Khả năng tự chữa trị trong mỗi người
Một nhà cố vấn về thời trang thẩm mỹ bị bệnh ung thư. Bà ta gửi một tin nhắn đến người bạn đang là học viên ở Viện Vajrapani ở California để hỏi về cách thực tập chữa bệnh. Bà được người bạn chỉ dẫn nên mua lại các sinh vật sắp sửa bị giết và phóng sinh chúng ở một nơi an toàn, giúp cho chúng có thể sống lâu hơn…
Người phụ nữ dễ thương này đã cứu rất nhiền súc vật sắp sửa bị giết. Bà đã phóng sinh hai hoặc ba ngàn con vật, đa số là gà, cá, và giun trùng. Bà đem gà đến một nông trại gia súc, và thả cá xuống sông. Bà mua hai ngàn con trùng vì chúng rẻ và dễ tìm, và bà thả trung trong khu vườn của bà. Phóng sinh trùng là một ý rất hay, vì trùng khi được thả ra sẽ lẹ làng chui xuống đất. Chúng sống trong khu vườn nhà thì không bị sát hại bởi các sinh vật khác và như vậy chúng sẽ sống lâu hơn. Các con vật khác được phóng sinh trong rừng, hồ, hoặc biển không chắc sẽ sống lâu hơn, vì chúng luôn có những kẻ thù trong thiên nhiên.
Nghe nói rằng sau khi đã thực tập phóng sinh, bà ấy vào nhà thương để chẩn đoán lại, và các bác sĩ đã không tìm thấy dấu vêt nào của căn bệnh ung thư.
Thật hay giả, chuyện này cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên đối với những ai tin tưởng thuyết nghiệp quả. Đây là những lời của ông Deepak Chopra: “Không có món nợ nào trong vũ trụ mà không phải trả. Vũ trụ có một hệ thống tính toán sổ sách rất hoàn hảo, và tất cả mọi thứ là sự trao đổi tới lui”.
Như vậy, nhờ giúp đỡ sinh mạng các con vật yếu đuối, người phụ nữ đã xác định niềm tin của bà trong tính xác thật của luật nhân quả, gọi là “nghiệp”: vừa là hành động vừa là kết quả của hành động đó. Hành động của bà không phải là ảo thuật hay phép lạ mà là gieo trồng những hạt giống thích hợp để chúng đơm hoa kết trái thành sức khỏe và niềm hạnh phúc. Thật vậy, nếu chúng ta muốn tạo dựng hạnh phúc trong cuộc sống, chúng ta phải học gieo trồng các hạt giống hạnh phúc cho người khác. Cũng như với các thực tập của người Phật tử thông thường, kết quả mà một người đang nhận lãnh là nghiệp của quá khứ. Tất cả mọi thứ đang xảy ra vào lúc này là kết quả của những hành động mà ta đã làm trước đó. Đây là một minh họa cho thành ngữ “gieo nhân nào gặt quả nấy”. Nếu chúng ta có lòng từ bi và tử tế, chúng ta sẽ luôn luôn không có ý gây tổn hại đến người khác, và việc này chính nó đã là một phương pháp chữa bệnh. Theo niềm tin Phật giáo, một người có từ tâm là vị thầy chữa bệnh thần kỳ nhất, không những chỉ chữa lành bệnh cho chính họ, mà còn là vị thầy chữa bệnh cho những người khác. Đa số chúng ta đều xác nhận rằng trong bệnh viện, nơi căn bệnh đang hoành hành và bệnh nhân đang chịu đựng nỗi đau, với nụ cười thân thiện và lời khích lệ của vị y sĩ, bệnh nhân sẽ đỡ đau và mau khỏe hơn. Thật ra, chính là do tình thương mà bệnh được chữa lành. Một khi tình thương được lan tỏa ra từ nơi sâu thẳm của một người, chính tình thương yêu dã tạo nên sức khỏe tốt.
Trong truyền thống Phật giáo, vị thầy chữa bệnh nguyên thủy và đầu tiên là Đức Phật Dược sư. Chính Đức Phật Dược Sư đã tiết lộ các bài pháp thiêng liêng được gói ghém trong Tứ Mật Y Kinh (Four Medical Tantras). Tất cả y thuật của Phật giáo đều bắt nguồn từ bộkinh thiêng liêng này. Như đã giải thích, Đức Phật Dược Sư một lần đã ngồi thiền định, và chung quanh các vị đệ tử gồm có các vị y sĩ, các vị thông thái, thiên vương và các vị Bồ tát, tất cả đều ước muốn học hỏi về phương pháp chữa bệnh. Tất cả đều lặng người bởi sự trang nghiêm của Đức Phật, mà không dám mở lời. Biết được nguyện vọng của họ, Đức Phật Dược Sư đã phát ra hai ánh hào quang, ánh hào quang thứ nhất là lời thỉnh cầu học pháp, và ánh hào quang thứ hai giảng giải về pháp này. Nhờ vậy, bài kinh này được nói ra, và Đức Phật Dược Sư giải thích những chứng bệnh khác nhau về thân cũng như về tâm, giảng về nguyên nhân của chúng, sự chẩn đoán bệnh tình, và cách chữa trị.
Mặt khác, Đức Phật hiểu rõ nguyện vọng của các đệ tử mà không cần họ phải nói ra, việc này cho thấy lòng từ bi vô hạn của Đức Phật đối với các đệ tử. Thật vậy, các thầy chữa bệnh như Đức Phật được gọi là những vị đại y sĩ không những chỉ vì khả năng chữa lành bệnh – mà còn là vì lòng từ bi và trí tuệ để chẩn đoán và chữa trị tận gốc rễ của căn bệnh,dù là thân bệnh hay tâm bệnh.
Trong nghệ thuật tranh ảnh , hình tượng Đức Phật Dược Sư đều để trên đùi trong tư thế bắt ấn của thiền định, với mộtcái bát bằng sắt. Tay phải ngửa lên, như đang ban phát, một cử chỉ thể hiện sự rộng lượng, một nhánh myrobalan (một loại thảo dược trong y học Tây Tạng). Đây là một loại trái cây có thể chữa bệnh rất phổ biến trong y học Tây Tạng và ở đây là biểu tượng của sự phục hồi mạnh mẽ của thế giới thực vật, nhắc nhở chúng ta là trái đất cung cấp miễn phí cho chúng ta, và không đòi hỏi gì hơn là gìn giữ sự màu mỡ của nó với sự chăm sóc nhẹ nhàng,nâng niu.
Tuy nhiên, y học Phật giáo chỉ áp dụng thuốc men một cách có giới hạn. Việc sử dụng thuốc chỉ được áp dụng vừa phải để chữa các triệu chứng ngoại tại của căn bệnh. Việc chữa trị căn bệnh cho con người tận gốc rễ cần phải nương vào sự chứng ngộ tâm linh, mỗi người chúng ta đều có thể tự chữa trị bằng cách này. Đức Phật Dược Sư thường được vẽ với đủ loại dược thảo thơm tho bao quanh, trong y dược Tây Tạng, với vô số thiên vương , và Bồ tát.
Quốc độ của Đức Phật Dược Sư tượng trưng cho một thế giới lý tưởng, nơi tất cả các thuốc giải cho mỗi chứng bệnh đều hiện hữu. Đức Phật Dược Sư cũng đã nói như sau,“Bao nhiêu chúng sinh hiện hữu trong hệ thống thế giới, đều có một con đường giải thoát”.
Theo lời Romio Shrestha, “Đức Phật Dược Sư là nhà bào chế thuốc tâm linh. Để khám phá ra sức mạnh chữa bệnh tiềm tàng ngay trong con người chúng ta, là lối vào giải thoát của bậc thầy về thuốc giải”. Cũng có nghĩa là thế giới ấy nằm ngay trong lòng mỗi chúng ta, chỉ cần tâm thức sáng suốt để nhận diện và sử dụng nó. Romio Shrestha còn nói thêm, “Thân thể chúng ta có khả năng tự chữa bất cứ căn bệnh nào. Mỗi một cây, mỗi một dược thảo, mỗi thuốc giải đều có vật bổ sung của nó nằm trong cốt lõi tinh tế của thân thể con người”.
Chúng ta không những có khả năng chữa trị cho chính bản thân, mà còn có thể chữa bệnh cho những người xung quanh chúng ta như câu chuyện sau đây:
Ngày xưa, có một Tăng sĩ sống trong một làng nhỏ ở Tây Tạng. Ông ta rất là tầm thường, và hàng ngày chăm lo nhiệm vụ tu sĩ của mình. Năm đó làng xảy ra một cơn dịch đậu mùa, giết chết vô số người trong vùng, vị Tăng sĩ cũng bị đậu mùa, và chết đi. Đó là vào giữa mùa đông, mặt đất bị đóng băng và củi thì khan hiếm, vì vậy xác của vị ấy được khiêng thả xuống một cái hồ đang đóng băng. Một thời gian sau đó, cơn dịch đậu mùa chấm dứt. Vào mùa xuân, mặt băng tan đi, và người ta nhận thấy một cầu vồng phía trên mặt hồ nơi họ thả xuống xác của vị tu sĩ.
Người ta liền đến nơi đó và thấy xác của vị tu sĩ đang nổi lên, hoàn toàn nguyên vẹn, xác của ông được đưa về tu viện và được làm lễ hỏa táng theo nghi thức Tăng sĩ. Khi xác thân của ông biến mất trong ngọn lửa, nơi giàn hỏa xuất hiện nhiều cầu vồng bay thẳng lên bầu trời, sau đó người ta tìm được các xá lợi trong đống tro tàn. Lúc ấy, mọi người đồng công nhận vị Tăng sĩ là một người xuất chúng trong cái vỏ ngoài rất “tầm thường”, và người ta khen tặng ông đã nhận lãnh căn bệnh hiểm nguy để thanh tịnh hóa các nghiệp xấu tạo nên cơn dịch. Trong Phật giáo Tây Tạng, bệnh hoạn có thể là một biểu hiện của sự thành công về mặt tâm linh, và sự hy sinh chính mình để cứu những người khác.
Một người mẹ có thể hiểu được điều này, bà mẹ có thể cho đi sự sống của mình để nuôi nắng các con. Thật vậy, có thể chứng minh sự ép xác, khổ hạnh là đúng, xem bệnh hoạn như một cây chổi quét sạch hết nghiệp xấu. Và như vậy chứng tỏ con đường tâm linh cao nhất để thanh tịnh hóa bản thân la sự chịu đựng khổ hạnh.
Một người bình thường có khả năng trị bệnh xuất phàm. Khả năng này chỉ đạt được khi chúng ta chấp nhận về mình sự đâu khổ của kẻ khác, chịu đau khổ như kẻ khác, bằng cảm nhận lấy nỗi khổ của họ. Trau dồi những cảm giác tương thông này sẽ làm tăng trưởng lòng từ bi, sự xót thương. Chỉ có như vậy mới có thể huy động được năng lực chữa bệnh không giới hạn đã tiềm tàng sâu thẳm trong tâm thức vô biên của chúng ta.
Thật sự bệnh tật và đau khổ được xem là cách giải thoát đặc thù, cho ta cơ hội để trải nghiệm sự liên hệ chặt chẽ giữa ta và những chúng sinh khác, và cho ta thấy rõ bản chất tử vong của kiếp con người. Có một câu chuyện về một vị trụ trì thiền viện đã đạt được năng lực chữa bệnh bằng lòng từ bi. Một ngày, trong khi ông ta đang dạy dỗ đệ tử, bất thần ông ta la đau. Khi các đại sư hỏi ông bị gì, ông nói rằng có một con chó đang bị đánh đập bên ngoài. Khi họ ra ngoài, họ nhìn thấy một người đàn ông đang giận dữ dùng gậy để đánh một con chó. Khi người đàn ông được gọi vào bên trong thiền viện, vị trụ trì kéo áo xuống cho ông ta thấy những vết bầm và cắt trên lưng đúng ngay chỗ con chó bị đánh đập. Đây là tính chất hợp nhất mà một vị thầy chữa bệnh lý tưởng cần phải có.
Truyền thống Phật giáo nhận diện Đức Dược Sư là vị thầy chữa bệnh lý tưởng, và nhấn mạnh rằng năng lực chữa bệnh mạnh mẽ nhất nằm trong lòng chúng ta. Theo ông Deepak Chopra, “Chúng ta có một dược phòng nội tại thật sự thanh nhã. Dược phòng này chế tạo thuốc có hiệu quả trong thời gian với mục tiêu chính xác về bộ phận được chữa trị, và không bị ảnh hưởng phụ của thuốc…”
Như vậy, chúng ta hiểu rằng Đức Phật Dược Sư đang ở trong lòng mỗi chúng ta. Con đường đi đến giải thoát phải xuyên qua việc thiền định, đặc biệt là thiền quán. Bằng cách quán tưởng Đức Dược Sư, chúng ta có thể đối diện với Đức Phật Dược Sư và trông thây được nụ cười từ bi, cặp mắt hiền dịu đầy ấp tình thương yêu đối với tất cả chúng sinh.
Kế đó, từ nơi trái tim Đức Phật phóng ra một luồng hào quang sáng chói và làn ánh sáng này ngấm dần vào trái tim của chúng ta một cách dịu dàng.
“Ngay trong bản thân anh, đã có sự tĩnh lặng và một ngôi chùa thiêng liêng mà anh có thể lui vào bất cứ lúc nào để nghỉ ngơi và yên tịnh một mình. Ngôi chùa thiêng liêng này chính là nhận thức đơn giản về sự tiện nghi không bị bất cứ rối loạn nào có thể xâm phạm được. Nơi đây không có sự sợ hãi và không có đau thương. Một thiền sinh cần phải tìm ra không gian tâm thức này để có thể chữa được các bệnh”
DEEPAK CHOPRA | Mỹ Thanh lược dịch
Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 27