Thiện tri thức là bậc Phạm hạnh trọn vẹn
Ngày đăng: 22:25:43 09-03-2017 . Xem: 16599
SOV - Bậc thiện tri thức đúng nghĩa, ngoài phạm hạnh trọn vẹn, phải có khả năng dẫn dắt người đi theo con đường lành.
Xuất gia tu học với bản nguyện thượng cầu hạ hóa, làm thầy của trời người. Khoan nói chi loài trời cao xa nhiều thần thông và phước báo, chỉ riêng trong loài người mà khiến cho họ tín thuận, quy hướng cũng đã vô vàn khó khăn. Chắc chắn người xuất gia không thể làm thầy nhân loại về mặt tri thức. Vì tri thức vốn bao la, mỗi người chỉ biết trong phạm vi chuyên ngành của mình mà thôi. Chỉ có sự thành tựu về Giới-Định-Tuệ, nhất là phạm hạnh trọn vẹn (thành tựu Giới), người xuất gia mới đủ tư cách đạo đức để người quy hướng, có thể làm thầy dẫn dắt người vượt qua khổ đau sinh tử.
“Một thời Phật ở tại nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Tôn giả A-nan bạch Phật:
- Gọi là bậc thiện tri thức, tức là người có phạm hạnh phân nửa, sẽ hướng dẫn đường lành đến vô vi.
Phật bảo A-nan:
- Chớ nói lời như thế. Nói rằng: ‘Bậc thiện tri thức là người phạm hạnh phân nửa’. Vì sao? Phàm là bậc thiện tri thức, tức là người phạm hạnh trọn vẹn mới dẫn dắt chỉ bảo cho người theo mình con đường lành. Ta cũng do thiện tri thức mà thành Vô thượng Chánh chơn Đẳng Chánh Giác. Do thành đạo quả, nên độ thoát chúng sanh không thể tính kể, thảy đều khỏi được sanh, lão, bệnh, tử. Do phương tiện này, nên biết bậc thiện tri thức là người phạm hạnh trọn vẹn.
Lại nữa, A-nan, nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn, kính vâng theo thiện tri thức thì lòng tin được tăng nhiều, văn, thí, tuệ, đức, thảy đều đầy đủ. Thí như trăng càng tròn, ánh sáng càng tăng hơn ngày thường gấp bội. Đây cũng lại như vậy, nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn gần gũi thiện tri thức, thì lòng tin, chỗ học hỏi, sự ghi nhớ, trí tuệ của người ấy thảy đều tăng lên. Do phương tiện nên biết bậc thiện tri thức là người phạm hạnh trọn vẹn.
Nếu ngày xưa Ta không kính vâng theo thiện tri thức thì trọn vẹn sẽ không được Phật Đăng Quang thọ ký. Do đã kính vâng bậc thiện tri thức, nên Ta được Phật Đăng Quang thọ ký. Do phương tiện này nên biết, bậc thiện tri thức là người phạm hạnh trọn vẹn.
Này A-nan, nếu thế gian không có bậc thiện tri thức thì sẽ không có thứ tự tôn ti về phụ mẫu, sư trưởng, huynh đệ, tông thân, ắt sẽ giống như loài heo chó, tạo các duyên ác, gieo trồng tội duyên trong địa ngục. Có thiện tri thức nên phân biệt có cha mẹ, sư trưởng, huynh đệ, tông thân.
Lúc ấy, Thế Tôn bèn nói kệ:
Bấy giờ, A-nan nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.
Theo quan điểm của Thế Tôn, bậc thiện tri thức đúng nghĩa, ngoài phạm hạnh trọn vẹn, phải có khả năng dẫn dắt người đi theo con đường lành. Trong quá trình gần gũi, thân cận bậc thiện tri thức sẽ khiến cho tín, văn, thí, tuệ của chúng ta tăng thêm. Vì thế, nếu tựa nương một người, xem vị ấy là thiện tri thức (là tôn sư, là sư phụ) mà sau một thời gian niềm tin Tam bảo bị thối thất, không học hỏi được gì trong giáo pháp, tâm hạnh thí xả kém hơn xưa, nhất là lu mờ tuệ giác (sa đà vào cầu cúng, thiên về tín ngưỡng) thì chắc chắn vị ấy không phải là thiện tri thức, cần “kính nhi viễn chi”.
Xuất gia tu học với bản nguyện thượng cầu hạ hóa, làm thầy của trời người. Khoan nói chi loài trời cao xa nhiều thần thông và phước báo, chỉ riêng trong loài người mà khiến cho họ tín thuận, quy hướng cũng đã vô vàn khó khăn. Chắc chắn người xuất gia không thể làm thầy nhân loại về mặt tri thức. Vì tri thức vốn bao la, mỗi người chỉ biết trong phạm vi chuyên ngành của mình mà thôi. Chỉ có sự thành tựu về Giới-Định-Tuệ, nhất là phạm hạnh trọn vẹn (thành tựu Giới), người xuất gia mới đủ tư cách đạo đức để người quy hướng, có thể làm thầy dẫn dắt người vượt qua khổ đau sinh tử.
“Một thời Phật ở tại nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Tôn giả A-nan bạch Phật:
- Gọi là bậc thiện tri thức, tức là người có phạm hạnh phân nửa, sẽ hướng dẫn đường lành đến vô vi.
Phật bảo A-nan:
- Chớ nói lời như thế. Nói rằng: ‘Bậc thiện tri thức là người phạm hạnh phân nửa’. Vì sao? Phàm là bậc thiện tri thức, tức là người phạm hạnh trọn vẹn mới dẫn dắt chỉ bảo cho người theo mình con đường lành. Ta cũng do thiện tri thức mà thành Vô thượng Chánh chơn Đẳng Chánh Giác. Do thành đạo quả, nên độ thoát chúng sanh không thể tính kể, thảy đều khỏi được sanh, lão, bệnh, tử. Do phương tiện này, nên biết bậc thiện tri thức là người phạm hạnh trọn vẹn.
Lại nữa, A-nan, nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn, kính vâng theo thiện tri thức thì lòng tin được tăng nhiều, văn, thí, tuệ, đức, thảy đều đầy đủ. Thí như trăng càng tròn, ánh sáng càng tăng hơn ngày thường gấp bội. Đây cũng lại như vậy, nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn gần gũi thiện tri thức, thì lòng tin, chỗ học hỏi, sự ghi nhớ, trí tuệ của người ấy thảy đều tăng lên. Do phương tiện nên biết bậc thiện tri thức là người phạm hạnh trọn vẹn.
Nếu ngày xưa Ta không kính vâng theo thiện tri thức thì trọn vẹn sẽ không được Phật Đăng Quang thọ ký. Do đã kính vâng bậc thiện tri thức, nên Ta được Phật Đăng Quang thọ ký. Do phương tiện này nên biết, bậc thiện tri thức là người phạm hạnh trọn vẹn.
Này A-nan, nếu thế gian không có bậc thiện tri thức thì sẽ không có thứ tự tôn ti về phụ mẫu, sư trưởng, huynh đệ, tông thân, ắt sẽ giống như loài heo chó, tạo các duyên ác, gieo trồng tội duyên trong địa ngục. Có thiện tri thức nên phân biệt có cha mẹ, sư trưởng, huynh đệ, tông thân.
Lúc ấy, Thế Tôn bèn nói kệ:
Thiện tri thức chẳng ác,
Vì pháp, không vì ăn,
Dắt dẫn nơi đường lành,
Đích thân bậc Tôn nói.
Cho nên, này A-nan, chớ lại nói lời: ‘Bậc thiện tri thức là người phạm hạnh phân nửa’.Vì pháp, không vì ăn,
Dắt dẫn nơi đường lành,
Đích thân bậc Tôn nói.
Bấy giờ, A-nan nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.
(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập III, phẩm 44. Chín nơi cư trú của chúng sinh,
VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.228)
Phàm những người lương thiện ở đời, ai cũng mong cầu tìm được bậc thiện tri thức để tựa nương, học hỏi. Sở dĩ chúng ta - những người đệ tử Phật - chưa giáo hóa được nhiều người, không quy hướng được họ về với chánh đạo vì đạo đức của chúng ta chưa cao, phạm hạnh chưa trọn vẹn. Khi “là người phạm hạnh phân nửa”, nghĩa là đạo hạnh còn khiếm khuyết thì chúng ta không thể là thiện tri thức, nơi quy hướng bền vững cho người.VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.228)
Theo quan điểm của Thế Tôn, bậc thiện tri thức đúng nghĩa, ngoài phạm hạnh trọn vẹn, phải có khả năng dẫn dắt người đi theo con đường lành. Trong quá trình gần gũi, thân cận bậc thiện tri thức sẽ khiến cho tín, văn, thí, tuệ của chúng ta tăng thêm. Vì thế, nếu tựa nương một người, xem vị ấy là thiện tri thức (là tôn sư, là sư phụ) mà sau một thời gian niềm tin Tam bảo bị thối thất, không học hỏi được gì trong giáo pháp, tâm hạnh thí xả kém hơn xưa, nhất là lu mờ tuệ giác (sa đà vào cầu cúng, thiên về tín ngưỡng) thì chắc chắn vị ấy không phải là thiện tri thức, cần “kính nhi viễn chi”.
Các Tin Khác