Hạnh phúc của người Khất sĩ
Ngày đăng: 03:17:20 23-03-2017 . Xem: 10671
Chúng ta nghĩ rằng hạnh phúc chỉ có được khi nào chúng ta giành thắng lợi, khi chúng ta giành được vị trí đứng đầu. Tuy nhiên, sự thực thì không cần thiết phải như vậy. Bởi vì ngay cả khi chúng ta kiếm được nhiều tiền hơn, chúng ta vẫn khổ đau như thường.
Người có danh vọng (quyền lực) mới sợ mất, mới sợ chết, chứ như Chí Phèo thì còn có gì mà sợ.
Con người hạnh phúc hay bất an cũng bởi một chữ Tham (sân & si). Một đời người theo đuổi tích góp để rồi bản thân luôn hối tiếc về hành động mình đã gieo rắc.
Người Khất sĩ lấy bốn phương làm nhà, không khí làm chăn mền, thiên nhiên làm bạn, sự thức tỉnh làm sự sống. Đi du phương hóa độ trong cõi ta ba chỉ mong được "Kỳ vi sinh tử sự,Giáo hóa độ xuân thu" ( tạm hiểu là: Chỉ vì cái việc sinh tử vậy/ Xuân thu giáo hóa độ người ta).
Bước chân trầm vững khoan thai của người khất sĩ ấy nhắc nhở chúng ta chậm lại, thưởng thức từng khoảnh khắc hiện tại tươi mát. Từng bước thắp lên ánh sáng chánh pháp, từng bước thổi ngọn gió thanh lương vào thế gian nóng bức. Ta bà thành lạc quốc.
Đức Phật đã hành trình suốt từ Bắc Ấn đến Nam Ấn, có lúc độc hành, đôi khi cùng đại chúng. Ngài luôn khuyến tấn các đệ tử phải đi để giáo hóa, để đưa tất cả trở về với giáo pháp chơn như, giáo pháp của từ bi, bình đẳng, giải thoát. Nhưng Đức Phật lại bảo Angulimàla rằng: "Như Lai đã dừng lại lâu rồi!" khiến kẻ đang say máu giết người này bàng hoàng thức tỉnh, xuất gia theo Phật và cuối cùng đạt quả vị giải thoát.
Đối với bậc giải thoát, không có nhị biên giữa đi và dừng. Dừng là dừng mọi bất thiện pháp và đi thì mỗi bước chân chư vị đều nhiếp đủ cả tam tụ tịnh giới: Luật nghi giới, Thiện pháp giới, Nhiêu ích hữu tình giới.
Trong cuộc sống đời thường bận rộn, ta thường bị một áp lực thúc đẩy đi về phía trước bằng những bước chân trĩu nặng lo âu, thấp thỏm và sợ hãi. Trái đất của chúng ta có biết bao nhiêu nẻo đường tuyệt đẹp. Bao nhiêu ngõ trúc quanh co, bao nhiêu đường lúa thơm tho, bao nhiêu bìa rừng xanh mát, bao nhiêu lối đi đẹp mầu lá rụng, nhưng ít khi ta thưởng thức được cũng bởi lòng ta không thanh thản, bước chân ta không thanh thản.
P/s:Nhật Chiếu gặp được vị sư gốc Việt tu tập ở Myanmar về lại Viêt Nam, ảnh chụp lúc sư chuẩn bị đi khất thực.
Người có danh vọng (quyền lực) mới sợ mất, mới sợ chết, chứ như Chí Phèo thì còn có gì mà sợ.
Con người hạnh phúc hay bất an cũng bởi một chữ Tham (sân & si). Một đời người theo đuổi tích góp để rồi bản thân luôn hối tiếc về hành động mình đã gieo rắc.
Người Khất sĩ lấy bốn phương làm nhà, không khí làm chăn mền, thiên nhiên làm bạn, sự thức tỉnh làm sự sống. Đi du phương hóa độ trong cõi ta ba chỉ mong được "Kỳ vi sinh tử sự,Giáo hóa độ xuân thu" ( tạm hiểu là: Chỉ vì cái việc sinh tử vậy/ Xuân thu giáo hóa độ người ta).
Bước chân trầm vững khoan thai của người khất sĩ ấy nhắc nhở chúng ta chậm lại, thưởng thức từng khoảnh khắc hiện tại tươi mát. Từng bước thắp lên ánh sáng chánh pháp, từng bước thổi ngọn gió thanh lương vào thế gian nóng bức. Ta bà thành lạc quốc.
Đức Phật đã hành trình suốt từ Bắc Ấn đến Nam Ấn, có lúc độc hành, đôi khi cùng đại chúng. Ngài luôn khuyến tấn các đệ tử phải đi để giáo hóa, để đưa tất cả trở về với giáo pháp chơn như, giáo pháp của từ bi, bình đẳng, giải thoát. Nhưng Đức Phật lại bảo Angulimàla rằng: "Như Lai đã dừng lại lâu rồi!" khiến kẻ đang say máu giết người này bàng hoàng thức tỉnh, xuất gia theo Phật và cuối cùng đạt quả vị giải thoát.
Đối với bậc giải thoát, không có nhị biên giữa đi và dừng. Dừng là dừng mọi bất thiện pháp và đi thì mỗi bước chân chư vị đều nhiếp đủ cả tam tụ tịnh giới: Luật nghi giới, Thiện pháp giới, Nhiêu ích hữu tình giới.
Trong cuộc sống đời thường bận rộn, ta thường bị một áp lực thúc đẩy đi về phía trước bằng những bước chân trĩu nặng lo âu, thấp thỏm và sợ hãi. Trái đất của chúng ta có biết bao nhiêu nẻo đường tuyệt đẹp. Bao nhiêu ngõ trúc quanh co, bao nhiêu đường lúa thơm tho, bao nhiêu bìa rừng xanh mát, bao nhiêu lối đi đẹp mầu lá rụng, nhưng ít khi ta thưởng thức được cũng bởi lòng ta không thanh thản, bước chân ta không thanh thản.
P/s:Nhật Chiếu gặp được vị sư gốc Việt tu tập ở Myanmar về lại Viêt Nam, ảnh chụp lúc sư chuẩn bị đi khất thực.
Nhật Chiếu biên soạn
Các Tin Khác