Đức Phật dạy cho người lãnh đạo
Ngày đăng: 10:18:52 15-06-2017 . Xem: 11781
Sau 7 năm tu hành thì Thái tử Tất Đạt Đa đã chứng quả và thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni Phật.
Sau khi chứng quả vô thượng Bồ Đề Ngài đã không quên lời thề nguyện trước lúc Ngài chưa xuất gia khi còn là Thái tử: “Ta ra đi tìm được câu trả lời rồi sẽ quay về” , và thêm được sự mời thỉnh của đức vua Tịnh Phạn Vương về cố hương, Ngài đã hứa nhận lời trở về Ca Tỳ La Vệ.
Ngài trở về trong lời chúc tụng của muôn dân tại thành, ngoài ra hơn hết là sự chờ đợi của hoàng triều tộc Thích Ca. Đức vua Tịnh Phạn vương mặc dù chấp nhận đời sống Xuất gia của Ngài, nhưng trong lòng vẫn muốn con mình làm Vua nước Ca Tỳ La Vệ, nhưng Ngài đã từ chối điều ấy, Ngài nói rằng: “Nếu là làm Vua của bộ tộc Thích Ca thì cũng như đang chính tự khóa mình trong lãnh thổ Ca tỳ la vệ, ta phải ra đi để chỉ cho muôn dân khắp nơi, khắp lãnh thổ có một cuộc sống bình an”
Trước lúc Ngài rời khỏi thành Ca Tỳ La Vệ, Ngài đã có buổi nói chuyện với các Vua chúa, các quân thần trong triều đình về cách lãnh đạo đất nước để có một đời sống hạnh phúc.
Xin giới thiệu đến quý vị lời dạy đó qua đoạn phim: BUDDHA - ĐỨC PHẬT do nhà tỷ phú Modi người Ấn sản xuất, dựa trên ý tưởng của tác phẩm Đường Xưa Mây trắng của thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Mời mọi người cùng xem lời dạy ấy qua Video sau:
Đây là bài viết giới thiệu dựa trên nền tảng của bộ phim Buddaha – Đức Phật, do nhà tỷ phú Modi người Ấn sản xuất, dựa trên ý tưởng của tác phẩm Đường Xưa Mây trắng của thiền sư Thích Nhất Hạnh. Được biết khi thực hiện bộ phim này thì giám đốc sản xuất Michel Shane (từ Holywood) và người viết phân cảnh (scriptwriter) từ cuốn Đường Xưa Mây Trắng đã phải tới Làng Mai ở hai tuần lễ để biên soạn và đưa tác giả duyệt lại chuyện phim.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh nhận xét về bộ phim: “Bụt có thể không vui vì đã bị thần thoại hóa quá nhiều trong những thế kỷ qua. Cuốn phim này có thể giúp ngài trở lại hình ảnh một Con Người như chúng ta.”
Công nghệ điện ảnh đã truyền tải một phần nào chân lý của Đức Phật.Thật ý nghĩa vì đây là những hành động và suy nghĩ rất khoa học, rất đầy tính yêu thương nhân văn trong xã hội loài người mà mục đích bộ phim mang đến. Có lẻ hơn ai hết nhà làm phim muốn lan tải sự cảm thông và chia sẻ trong các tầng lớp trong xã hội, hóa giải về sự hận thù, tham lam và si mê. Hóa giải về vấn đề tự do, giáo dục và ý thức về Nghiệp trong Phật Giáo, giúp mọi người có cuộc sống bình an hơn.
Sau khi chứng quả vô thượng Bồ Đề Ngài đã không quên lời thề nguyện trước lúc Ngài chưa xuất gia khi còn là Thái tử: “Ta ra đi tìm được câu trả lời rồi sẽ quay về” , và thêm được sự mời thỉnh của đức vua Tịnh Phạn Vương về cố hương, Ngài đã hứa nhận lời trở về Ca Tỳ La Vệ.
Ngài trở về trong lời chúc tụng của muôn dân tại thành, ngoài ra hơn hết là sự chờ đợi của hoàng triều tộc Thích Ca. Đức vua Tịnh Phạn vương mặc dù chấp nhận đời sống Xuất gia của Ngài, nhưng trong lòng vẫn muốn con mình làm Vua nước Ca Tỳ La Vệ, nhưng Ngài đã từ chối điều ấy, Ngài nói rằng: “Nếu là làm Vua của bộ tộc Thích Ca thì cũng như đang chính tự khóa mình trong lãnh thổ Ca tỳ la vệ, ta phải ra đi để chỉ cho muôn dân khắp nơi, khắp lãnh thổ có một cuộc sống bình an”
Trước lúc Ngài rời khỏi thành Ca Tỳ La Vệ, Ngài đã có buổi nói chuyện với các Vua chúa, các quân thần trong triều đình về cách lãnh đạo đất nước để có một đời sống hạnh phúc.
Xin giới thiệu đến quý vị lời dạy đó qua đoạn phim: BUDDHA - ĐỨC PHẬT do nhà tỷ phú Modi người Ấn sản xuất, dựa trên ý tưởng của tác phẩm Đường Xưa Mây trắng của thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Mời mọi người cùng xem lời dạy ấy qua Video sau:
Đây là bài viết giới thiệu dựa trên nền tảng của bộ phim Buddaha – Đức Phật, do nhà tỷ phú Modi người Ấn sản xuất, dựa trên ý tưởng của tác phẩm Đường Xưa Mây trắng của thiền sư Thích Nhất Hạnh. Được biết khi thực hiện bộ phim này thì giám đốc sản xuất Michel Shane (từ Holywood) và người viết phân cảnh (scriptwriter) từ cuốn Đường Xưa Mây Trắng đã phải tới Làng Mai ở hai tuần lễ để biên soạn và đưa tác giả duyệt lại chuyện phim.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh nhận xét về bộ phim: “Bụt có thể không vui vì đã bị thần thoại hóa quá nhiều trong những thế kỷ qua. Cuốn phim này có thể giúp ngài trở lại hình ảnh một Con Người như chúng ta.”
Công nghệ điện ảnh đã truyền tải một phần nào chân lý của Đức Phật.Thật ý nghĩa vì đây là những hành động và suy nghĩ rất khoa học, rất đầy tính yêu thương nhân văn trong xã hội loài người mà mục đích bộ phim mang đến. Có lẻ hơn ai hết nhà làm phim muốn lan tải sự cảm thông và chia sẻ trong các tầng lớp trong xã hội, hóa giải về sự hận thù, tham lam và si mê. Hóa giải về vấn đề tự do, giáo dục và ý thức về Nghiệp trong Phật Giáo, giúp mọi người có cuộc sống bình an hơn.
Các Tin Khác