Lời ca dao Mẹ ru
Ngày đăng: 08:18:41 25-04-2016 . Xem: 14199
Tuổi trẻ ngày nay, họ lớn lên và sống ở trong một nền văn minh tin học, khiến cái biết và hành xử của họ có tính máy móc, nặng về tin học hơn là khoa học nhân văn. Bà mẹ ở trong xã hội văn minh tin học, phần nhiều không đủ khả năng sinh con theo quy luật tự nhiên mà phần nhiều sinh con phải nhờ khoa học can thiệp. Lại nữa, phần nhiều không biết nuôi con qua sữa mẹ và lời ru. Mẹ không ru con và không nuôi con bằng sữa mẹ. Con không được bú sữa mẹ, không được nghe lời mẹ ru, đó là một trong những nỗi bất hạnh của tuổi trẻ ngày nay. Con không được mẹ nuôi bằng sữa mẹ, không được mẹ dạy bằng lời ru, vậy con lấy gì để sinh tình con với mẹ, để nhớ lấy lời ru của mẹ. Sữa của mẹ là tình của con. Lời ru của mẹ tạo nên tâm hồn của con. Con không bú sữa mẹ, tình của mẹ đã chết trong con. Con không có lời ru của mẹ, hồn của con héo khô tình mẹ!
Tôi nhớ câu ca dao, mẹ tôi ru tôi ngày ấy: “Ra đi nhìn trước nhìn sau, nhìn nhà mấy cột, nhìn cau mấy buồng”. Mỗi khi nghĩ đến lời mẹ ru, tôi hạnh phúc. Tôi hạnh phúc, vì tôi sinh ra được bú sữa mẹ và lớn có lời ru ca dao ngọt ngào của mẹ.
Câu ca dao này đã đi vào trong tôi và đã trở thành xương thịt của tôi không biết lúc nào. Nó đã nuôi tôi lớn lên và trưởng thành rất nhiều trong đời sống xuất gia tu hành.
Ra đi nhìn trước: Nghĩa là khi ra đi, tôi phải nhìn kỹ trước mặt tôi là ai và sau lưng tôi là ai trước khi đi. Trước mặt tôi là những thế hệ đi trước. Sau lưng tôi là những thế hệ tiếp theo. Tôi có khả năng tiếp nối được những gì tốt đẹp từ thế hệ đi trước hay không và có khả năng loại trừ những gì mà thế hệ đi trước đã bị sai lầm, vấp ngã hay không? Nếu không có khả năng “nhìn trước” này, tôi sẽ bị tai nạn ngay nơi việc ra đi của tôi.
Ra đi nhìn sau: Nghĩa là khi ra đi dấn thân vào một công việc nào đó, ta hãy nhìn sâu vào công việc ấy, có gây cản trở và thiệt hại cho người đi sau ta hay không? Nếu có, ta phải chấm dứt ngay cách đi này. Nếu không, trước sau gì ta cũng bị người sau lên án và xô nhào. Nên, ta nhìn sau để bước tới mà không cản trở người sau; ta nhìn trước để tiếp nối người trước khiến ta không bị tụt hậu.
Khi ngồi vào bàn ăn, ta hãy nhìn người lớn đã ngồi chưa, nếu người lớn chưa ngồi, thì ta mời người lớn ngồi, trước khi ta ngồi; ta nhìn người sau đang đứng ở đâu, nếu họ chưa có chỗ ngồi, ta sắp xếp cho họ có chỗ ngồi, trước khi ta ngồi. Cái ngồi như vậy là cái ngồi an toàn. Vì sao? Vì trong cái ngồi ấy, ta có chất liệu nhìn trước, nhìn sau của lời mẹ ru và lời cha dạy.
Tóm lại, làm việc gì, đi đến đâu, ta có cái nhìn trước, nhìn sau, chính cái nhìn ấy, giúp ta an toàn và thành công trong cuộc sống một cách hợp lý, hợp tình. Nhìn trước để thấy sau, nhìn sau để thấy trước, vì cái sau chưa bao giờ tách rời cái trước, nhìn trước để thấy sau, vì cái trước làm tiền đề cho cái sau sinh ra. Nên, ta ra đi để làm một công việc gì đó mà không nhìn trước, nhìn sau, nếu có thành công thì chỉ tạm thời mà thất bại là cái tiếp nối theo sau.
Nhìn trước, nhìn sau, một nhà thơ nào đó đã cảm xúc:
“Tiền bất kiến cổ nhân
Hậu bất tri lai giả
Niệm thiên địa chi du du
Độc nhiên nhi lệ hạ”.
Nghĩa là:
“Ai người trước đã qua
Ai người sau chưa tới
Nghĩ trời đất không cùng
Một mình tuôn giọt lệ!”.
Nhìn trước, nhìn sau để buồn và khóc là điều không nên. Vì buồn và khóc làm cho ta yếu đi không những về mặt lý trí mà còn yếu đuối ngay cả mặt tình cảm. Nhìn trước để cùng tiếp nối, nhìn sau để cùng tạo lực bước lên, đó là lời ca dao mẹ tôi ru tôi ngày ấy.
Nhìn nhà mấy cột, nhìn cau mấy buồng: Ngôi nhà không có trụ cột, ngôi nhà ấy sẽ không đứng vững chãi, thọ mạng của ngôi nhà không thể tồn tại lâu dài. Nhà không có trụ cột thì không đủ khả năng chống đỡ nắng mưa bão bùng. Cột trụ của ngôi nhà là tiêu biểu cho gia phong trí tuệ. Không có trí tuệ sẽ không có gia phong, không có trí tuệ sẽ không có đạo đức, không có trí tuệ sẽ không có văn hóa, không có trí tuệ sẽ không có tình cảm, không có trí tuệ thì chẳng biết gì lịch sử gia phong của đất nước là gì để yêu kính và bảo vệ. Nhà tan, làng nát, nước mất, xã hội vô luân là vì trong cái học, cái hành, cái ứng xử, ta thiếu cái nhìn nhà mấy cột. Nhìn nhà mấy cột là để thấy ngôi nhà có nhiều thế hệ tiền nhân tạo nên. Nên, trong ngôi nhà ấy có hồn của nhà và hồn của nước. Ta không thấy hồn của nhà, ta sẽ không thấy hồn của nước. Ta không biết văn hóa và lịch sử ngôi nhà, ta sẽ phá nhà như phá đống gạch vụn, ta sẽ bán nhà như bán đồ phế thải. Hồn của nhà đã mất, thì hồn của nước cũng chẳng còn, mà hồn của ta cũng trở thành khói sương, cát bụi. Nên, khi ra đi, ta phải nhìn nhà mấy cột, để ta không bị lai căn, ta không bị đánh mất đường về, dù đi đâu, sống với ai, ta vẫn có hồn của ta để sống, ta vẫn có hồn của nước để phụng sự và tin vui.
Ra đi nhìn cau mấy buồng: Nhà có vườn cây, có vườn cau là ngôi nhà có tình. Cái tình của con người với sự vật và cái tình của sự vật đối với con người. Cái tình của con người với thiên nhiên và cái tình của thiên nhiên với con người. Vườn cau là vườn tình. Ấy là vườn tình thủy chung. Buồng cau là kết tinh của tình yêu chung thủy. Tình ấy đã được bao nhiêu thế hệ kết nối giữ gìn để tạo nên hồn nhà, hồn làng xóm, hồn non nước.
Nên, tôi nhớ lời mẹ tôi ru tôi ngày ấy: “Ra đi nhìn trước nhìn sau, nhìn nhà mấy cột, nhìn cau mấy buồng”. Tôi đã lớn lên trong lời ru ca dao ngày ấy của mẹ. Tôi có hạnh phúc trên con đường đi ra và tôi có hạnh phúc trên con đường trở về, vì trong tôi có mẹ và có lời ca dao của mẹ ru để tiễn tôi đi và gọi tôi về.
Tôi nhớ câu ca dao, mẹ tôi ru tôi ngày ấy: “Ra đi nhìn trước nhìn sau, nhìn nhà mấy cột, nhìn cau mấy buồng”. Mỗi khi nghĩ đến lời mẹ ru, tôi hạnh phúc. Tôi hạnh phúc, vì tôi sinh ra được bú sữa mẹ và lớn có lời ru ca dao ngọt ngào của mẹ.
Câu ca dao này đã đi vào trong tôi và đã trở thành xương thịt của tôi không biết lúc nào. Nó đã nuôi tôi lớn lên và trưởng thành rất nhiều trong đời sống xuất gia tu hành.
Ra đi nhìn trước: Nghĩa là khi ra đi, tôi phải nhìn kỹ trước mặt tôi là ai và sau lưng tôi là ai trước khi đi. Trước mặt tôi là những thế hệ đi trước. Sau lưng tôi là những thế hệ tiếp theo. Tôi có khả năng tiếp nối được những gì tốt đẹp từ thế hệ đi trước hay không và có khả năng loại trừ những gì mà thế hệ đi trước đã bị sai lầm, vấp ngã hay không? Nếu không có khả năng “nhìn trước” này, tôi sẽ bị tai nạn ngay nơi việc ra đi của tôi.
Ra đi nhìn sau: Nghĩa là khi ra đi dấn thân vào một công việc nào đó, ta hãy nhìn sâu vào công việc ấy, có gây cản trở và thiệt hại cho người đi sau ta hay không? Nếu có, ta phải chấm dứt ngay cách đi này. Nếu không, trước sau gì ta cũng bị người sau lên án và xô nhào. Nên, ta nhìn sau để bước tới mà không cản trở người sau; ta nhìn trước để tiếp nối người trước khiến ta không bị tụt hậu.
Khi ngồi vào bàn ăn, ta hãy nhìn người lớn đã ngồi chưa, nếu người lớn chưa ngồi, thì ta mời người lớn ngồi, trước khi ta ngồi; ta nhìn người sau đang đứng ở đâu, nếu họ chưa có chỗ ngồi, ta sắp xếp cho họ có chỗ ngồi, trước khi ta ngồi. Cái ngồi như vậy là cái ngồi an toàn. Vì sao? Vì trong cái ngồi ấy, ta có chất liệu nhìn trước, nhìn sau của lời mẹ ru và lời cha dạy.
Tóm lại, làm việc gì, đi đến đâu, ta có cái nhìn trước, nhìn sau, chính cái nhìn ấy, giúp ta an toàn và thành công trong cuộc sống một cách hợp lý, hợp tình. Nhìn trước để thấy sau, nhìn sau để thấy trước, vì cái sau chưa bao giờ tách rời cái trước, nhìn trước để thấy sau, vì cái trước làm tiền đề cho cái sau sinh ra. Nên, ta ra đi để làm một công việc gì đó mà không nhìn trước, nhìn sau, nếu có thành công thì chỉ tạm thời mà thất bại là cái tiếp nối theo sau.
Nhìn trước, nhìn sau, một nhà thơ nào đó đã cảm xúc:
“Tiền bất kiến cổ nhân
Hậu bất tri lai giả
Niệm thiên địa chi du du
Độc nhiên nhi lệ hạ”.
Nghĩa là:
“Ai người trước đã qua
Ai người sau chưa tới
Nghĩ trời đất không cùng
Một mình tuôn giọt lệ!”.
Nhìn trước, nhìn sau để buồn và khóc là điều không nên. Vì buồn và khóc làm cho ta yếu đi không những về mặt lý trí mà còn yếu đuối ngay cả mặt tình cảm. Nhìn trước để cùng tiếp nối, nhìn sau để cùng tạo lực bước lên, đó là lời ca dao mẹ tôi ru tôi ngày ấy.
Nhìn nhà mấy cột, nhìn cau mấy buồng: Ngôi nhà không có trụ cột, ngôi nhà ấy sẽ không đứng vững chãi, thọ mạng của ngôi nhà không thể tồn tại lâu dài. Nhà không có trụ cột thì không đủ khả năng chống đỡ nắng mưa bão bùng. Cột trụ của ngôi nhà là tiêu biểu cho gia phong trí tuệ. Không có trí tuệ sẽ không có gia phong, không có trí tuệ sẽ không có đạo đức, không có trí tuệ sẽ không có văn hóa, không có trí tuệ sẽ không có tình cảm, không có trí tuệ thì chẳng biết gì lịch sử gia phong của đất nước là gì để yêu kính và bảo vệ. Nhà tan, làng nát, nước mất, xã hội vô luân là vì trong cái học, cái hành, cái ứng xử, ta thiếu cái nhìn nhà mấy cột. Nhìn nhà mấy cột là để thấy ngôi nhà có nhiều thế hệ tiền nhân tạo nên. Nên, trong ngôi nhà ấy có hồn của nhà và hồn của nước. Ta không thấy hồn của nhà, ta sẽ không thấy hồn của nước. Ta không biết văn hóa và lịch sử ngôi nhà, ta sẽ phá nhà như phá đống gạch vụn, ta sẽ bán nhà như bán đồ phế thải. Hồn của nhà đã mất, thì hồn của nước cũng chẳng còn, mà hồn của ta cũng trở thành khói sương, cát bụi. Nên, khi ra đi, ta phải nhìn nhà mấy cột, để ta không bị lai căn, ta không bị đánh mất đường về, dù đi đâu, sống với ai, ta vẫn có hồn của ta để sống, ta vẫn có hồn của nước để phụng sự và tin vui.
Ra đi nhìn cau mấy buồng: Nhà có vườn cây, có vườn cau là ngôi nhà có tình. Cái tình của con người với sự vật và cái tình của sự vật đối với con người. Cái tình của con người với thiên nhiên và cái tình của thiên nhiên với con người. Vườn cau là vườn tình. Ấy là vườn tình thủy chung. Buồng cau là kết tinh của tình yêu chung thủy. Tình ấy đã được bao nhiêu thế hệ kết nối giữ gìn để tạo nên hồn nhà, hồn làng xóm, hồn non nước.
Nên, tôi nhớ lời mẹ tôi ru tôi ngày ấy: “Ra đi nhìn trước nhìn sau, nhìn nhà mấy cột, nhìn cau mấy buồng”. Tôi đã lớn lên trong lời ru ca dao ngày ấy của mẹ. Tôi có hạnh phúc trên con đường đi ra và tôi có hạnh phúc trên con đường trở về, vì trong tôi có mẹ và có lời ca dao của mẹ ru để tiễn tôi đi và gọi tôi về.
Thích Thái Hòa
Các Tin Khác