• Trang chủ
  • Tin Tức
    • Truyền Hình Trực Tiếp
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Nghiên cứu
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Hoằng Pháp
    • Gia đình Phật tử
    • Phật giáo & tuổi trẻ
    • Khóa tu cho người bận rộn
    • Du lịch tâm linh
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút
    • Văn học
    • Nghệ thuật
    • Truyện Phật Giáo
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Công tác từ thiện
    • Giới thiệu sách mới
  • Pháp Âm
    • Nhạc - ĐĐ.Thích Thiện Mỹ
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Audio Phật giáo
    • Phật Giáo Đồng Nai TV
    • Ký sự Sen Vàng
  • Tự Viện
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
    • Xuân
    • Phật đản
    • Vu lan
    • Thiết Kế Phật Giáo
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Hoằng Pháp
  • Trang chủ

  • Phật Học

  • Phật học ứng dụng

Đức Phật chữa trị ...một Tỷ Kheo ...lụy tình

Ngày đăng: 20:33:11 27-06-2015 . Xem: 2386

Hãy xem hình bóng đẹp…

Câu này Thế Tôn dạy ở Veḷuvana, liên quan đến Sirimā.

Sirimā vốn là gái giang hồ hạng sang ở Vương Xá. Vào mùa mưa, cô lỡ xúc phạm đến nữ cư sĩ Uttarā, vợ của Sumana, con một phú gia, và là chị của phú gia Puṇṇaka. Muốn nối lại quan hệ tốt, cô đến nhà nữ cư sĩ khi Thế Tôn và Tăng đoàn ở đó. Khi đức Phật thọ thực xong, cô liền đến trước Ngài xin sám hối. Thế Tôn, đấng Thập lực đọc kệ sau cho Sirimā nghe:

 Lấy không giận thắng giận,
  Lấy thiện thắng không thiện, 
Lấy thí thắng xan tham, 
Lấy chơn thắng hư ngụy.
PC.223



Cuối bài kệ, Sirimā chứng quả Dự lưu. (Đây chỉ là tóm lược toàn bộ câu chuyện nằm trong phần kinh luận bài kệ thuộc phẩm Phẫn Nộ).


Sau đó cô thỉnh Thế Tôn đến thọ thực, và sau dâng nhiều lễ vật. Từ đó cô đều đặn cúng dường tại nhà tám phần ăn. Cô múc bơ lỏng và sữa đầy bát, phần cho một Tỳ-kheo đủ dùng ba cho đến bốn vị Tỳ-kheo, và cô còn bố thí cho mỗi vị mười sáu đồng.

Có một Tỳ-kheo đến khất thực tại nhà Sirimā, trở về ông dừng chân tại tinh xá cách đó ba dặm. Các Tỳ-kheo hỏi thăm ông thọ thực ở đâu và như thế nào? Ông thật thà kể đủ chi tiết, nào là món hảo hạng, một phần ăn ba bốn vị dùng cũng đủ, đã thế thí chủ xinh xắn càng nhìn càng đẹp. Một Tỳ-kheo khác nghe thế đem lòng yêu cô ta, và muốn đến nhìn mặt.

Hỏi được địa chỉ, sáng sớm vừa rạng đông, Tỳ-kheo này lên đường đến phòng phát phiếu khất thực, tự nhận là Trưởng lão của hội chúng và nhận được một phiếu trong tám phần ăn tại nhà Sirimā. Trước đó một ngày, tức ngày Tỳ-kheo kia nhận thức ăn xong đi về, cô lâm bệnh, phải tháo hết nữ trang nằm nghỉ trong phòng. Các Tỳ-kheo đến khất thực, cô không dậy nổi để tự tay phục dịch, nên nhờ nô tỳ bưng dọn, không quên dặn họ phải chăm sóc chu đáo, và xong xuôi dẫn cô đến đảnh lễ các Tỳ-kheo.

Cô đến trước mặt các Tỳ-kheo đảnh lễ, toàn thân run rẩy. Tỳ-kheo này thấy cô hồn phi phách tán, đang bệnh mà còn đẹp như thế, nếu khỏe mạnh, trang điểm và đeo đồ trang sức nữa thì còn đẹp đến đâu! Sau đó tham ái đã tích lũy từ hàng triệu năm nay nổi dậy trong lòng. Ông không còn biết gì mọi vật xung quanh, và không thể thọ thực được. Ông bưng bát trở về tinh xá, đậy bát lại để qua một bên, nới y ra và nằm dài. Tỳ-kheo đi chung năn nỉ, nhưng ông không nuốt nổi một thứ gì.

Ngay tối ngày hôm đó Sirimā qua đời. Thế Tôn hay tin, bảo vua quàng xác để trong nhà thiêu, chớ có hỏa táng, và canh giữ đừng để quạ chó mổ ăn thịt. Ngày qua ngày, đến ngày thứ tư xác của Sirimā trương lên, giống như đống thịt lở loét, từ chín lỗ dòi bò ra chẳng khác gì nồi nấu cơm vỡ nứt. Vua cho đánh trống rao khắp thành bắt mọi người phải đến xem xác Sirimā, ai không đến xem phạt tám tiền. Thế Tôn cùng với Tăng đoàn đến xem.

Bấy giờ Tỳ-kheo tương tư này đã bỏ ăn bốn ngày, không đếm xỉa gì đến lời khuyên của các bạn đồng tu. Cơm trong bát đã thối rữa, bình bát thì lên mốc. Nhưng khi nghe tin Thế Tôn sắp đi xem xác Sirimā, đang nằm liệt giường ông tức tốc nhỏm dậy. Và khi có người hỏi ông đi không, ông đáp không cần suy nghĩ: “Chắc chắn là tôi đi”. Rồi ông hắt bỏ cơm thiu rữa và cất bát trong giỏ lưới xong ra đi.

Thế Tôn và chúng Tỳ-kheo tăng đứng một bên thi thể. Chúng Tỳ-kheo ni và đoàn tùy tùng của vua với nam nữ cư sĩ đứng bên kia. Thế Tôn hỏi vua:

- Đại vương, người đàn bà này là ai?

- Bạch Thế Tôn, Sirimā em của Jīvaka.

- Sirimā à?

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

- Vậy thì hãy đánh trống loan hết phố thành ai bỏ ra một ngàn đồng sẽ được sở hữu cô ta.

Chẳng có ai “ừ hử” gì cả. Phật bảo vua hạ giá xuống thấp. Từ trăm xuống đến chục, rồi đến xu, một phần hai xu, một phần tư xu, một phần tám xu, cũng chẳng ai muốn lãnh nàng dù là cho không.

Phật liền dạy:

- Các Tỳ-kheo! Các ông thấy rõ giá trị của một người đàn bà dưới mắt dân chúng chứ. Trong thành này, trước đây người ta dám bỏ cả ngàn đồng để hân hạnh qua một đêm với người đàn bà này.

Nhưng bây giờ không ai chịu lãnh nàng dù được cho không, vì lẽ sắc đẹp đã tàn tạ, không còn nữa. Nhìn xem, các Tỳ-kheo, thi thể này tàn rụi và thối rữa.

Và Phật đọc Pháp Cú:

 Hãy xem hình bóng đẹp,

Chỗ chất chứa vết thương,

Bệnh hoạn nhiều suy tư,

Thật không gì trường cửu 

PC.147
Các Tin Khác
  • TỪ BI MÀ KHÔNG HÀNH ĐỘNG CHỈ LÀ MỘT TỪ VỚI BỐN CHỮ CÁI

    TỪ BI MÀ KHÔNG HÀNH ĐỘNG CHỈ LÀ MỘT TỪ VỚI BỐN CHỮ CÁI

  • THẬN TRỌNG ĐÁNH GIÁ SÁM HỐI CHÂN THÀNH HAY GIẢ TẠO

    THẬN TRỌNG ĐÁNH GIÁ SÁM HỐI CHÂN THÀNH HAY GIẢ TẠO

  • THỦ TƯỚNG ẤN ĐỘ MODI: TƯ TƯỞNG ĐỨC PHẬT HIỆN RẤT PHÙ HỢP KHI NHÂN LOẠI ĐỐI MẶT VỚI KHỦNG HOẢNG COVID-19

    THỦ TƯỚNG ẤN ĐỘ MODI: TƯ TƯỞNG ĐỨC PHẬT HIỆN RẤT PHÙ HỢP KHI NHÂN LOẠI ĐỐI MẶT VỚI KHỦNG HOẢNG COVID-19

  • NHÌN ĐẠI DỊCH BẰNG MẮT TUỆ - TÂM TỪ

    NHÌN ĐẠI DỊCH BẰNG MẮT TUỆ - TÂM TỪ

  • Ý nghĩa Phật đản PL.2565 – DL.2021 của Hòa thượng Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban Hoằng pháp Trung ương

    Ý nghĩa Phật đản PL.2565 – DL.2021 của Hòa thượng Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban Hoằng pháp Trung ương

Thiền tông

Bồ Đề Đạt Ma và giá trị siêu việt của Thiền Tông Việt Nam

Bồ Đề Đạt Ma và giá trị siêu việt của Thiền Tông Việt Nam

  • 11 điều cần lưu ý khi tập Thiền

    11 điều cần lưu ý khi tập Thiền

  • Thiền và làm chủ bản thân

    Thiền và làm chủ bản thân

Tịnh độ

Đồng Nai: Khóa tu niệm Phật

Đồng Nai: Khóa tu niệm Phật "Một Ngày An Lạc"

  • Thông điệp Hộ pháp từ một bàn tay

    Thông điệp Hộ pháp từ một bàn tay

  • Niệm Phật có nghĩa là…

    Niệm Phật có nghĩa là…

Phật pháp căn bản

CON ĐƯỜNG THÁNH ĐẠO

CON ĐƯỜNG THÁNH ĐẠO

  • Ý nghĩa việc lễ lạy ngũ bách danh?

    Ý nghĩa việc lễ lạy ngũ bách danh?

  • Đồng Tháp: Chùa Phước Hưng hỗ trợ xây nhà nhân ái

    Đồng Tháp: Chùa Phước Hưng hỗ trợ xây nhà nhân ái

Mật tông

Một chánh niệm đưa đến giải thoát

Một chánh niệm đưa đến giải thoát

  • HT Thánh Nghiêm: Thần chú Mật tông có sức mạnh và có sự gia trì không?

    HT Thánh Nghiêm: Thần chú Mật tông có sức mạnh và có sự gia trì không?

  • Pháp khí Phật giáo : Nguồn gốc Khánh trong Phật giáo

    Pháp khí Phật giáo : Nguồn gốc Khánh trong Phật giáo

Vấn đáp Phật pháp

Cuộc phỏng vấn đặc biệt với Đức Quyền Pháp chủ GHPGVN: “Cái nhìn từ chiều sâu tâm linh và lịch sử”

Cuộc phỏng vấn đặc biệt với Đức Quyền Pháp chủ GHPGVN: “Cái nhìn từ chiều sâu tâm linh và lịch sử”

  • Phật tử là ai?

    Phật tử là ai?

  • Phật tử làm gì khi gặp hình ảnh Phật, Bồ-tát bị lạm dụng? Giác Ngộ TV

    Phật tử làm gì khi gặp hình ảnh Phật, Bồ-tát bị lạm dụng? Giác Ngộ TV

Phật học ứng dụng

TỪ BI MÀ KHÔNG HÀNH ĐỘNG CHỈ LÀ MỘT TỪ VỚI BỐN CHỮ CÁI

TỪ BI MÀ KHÔNG HÀNH ĐỘNG CHỈ LÀ MỘT TỪ VỚI BỐN CHỮ CÁI

  • THẬN TRỌNG ĐÁNH GIÁ SÁM HỐI CHÂN THÀNH HAY GIẢ TẠO

    THẬN TRỌNG ĐÁNH GIÁ SÁM HỐI CHÂN THÀNH HAY GIẢ TẠO

  • THỦ TƯỚNG ẤN ĐỘ MODI: TƯ TƯỞNG ĐỨC PHẬT HIỆN RẤT PHÙ HỢP KHI NHÂN LOẠI ĐỐI MẶT VỚI KHỦNG HOẢNG COVID-19

    THỦ TƯỚNG ẤN ĐỘ MODI: TƯ TƯỞNG ĐỨC PHẬT HIỆN RẤT PHÙ HỢP KHI NHÂN LOẠI ĐỐI MẶT VỚI KHỦNG HOẢNG COVID-19

Nghiên cứu

Lời nói Như Lai hoàn toàn chuyển Pháp luân có hay không

Lời nói Như Lai hoàn toàn chuyển Pháp luân có hay không

  • VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI HIỆN NAY

    VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI HIỆN NAY

  • ĐẠO PHẬT - “HỘ QUỐC AN DÂN”

    ĐẠO PHẬT - “HỘ QUỐC AN DÂN”

Phật giáo với Khoa học

Đẩy lùi các thông tin xấu, xuyên tạc trên Internet hiện nay trong môi trường Phật giáo

Đẩy lùi các thông tin xấu, xuyên tạc trên Internet hiện nay trong môi trường Phật giáo

  • Góp ý văn kiện Đại hội XIII: 'Tôn giáo cũng là nguồn lực phát triển đất nước'

    Góp ý văn kiện Đại hội XIII: 'Tôn giáo cũng là nguồn lực phát triển đất nước'

  • Tinh thần Phật giáo Đại thừa

    Tinh thần Phật giáo Đại thừa

  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Hoằng Pháp
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Hoằng Pháp

Bài vở đóng góp, xin gởi về Ban biên tập qua địa chỉ email: btsenvang@gmail.com
Ghi rõ nguồn www.senvangonline.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
Bản quyền thuộc về SVO. Designed by SVO
Trụ sở: 417/8 đường Phạm Văn Thuận – Kp3 - P. Tam Hiệp - Biên Hòa - Đồng Nai