Phật giáo trợ giúp cho y khoa - Phật giáo khoa học
Ngày đăng: 01:30:41 10-05-2014 . Xem: 13819
HSĐV - Các nhà tâm thần học và các bác sĩ ngày càng phải cầu cứu đến kỹ thuật thiền định nòng cốt trong việc tu tập Phật giáo để giúp các bệnh nhân vượt qua tình trạng lo âu, chịu đựng đau đớn dễ dàng hơn và ngăn ngừa bệnh tái phát.
« Đau đớn tràn ngập khắp nơi, và đau đớn là một điều không ai mong muốn » Đấy là một câu tóm lược vô cùng ngắn gọn kết quả của một sự kết hợp giữa các ngành khoa học nhận thức và Phật giáo. Dầu ở bất cứ nơi nào, từ Boston, Toronto, Genève, Maastricht hay Chateauroux, người ta đã mang các phương pháp thiền định ra để ứng dụng vào việc điều trị trong ngành phân tâm học, và đồng thời cũng giúp cho các bác sĩ chăm sóc các người bệnh nặng đang bị đau đớn hành hạ quá sức từ thể xác đến tinh thần. Sự kết hợp được đem ra thực hiện thành công tại nhiều quốc gia và được công nhận như một phương pháp trị liệu chính thức. Trong khi đó thì nước Pháp vẫn còn bị bỏ lại phía sau. Có phải nước Pháp, quê hương của Descartes (1) vẫn còn cố cưỡng lại cao trào tâm linh mang nguồn gốc Á châu ?
Không hoàn toàn đúng như thế, vì ông Christophe André một bác sĩ tâm thần học của bệnh viện Saint-Anne (2) Paris là người đã từng sử dụng thiền định để giúp các bệnh nhân rối loạn thần kinh ngăn ngừa bệnh tái phát. Ông giải thích như sau : « Đó là cách tập cho bệnh nhân giữ tâm thức an trú tại vị trí này và ngay trong thời điểm này. Lúc đầu thì quả thật là khó, bởi vì ý nghĩ con người thường ngã ra phía trước để rơi vào những viễn tượng tương lai, hoặc bám vào sự suy xét để đánh giá bên ngoài hoặc quay nhìn vào trong để quán tưởng nội tâm. Thật ra thì phải tập thế nào để đừng bị lôi cuốn vào vòng lẩn quẩn của tư duy. Tuy khá rắc rối nhưng đây lại là một kỹ thuật thật hữu hiệu, không những giúp loại bỏ được các ý nghĩ tiêu cực mà lại còn giúp nhìn thấy chúng để ngăn chận chúng ». Ông Claude Pernet là một bác sĩ tâm thần ở Chateauroux (3) đã tu tập thiền học để tự tìm lấy kinh nghiệm riêng cho mình trước khi mang ra áp dụng cho bệnh nhân : « Tôi không muốn trình bày nhiều về khía cạnh Phật giáo trong thiền định. Lý do chính là vì các bệnh nhân của tôi chỉ đòi hỏi một điều duy nhất là giúp cho họ một phương pháp tập luyện để chế ngự các tư duy tiêu cực mà thôi ».
Dầu sao đi nữa, đấy cũng không phải một phương pháp có thể học hỏi ở nhà trường, và cũng không phải là những chuyện tùy hứng do vài người hướng dẫn dư luận nêu lên. Những người tiên phong khởi xướng phương pháp trị liệu bằng thiền định đã bắt đầu từ gần ba mươi năm nay ở Hoa kỳ. Tuy nhiên ngày nay, nhờ vào các tiến bộ của nhiếp ảnh tân tiến trong y khoa thì người ta mới chứng minh được một cách rõ ràng là thiền định có thể thay đổi được sự vận hành của não bộ. Còn hơn thế nữa là khi quan sát tỉ mỉ não bộ của các nhà sư Tây tạng, các khoa học gia nhận thấy họ có một khả năng thật đặc biệt. Khu não bộ liên quan đến các xúc cảm, chẳng hạn như lòng từ bi hoạt động hết sức mạnh, hơn hẳn những người bình thường. Chính nhờ sự vận động tích cực của bác sĩ tâm thần Richard Davidson mà viện đại học Madison của tiểu bang Wisconsin đã thực hiện được rất nhiều kết quả khoa học về vấn đề này.
Ông Matthieu Ricard trong một quyển sách xuất bản gần đây, ngày 6 tháng 9 năm 2009 (với tựa đề « Nghệ thuật Thiền định ») cho biết là « các công cuộc nghiên cứu khoa học ngày càng gia tăng đã chứng minh cho thấy việc thiền định thực hiện trong một thời gian ngắn cũng có thể làm giảm xuống một cách đáng kể triệu chứng của các bệnh xáo trộn tâm thần gọi là « strét » (hậu quả tai hại của bệnh này đối với sức khoẻ đã được chứng minh rõ rệt), và các bệnh lo âu, các bệnh thần kinh căng thẳng dễ nổi giận (chứng bệnh này dễ đưa đến cái chết sau khi mổ tim) và sau hết còn để ngăn ngừa các chứng bệnh suy nhược thần kinh tái phát đối với những người đã từng bị bệnh trầm trọng ít nhất hai lần. Chỉ cần thiền định mỗi ngày ba mươi phút trong tám tuần lễ liền là có thể làm gia tăng thêm một cách đáng kể sức đề kháng của cơ thể [...] và đồng thời làm giảm áp huyết cho những bệnh nhân có áp huyết cao và làm mau khỏi chứng bệnh vẩy nến (psoriasis) (4). Các công cuộc nghiên cứu về các thể dạng tâm thần ảnh hưởng đến sức khoẻ trước đây vẫn thường được xem là chuyện hoang tưởng, nhưng nay thì ngày càng được xem như có tầm quan trọng hàng đầu trong lãnh vực nghiên cứu khoa học »). Các kết quả do thiền định mang lại đã được đăng tải trên các tạp chí khoa học quan trọng có tầm cỡ quốc tế, chẳng hạn như các tờ Journal of the National Cancer Institute và Journal of Behavioral Medicine.
Tất cả các nhà tiên phong trong ngành này đều là người Mỹ, trong số đó có ông Jon Kabat-Zinn là người đáng nể nhất nhờ vào các công trình nghiên cứu và khả năng phi thường của ông. Ông là giáo sư danh dự về y khoa của đại học Massachusetts và đã tu tập thiền học từ khi còn là sinh viên của Viện Đại học Công nghệ MIT dưới sự hướng dẫn của giáo sư đoạt giải Nobel là ông Salvador Luria. Như trường hợp của ông Matthieu Ricard, Jon Kabat-Zinn cũng là một chuyên gia về sinh học tế bào, và hiện nay đang tiếp tục nghiên cứu về sự vận hành của tâm thức. Năm 1979, sau mười ba năm tu tập thiền định, ông quyết định đưa thiền học Phật giáo vào việc trị liệu giúp làm giảm đau đớn cho những người bệnh nặng. Dần dần sau đó ông đã phát minh ra một phương pháp gọi là MBSR (Mindfulness-Based Stress Reduction – Giảm rối loạn thần kinh bằng cách luyện tập Tỉnh thức), một phương pháp luyện tập thiền định tỉnh thức kéo dài trong tám tuần. Dự án của ông được bệnh viện tán thành ngay và sau này ông đã thuật chuyện lại như sau : « Chính là số bằng cấp của tôi đã dự phần để thuyết phục những người mà tôi tiếp xúc. Ban đầu tôi chỉ được cấp một chỗ làm việc nhỏ xíu và chính tôi phải lo cả công việc thư ký. Các khu bệnh lý khác gởi đến cho tôi đủ mọi bệnh nhân, những người bị bệnh ung thư, các bệnh về tim mạch hoặc bị đau đớn quá mức sau khi mổ. Tôi thiết kế một chương trình trị liệu kéo dài tám tuần và đã đạt thành công thật bất ngờ. Vì thế tôi lại phải gánh thêm một trọng trách nữa là phải đào tạo thêm các huấn luyện viên. Phần lớn các huấn luyện viên này không phải là bác sĩ. Sự lựa chọn căn cứ vào điều kiện tiên quyết là họ phải thật sự chịu khó tu tập theo phương pháp thiền định của Phật giáo và điều kiện kế tiếp là khả năng truyền đạt những phẩm tính thiết yếu cho những người chưa hề biết đến Phật giáo là gì, nhưng đang phải chịu thật nhiều đau đớn ». Cho đến nay đã có 18 000 người được trị liệu theo phương pháp tám tuần trong gần 200 bệnh viện. Phương pháp thiền định của Phật giáo đã giúp giảm 50% các trường hợp tái phát của bệnh rối loạn thần kinh đối với những người đã từng lâm bệnh này ít nhất hai lần trong tình trạng nguy kịch.
Tại đại học Genève, vị bác sĩ tâm thần Lucio Bizzini phụ trách về bệnh rối loạn thần kinh đã sử dụng phương pháp MBSR và một vài kỹ thuật khác như là MBCT (Mindfulness Based Cognitive Thérapy – Khoa nhận thức trị liệu bằng tu tập Tỉnh thức) do Bác sĩ Zindel Segal của bệnh viện Toronto đưa ra. Bác sĩ Lucio Bizzini giải thích rằng : « Phương pháp này đặc biệt áp dụng cho các người bị bệnh thần kinh thuộc loại « tự dày vò mình ». Đây là phương pháp rất gay go, đòi hỏi ngay lúc khởi đầu phải thiền định một giờ mỗi ngày, vì thế cần phải có một sự cố gắng cá nhân quan trọng. Tuy nhiên sự cố gắng ấy cũng xứng đáng vì kết quả cho thấy là người bệnh đạt được một thể dạng giống như đứng ra « phía sau của thác nước ». Đây là cách mượn lối diễn đạt của Bác sĩ Jon Kabat-Zinn, « đứng ra phía sau thác nước » có nghĩa là đứng vào một vị trí mà người bệnh có thể quan sát được tư duy của chính mình mà không bị chúng tràn ngập. Chỉ có một điểm yếu mà mọi người đều nhận thấy, nhất là Bác sĩ Jon Kabat-Zinn, là chỉ có những bệnh nhân tích cực tham gia vào việc thiền định MBSR thì mới đạt được kết quả tốt và bệnh không bị tái phát.
Tuy nhiên tất cả các bác sĩ tự thiền định hằng ngày với một niềm tin vững chắc không nhất thiết là những tín đồ Phật giáo. Thật ra thì điều đó cũng không quan hệ gì cả. Bác sĩ tâm thần có tiếng của Pháp là Chrstophe André đã từng phát biểu như sau : « Đức Đạt-Lai Lạt-Ma, một nhà lãnh đạo tôn giáo khá cởi mở đã từng khẳng định rằng nếu khoa học chứng minh được là một khía cạnh nào đó của Phật giáo tỏ ra đáng nghi ngờ, thì phải chấp nhận điều đó ». Là một người vô cùng say mê khoa học, Ngài đã từng nói : « Khoa học và các lời giáo huấn của Đức Phật đều cùng nói với chúng ta bằng một ngôn ngữ duy nhất để xác định bản chất nhất thể của mọi hiện tượng ».
Bên dưới bài viết, tác giả Sophie Coignard còn đưa ra một vài thư tịch bằng Pháp ngữ cho độc giả nào muốn tìm hiểu thêm và đồng thời cũng liệt kê vài cách thiền định như : chú tâm vào giác cảm, quan sát thân xác, dùng du-già để hòa mình với hiện tại, chú tâm vào hơi thở, vừa thiền hành vừa theo dõi tư duy và xúc cảm đang hiển hiện, ghi sổ các biến cố tạo ra thích thú hay bất an, tập không để xúc cảm và định kiến ảnh hưởng vào sự giao tiếp với người khác, tập tự thiền định lấy một mình.
Ngoài ra bên cạnh bài viết còn có thêm một phần đóng khung như sau :
Các khoa học gia và phương pháp Thiền định
Muốn tìm được một chỗ tham dự thật khó, vì được tham dự có nghĩa là được vinh dự ngồi chung với các nhà khoa học lừng danh trong những buổi hội thảo tổ chức ở Dharamsala, một thị trấn nhỏ thuộc vùng bắc Ấn, nơi cư trú của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma và cũng là nơi đặt trụ sở tạm của chính phủ lưu vong Tây tạng. Nhà tâm thần học Christophe André, tác giả của nhiều quyển sách nổi tiếng về các chủ đề như sự quý chuộng cái tôi và hạnh phúc, đã may mắn tìm ra cách chen được vào nơi hội họp này, tổ chức vào tháng tư năm 2007. Chủ đề cuộc hội thảo là « Vũ trụ trong một hạt nguyên tử : sự kết hợp giữa khoa học và tâm linh ». Trong phòng họp, các khảo cứu gia hàng đầu trên thế giới chẳng hạn như nhà vật lý thiên văn Wolf Singer, giám đốc viện Max Plank ở Franfort, đang ngồi cạnh các nhà mạnh thường quân đã góp tiền tài trợ tổ chức hội thảo. Trong số các mạnh thường quân có tài tử Richard Gere. Hai mươi khối óc từ khắp nơi trên thế giới đã đến đây tham dự vì họ muốn trao đổi với nhau và cũng vì họ đã bị thu hút bởi sự cởi mở của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma về khoa học, một điều mà ai cũng biết. Mỗi sáng Ngài đều tham dự vào các cuộc trao đổi để phát biểu và đặt nhiều câu hỏi. Ông Christophe André đã kể chuyện lại như sau : « Không vướng mắc vào một nghi thức màu mè nào cả, Đức Đạt-Lai Lạt-Ma lẹp xẹp bước vào phòng họp, vái chào mọi người, nói vài câu khôi hài. Nhưng thật ra thì Ngài đang ấp ủ một hoài bão thật minh bạch : làm sao có thể gia tăng sự hiểu biết và mở rộng thêm tâm trí cho các nhà sư để giúp cho Phật giáo thêm rạng ngời ».
Các buổi hội thảo trên đây đã được Viện Tâm linh và Sự sống (Mind and Life Institute) phụ trách. Viện Tâm linh và Sự sống được Đức Đạt-Lai Lạt-Ma và nhiều khảo cứu gia khoa học đứng ra thành lập đã được hai mươi năm nay trong mục đích đưa khoa học Tây phương tiếp cận với những thành quả của Phật giáo. Trong số những người khởi xướng có ông Matthieu Ricard, từng là khảo cứu gia về sinh học của viện Pasteur trước khi khám phá ra khoa thiền định của Tây tạng và sau đó thì ông đã trở thành một nhà sư. Một số các khoa học gia khác trong tổ chức Tâm Linh và Sự sống, tuy không đi xa được như ông Matthieu Ricard, nhưng đều đã tu tập thiền định từ lâu. Ông Matthieu Ricard kể chuyện lại như sau : « Trong văn phòng giám đốc, tôi đã được gặp nhiều người chẳng hạn như Daniel Goleman, người đã từng bỏ ra nhiều tháng ẩn cư, ông Richard Davidson thuộc đại học Michigan thì ngồi thiền đều đặn vào lúc hừng đông, và ông Jon Kabat-Zinn người đã phát minh ra các ứng dụng của kỹ thuật thiền định. Tôi cũng đã gặp lại tại nơi này một đồng nghiệp trước đây ở viện Pasteur là ông Ben Sapiro, cả hai chúng tôi đã từng viết chung một bài khảo cứu khoa học dựa vào các kết quả thực hiện được trong phòng thí nghiệm của giáo sư François Jacob, vị đồng nghiệp này về sau đã trở thành phó giám đốc của viện bào chế Merck và hiện nay thì đã về hưu ». Ông Matthieu Ricard kể tiếp bằng một vẻ khôi hài rằng đã có hàng ngàn nhà sinh học quan tâm đến sự biến cải tâm linh, và thật ra thì họ cũng không quan tâm nhiều hơn bao nhiêu so với các đồng nghiệp khác của họ. Ông nói thêm : « Tuy nhiên, những gì mà công cuộc vận động do Viện Tâm linh và Sự sống chủ trương và đã góp phần tạo ra một sự thu hút mạnh, chính là phẩm chất và sự nghiêm chỉnh mang lại từ sự tiếp cận giữa khoa học và thiền định. Thật quả là một sự kết hợp chưa từng có trong lịch sử... »
Nguyên tác: http://www.lepoint.fr/
Ghi chú:
1- Descartes (1596-1650) : là một triết gia, toán học gia, vật lý học gia, được xem như một trong những người đã thiết lập ra nền triết học hiện đại của Tây phương.
2- Saint-Anne : là bệnh viện tâm thần lớn nhất và danh tiếng nhất của thành phố Paris, từng quy tụ các bác sĩ tâm thần nổi tiếng. Bệnh viện được thành lập từ năm 1651 nhưng sau đó thì trở nên hoang phế, một bệnh viện cạnh đó là Bicêtre đưa các các bệnh nhân tâm thần đến đây làm vườn và trồng trọt. Đến năm 1788 thì được trùng tu trở lại. Năm 1863 Nã-phá-luân đệ tam ra nghị định biến Saint-Anne thành một bệnh viên chuyên về bệnh tâm thần.
3- Chateauroux : là một thành phố thuộc miền trung nước Pháp.
4- Bệnh vẩy nến : là một thứ bệnh ngoài da. Da nổi lên những mảng đỏ và tróc ra thành những vẩy màu trắng.
Bures-Sur-Yvette, 15.12.09
Hoang Phong lược dịch
« Đau đớn tràn ngập khắp nơi, và đau đớn là một điều không ai mong muốn » Đấy là một câu tóm lược vô cùng ngắn gọn kết quả của một sự kết hợp giữa các ngành khoa học nhận thức và Phật giáo. Dầu ở bất cứ nơi nào, từ Boston, Toronto, Genève, Maastricht hay Chateauroux, người ta đã mang các phương pháp thiền định ra để ứng dụng vào việc điều trị trong ngành phân tâm học, và đồng thời cũng giúp cho các bác sĩ chăm sóc các người bệnh nặng đang bị đau đớn hành hạ quá sức từ thể xác đến tinh thần. Sự kết hợp được đem ra thực hiện thành công tại nhiều quốc gia và được công nhận như một phương pháp trị liệu chính thức. Trong khi đó thì nước Pháp vẫn còn bị bỏ lại phía sau. Có phải nước Pháp, quê hương của Descartes (1) vẫn còn cố cưỡng lại cao trào tâm linh mang nguồn gốc Á châu ?
Dầu sao đi nữa, đấy cũng không phải một phương pháp có thể học hỏi ở nhà trường, và cũng không phải là những chuyện tùy hứng do vài người hướng dẫn dư luận nêu lên. Những người tiên phong khởi xướng phương pháp trị liệu bằng thiền định đã bắt đầu từ gần ba mươi năm nay ở Hoa kỳ. Tuy nhiên ngày nay, nhờ vào các tiến bộ của nhiếp ảnh tân tiến trong y khoa thì người ta mới chứng minh được một cách rõ ràng là thiền định có thể thay đổi được sự vận hành của não bộ. Còn hơn thế nữa là khi quan sát tỉ mỉ não bộ của các nhà sư Tây tạng, các khoa học gia nhận thấy họ có một khả năng thật đặc biệt. Khu não bộ liên quan đến các xúc cảm, chẳng hạn như lòng từ bi hoạt động hết sức mạnh, hơn hẳn những người bình thường. Chính nhờ sự vận động tích cực của bác sĩ tâm thần Richard Davidson mà viện đại học Madison của tiểu bang Wisconsin đã thực hiện được rất nhiều kết quả khoa học về vấn đề này.
Ông Matthieu Ricard trong một quyển sách xuất bản gần đây, ngày 6 tháng 9 năm 2009 (với tựa đề « Nghệ thuật Thiền định ») cho biết là « các công cuộc nghiên cứu khoa học ngày càng gia tăng đã chứng minh cho thấy việc thiền định thực hiện trong một thời gian ngắn cũng có thể làm giảm xuống một cách đáng kể triệu chứng của các bệnh xáo trộn tâm thần gọi là « strét » (hậu quả tai hại của bệnh này đối với sức khoẻ đã được chứng minh rõ rệt), và các bệnh lo âu, các bệnh thần kinh căng thẳng dễ nổi giận (chứng bệnh này dễ đưa đến cái chết sau khi mổ tim) và sau hết còn để ngăn ngừa các chứng bệnh suy nhược thần kinh tái phát đối với những người đã từng bị bệnh trầm trọng ít nhất hai lần. Chỉ cần thiền định mỗi ngày ba mươi phút trong tám tuần lễ liền là có thể làm gia tăng thêm một cách đáng kể sức đề kháng của cơ thể [...] và đồng thời làm giảm áp huyết cho những bệnh nhân có áp huyết cao và làm mau khỏi chứng bệnh vẩy nến (psoriasis) (4). Các công cuộc nghiên cứu về các thể dạng tâm thần ảnh hưởng đến sức khoẻ trước đây vẫn thường được xem là chuyện hoang tưởng, nhưng nay thì ngày càng được xem như có tầm quan trọng hàng đầu trong lãnh vực nghiên cứu khoa học »). Các kết quả do thiền định mang lại đã được đăng tải trên các tạp chí khoa học quan trọng có tầm cỡ quốc tế, chẳng hạn như các tờ Journal of the National Cancer Institute và Journal of Behavioral Medicine.
Tất cả các nhà tiên phong trong ngành này đều là người Mỹ, trong số đó có ông Jon Kabat-Zinn là người đáng nể nhất nhờ vào các công trình nghiên cứu và khả năng phi thường của ông. Ông là giáo sư danh dự về y khoa của đại học Massachusetts và đã tu tập thiền học từ khi còn là sinh viên của Viện Đại học Công nghệ MIT dưới sự hướng dẫn của giáo sư đoạt giải Nobel là ông Salvador Luria. Như trường hợp của ông Matthieu Ricard, Jon Kabat-Zinn cũng là một chuyên gia về sinh học tế bào, và hiện nay đang tiếp tục nghiên cứu về sự vận hành của tâm thức. Năm 1979, sau mười ba năm tu tập thiền định, ông quyết định đưa thiền học Phật giáo vào việc trị liệu giúp làm giảm đau đớn cho những người bệnh nặng. Dần dần sau đó ông đã phát minh ra một phương pháp gọi là MBSR (Mindfulness-Based Stress Reduction – Giảm rối loạn thần kinh bằng cách luyện tập Tỉnh thức), một phương pháp luyện tập thiền định tỉnh thức kéo dài trong tám tuần. Dự án của ông được bệnh viện tán thành ngay và sau này ông đã thuật chuyện lại như sau : « Chính là số bằng cấp của tôi đã dự phần để thuyết phục những người mà tôi tiếp xúc. Ban đầu tôi chỉ được cấp một chỗ làm việc nhỏ xíu và chính tôi phải lo cả công việc thư ký. Các khu bệnh lý khác gởi đến cho tôi đủ mọi bệnh nhân, những người bị bệnh ung thư, các bệnh về tim mạch hoặc bị đau đớn quá mức sau khi mổ. Tôi thiết kế một chương trình trị liệu kéo dài tám tuần và đã đạt thành công thật bất ngờ. Vì thế tôi lại phải gánh thêm một trọng trách nữa là phải đào tạo thêm các huấn luyện viên. Phần lớn các huấn luyện viên này không phải là bác sĩ. Sự lựa chọn căn cứ vào điều kiện tiên quyết là họ phải thật sự chịu khó tu tập theo phương pháp thiền định của Phật giáo và điều kiện kế tiếp là khả năng truyền đạt những phẩm tính thiết yếu cho những người chưa hề biết đến Phật giáo là gì, nhưng đang phải chịu thật nhiều đau đớn ». Cho đến nay đã có 18 000 người được trị liệu theo phương pháp tám tuần trong gần 200 bệnh viện. Phương pháp thiền định của Phật giáo đã giúp giảm 50% các trường hợp tái phát của bệnh rối loạn thần kinh đối với những người đã từng lâm bệnh này ít nhất hai lần trong tình trạng nguy kịch.
Tại đại học Genève, vị bác sĩ tâm thần Lucio Bizzini phụ trách về bệnh rối loạn thần kinh đã sử dụng phương pháp MBSR và một vài kỹ thuật khác như là MBCT (Mindfulness Based Cognitive Thérapy – Khoa nhận thức trị liệu bằng tu tập Tỉnh thức) do Bác sĩ Zindel Segal của bệnh viện Toronto đưa ra. Bác sĩ Lucio Bizzini giải thích rằng : « Phương pháp này đặc biệt áp dụng cho các người bị bệnh thần kinh thuộc loại « tự dày vò mình ». Đây là phương pháp rất gay go, đòi hỏi ngay lúc khởi đầu phải thiền định một giờ mỗi ngày, vì thế cần phải có một sự cố gắng cá nhân quan trọng. Tuy nhiên sự cố gắng ấy cũng xứng đáng vì kết quả cho thấy là người bệnh đạt được một thể dạng giống như đứng ra « phía sau của thác nước ». Đây là cách mượn lối diễn đạt của Bác sĩ Jon Kabat-Zinn, « đứng ra phía sau thác nước » có nghĩa là đứng vào một vị trí mà người bệnh có thể quan sát được tư duy của chính mình mà không bị chúng tràn ngập. Chỉ có một điểm yếu mà mọi người đều nhận thấy, nhất là Bác sĩ Jon Kabat-Zinn, là chỉ có những bệnh nhân tích cực tham gia vào việc thiền định MBSR thì mới đạt được kết quả tốt và bệnh không bị tái phát.
Tuy nhiên tất cả các bác sĩ tự thiền định hằng ngày với một niềm tin vững chắc không nhất thiết là những tín đồ Phật giáo. Thật ra thì điều đó cũng không quan hệ gì cả. Bác sĩ tâm thần có tiếng của Pháp là Chrstophe André đã từng phát biểu như sau : « Đức Đạt-Lai Lạt-Ma, một nhà lãnh đạo tôn giáo khá cởi mở đã từng khẳng định rằng nếu khoa học chứng minh được là một khía cạnh nào đó của Phật giáo tỏ ra đáng nghi ngờ, thì phải chấp nhận điều đó ». Là một người vô cùng say mê khoa học, Ngài đã từng nói : « Khoa học và các lời giáo huấn của Đức Phật đều cùng nói với chúng ta bằng một ngôn ngữ duy nhất để xác định bản chất nhất thể của mọi hiện tượng ».
Bên dưới bài viết, tác giả Sophie Coignard còn đưa ra một vài thư tịch bằng Pháp ngữ cho độc giả nào muốn tìm hiểu thêm và đồng thời cũng liệt kê vài cách thiền định như : chú tâm vào giác cảm, quan sát thân xác, dùng du-già để hòa mình với hiện tại, chú tâm vào hơi thở, vừa thiền hành vừa theo dõi tư duy và xúc cảm đang hiển hiện, ghi sổ các biến cố tạo ra thích thú hay bất an, tập không để xúc cảm và định kiến ảnh hưởng vào sự giao tiếp với người khác, tập tự thiền định lấy một mình.
Ngoài ra bên cạnh bài viết còn có thêm một phần đóng khung như sau :
Các khoa học gia và phương pháp Thiền định
Muốn tìm được một chỗ tham dự thật khó, vì được tham dự có nghĩa là được vinh dự ngồi chung với các nhà khoa học lừng danh trong những buổi hội thảo tổ chức ở Dharamsala, một thị trấn nhỏ thuộc vùng bắc Ấn, nơi cư trú của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma và cũng là nơi đặt trụ sở tạm của chính phủ lưu vong Tây tạng. Nhà tâm thần học Christophe André, tác giả của nhiều quyển sách nổi tiếng về các chủ đề như sự quý chuộng cái tôi và hạnh phúc, đã may mắn tìm ra cách chen được vào nơi hội họp này, tổ chức vào tháng tư năm 2007. Chủ đề cuộc hội thảo là « Vũ trụ trong một hạt nguyên tử : sự kết hợp giữa khoa học và tâm linh ». Trong phòng họp, các khảo cứu gia hàng đầu trên thế giới chẳng hạn như nhà vật lý thiên văn Wolf Singer, giám đốc viện Max Plank ở Franfort, đang ngồi cạnh các nhà mạnh thường quân đã góp tiền tài trợ tổ chức hội thảo. Trong số các mạnh thường quân có tài tử Richard Gere. Hai mươi khối óc từ khắp nơi trên thế giới đã đến đây tham dự vì họ muốn trao đổi với nhau và cũng vì họ đã bị thu hút bởi sự cởi mở của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma về khoa học, một điều mà ai cũng biết. Mỗi sáng Ngài đều tham dự vào các cuộc trao đổi để phát biểu và đặt nhiều câu hỏi. Ông Christophe André đã kể chuyện lại như sau : « Không vướng mắc vào một nghi thức màu mè nào cả, Đức Đạt-Lai Lạt-Ma lẹp xẹp bước vào phòng họp, vái chào mọi người, nói vài câu khôi hài. Nhưng thật ra thì Ngài đang ấp ủ một hoài bão thật minh bạch : làm sao có thể gia tăng sự hiểu biết và mở rộng thêm tâm trí cho các nhà sư để giúp cho Phật giáo thêm rạng ngời ».
Các buổi hội thảo trên đây đã được Viện Tâm linh và Sự sống (Mind and Life Institute) phụ trách. Viện Tâm linh và Sự sống được Đức Đạt-Lai Lạt-Ma và nhiều khảo cứu gia khoa học đứng ra thành lập đã được hai mươi năm nay trong mục đích đưa khoa học Tây phương tiếp cận với những thành quả của Phật giáo. Trong số những người khởi xướng có ông Matthieu Ricard, từng là khảo cứu gia về sinh học của viện Pasteur trước khi khám phá ra khoa thiền định của Tây tạng và sau đó thì ông đã trở thành một nhà sư. Một số các khoa học gia khác trong tổ chức Tâm Linh và Sự sống, tuy không đi xa được như ông Matthieu Ricard, nhưng đều đã tu tập thiền định từ lâu. Ông Matthieu Ricard kể chuyện lại như sau : « Trong văn phòng giám đốc, tôi đã được gặp nhiều người chẳng hạn như Daniel Goleman, người đã từng bỏ ra nhiều tháng ẩn cư, ông Richard Davidson thuộc đại học Michigan thì ngồi thiền đều đặn vào lúc hừng đông, và ông Jon Kabat-Zinn người đã phát minh ra các ứng dụng của kỹ thuật thiền định. Tôi cũng đã gặp lại tại nơi này một đồng nghiệp trước đây ở viện Pasteur là ông Ben Sapiro, cả hai chúng tôi đã từng viết chung một bài khảo cứu khoa học dựa vào các kết quả thực hiện được trong phòng thí nghiệm của giáo sư François Jacob, vị đồng nghiệp này về sau đã trở thành phó giám đốc của viện bào chế Merck và hiện nay thì đã về hưu ». Ông Matthieu Ricard kể tiếp bằng một vẻ khôi hài rằng đã có hàng ngàn nhà sinh học quan tâm đến sự biến cải tâm linh, và thật ra thì họ cũng không quan tâm nhiều hơn bao nhiêu so với các đồng nghiệp khác của họ. Ông nói thêm : « Tuy nhiên, những gì mà công cuộc vận động do Viện Tâm linh và Sự sống chủ trương và đã góp phần tạo ra một sự thu hút mạnh, chính là phẩm chất và sự nghiêm chỉnh mang lại từ sự tiếp cận giữa khoa học và thiền định. Thật quả là một sự kết hợp chưa từng có trong lịch sử... »
Nguyên tác: http://www.lepoint.fr/
Ghi chú:
1- Descartes (1596-1650) : là một triết gia, toán học gia, vật lý học gia, được xem như một trong những người đã thiết lập ra nền triết học hiện đại của Tây phương.
2- Saint-Anne : là bệnh viện tâm thần lớn nhất và danh tiếng nhất của thành phố Paris, từng quy tụ các bác sĩ tâm thần nổi tiếng. Bệnh viện được thành lập từ năm 1651 nhưng sau đó thì trở nên hoang phế, một bệnh viện cạnh đó là Bicêtre đưa các các bệnh nhân tâm thần đến đây làm vườn và trồng trọt. Đến năm 1788 thì được trùng tu trở lại. Năm 1863 Nã-phá-luân đệ tam ra nghị định biến Saint-Anne thành một bệnh viên chuyên về bệnh tâm thần.
3- Chateauroux : là một thành phố thuộc miền trung nước Pháp.
4- Bệnh vẩy nến : là một thứ bệnh ngoài da. Da nổi lên những mảng đỏ và tróc ra thành những vẩy màu trắng.
Bures-Sur-Yvette, 15.12.09
Hoang Phong lược dịch
Nguồn thuvienhoasen
Các Tin Khác