thầm phước có phước hiện ra sau họa có họa phát ra trước, anh này quả có hư tâm khiêm tốn như thế, anh chắc chắn gặp được điều hay, thế nào anh ta cũng đậu kỳ này. Sau quả thật đúng như lời tôi dự đoán.
Ông Trương Úy Nham người huyện Giang Âm, học rộng văn hay, có nhiều tiếng tăm trong văn giới. Năm Giáp ngọ ông đến thi Hương tại Nam Kinh, nhân ở lại một ngôi chùa. Khi treo bảng thấy không có tên mình, mới nổi nóng mắng nhiếc giám khảo là đồ lòa mắt chẳng trông thấy văn mình. Một vị Đạo nhân gần bên nghe thấy mỉm cười, Trương giận luôn vị Đạo nhân.
Vị Đạo nhân nói: Văn của tướng công chắc không hay lắm.
Trương càng giận, nộ rằng: Ông không thấy văn tôi, sao biết văn tôi không hay.
Vị Đạo nhân nói: Tôi từng nghe kẻ làm văn quý hồ tâm khí bình hòa, nay thấy tướng công nóng giận mắng nhiếc lung tung, không có chút chí hòa khí thì văn hay vào đâu được.
Trương bỗng đổi giận, tỏ lòng kính phục và xin chỉ giáo.
Đạo nhân nói: thi hỏng hay đậu là do mạng. Mạng không đậu thì dù văn hay cũng vô ích, vậy ông cần để ý chuyển biến mạng mình.
Trương nói: đã là mạng thì làm sao chuyển biến được?
Đạo nhân nói: tạo mạng do nghiệp xưa, lập mạng do nghiệp nay, nếu ông gắng làm việc thiện, dồn chứa âm đức, thì có phước gì mà không cầu được.
Trương nói: Tôi chỉ là một tên bần sĩ, làm sao làm được sự này.
Đạo nhân nói: việc lành, âm đức đều do tâm tạo, thường bảo tồn tâm đó thời công đức vô lượng. Ngay như đức tính khiêm hư đâu phải mất tiền mới làm được, thế mà ông không biết tự tỉnh để mà làm, lại giận trách quan trường dốt nát, phải chăng đó chỉ là tự ông không muốn làm chớ không phải không thể làm?
Từ đó Trương để ý kiềm chế kiêu khí, ngày ngày tu nhân bồi đức. Năm Đinh dậu, Trương mộng thấy đi đến một căn phòng cao lớn, gặp được một bảng ký lục chuyện thi, thấy ở giữa có nhiều hàng bỏ trống không tên. Một người đứng bên nói: đây là bảng ghi chép khoa thi năm nay. Trương hỏi: sao bỏ trống nhiều chỗ không tên? Người ấy đáp: về việc thi cử cứ ba năm xét một lần, hễ người nào chứa nhiều công đức, thì mới có tên vào đó. Chỗ bỏ trống trong bảng ký lục này là tại trước kia người có công đức đáng đậu, sau vi phạm tội ác mà tên bị xóa đi. Cuối cùng lại thấy một dòng chữ rằng: người ba năm lại đây giữ thân cẩn thận, tên ngươi có thể được điền vào bảng này, hy vọng ngươi cố gắng. Quả nhiên khoa ấy, Trương được đậu thứ 105 trên bảng vàng.
Lời xưa nói: Người có chí ở công danh tất được công danh, người có chí ở giàu sang tất được giàu sang. Người có chí như cây có gốc. Khi đã lập chí phải thường nên tập tính khiêm hư, dè chừng mọi điều hành động, được như thế tự nhiên cảm động đất trời mà phúc đức đầy đủ nơi ta vậy.
HT. Thích Thiện Siêu
Theo PHĐS