• Trang chủ
  • Tin Tức
    • Truyền Hình Trực Tiếp
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Nghiên cứu
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Hoằng Pháp
    • Gia đình Phật tử
    • Phật giáo & tuổi trẻ
    • Khóa tu cho người bận rộn
    • Du lịch tâm linh
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút
    • Văn học
    • Nghệ thuật
    • Truyện Phật Giáo
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Công tác từ thiện
    • Giới thiệu sách mới
  • Pháp Âm
    • Nhạc - ĐĐ.Thích Thiện Mỹ
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Audio Phật giáo
    • Phật Giáo Đồng Nai TV
    • Ký sự Sen Vàng
  • Tự Viện
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
    • Xuân
    • Phật đản
    • Vu lan
    • Thiết Kế Phật Giáo
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Hoằng Pháp
  • Trang chủ

  • Phật Học

  • Phật pháp căn bản

Công đức cúng dường Trai Tăng

Ngày đăng: 23:38:21 30-06-2014 . Xem: 3310
HSĐV - Trong một phước sự gọi là bố thí, nếu người cho bằng tâm trong sạch với lễ phẩm trang trọng và người nhận một cách xứng đáng thì gọi đó là ứng cúng thì sẽ thành tựu một cuộc bố thí thù thắng.

 

 

Thế nào là người cho bằng tâm trong sạch? Có nghĩa là cho với lòng cung kính, cho nhưng không có hậu ý đòi hỏi điều gì và cho với tâm không có phiền não, tâm thí đó rất thù thắng.

Đối tượng nhận thí là người biết nhận, có nghĩa là nhận một cách không tham lam, nhận không có sự đòi hỏi và thật sự rất khó tìm

được một đối tượng như vậy trong cuộc đời này. Chúng ta cho một người và thường tạo cho họ lòng tham. Ví dụ gặp người bạn bị túng thiếu, ta giúp cho người bạn đó thứ gì đó, tiền chẳng hạn. Người đó có thể nghĩ rằng, “À người này mình có thể lợi dụng được đây, mai mốt mình sẽ xin nữa” và tìm cách để xin giúp đỡ thêm. Đây là chuyện thường xảy ra trong đời.


Hiếm khi trong đời này có đối tượng phù hợp với quy định của Đức Phật về đời sống của một vị Sa môn: Thí chủ cúng dường cho mình, vị Sa môn đón nhận bằng tâm trang trọng và hoan hỷ chú nguyện cho vị đó, không nuôi hậu ý tìm cách để bòn rút thêm, kêu gọi thêm. Đây là trường hợp cho một người mà người đó biết cách nhận. Biết cách nhận là nhận một cách phải chăng, nhận một cách có hiểu biết, nhận một cách không có hậu ý, không có mưu đồ , không có sự toan tính: Đây là sự bố thí thù thắng.


Nếu vị Sa môn sống đời sống chân chánh giống như Đức Phật đề ra thì người Phật tử có bốn mục đích quan trọng để làm phước:

- Tăng là đối tượng nhận cúng dường

- Nhận cúng dường một cách hợp đạo

- Nhận dưới với tính cách đại chúng chứ không phải cá nhân

- Nhận với mục đích cao cả để tu tập.

Bốn mục đích này làm cho đối tượng nhận cúng dường trở nên thù thắng.


Nói đến sự biết nhận có nghĩa là khi nhận thực phẩm hay nhận sự cúng dường từ tín thí, vị Sa môn không làm phiền lòng đến họ. Có nhiều người nhận và họ gây phiền não lắm. Quý vị để ý trong cuộc sống, mình cho con cháu hay bạn bè thứ gì đó, họ một họ đòi tới mười. Khi được gửi tiền, nếu mình gửi ít họ đòi hỏi thêm chẳng hạn. Cái đó rất là phiền. Người nhận như vậy gọi là người không biết nhận, và lắm khi họ còn nhận bằng tâm không trong sạch, có nghĩa là họ nhận để hưởng thụ, chứ không phải nhận để sử dụng cho mục đích cao cả.


Nhận với tính cách cá nhân không thù thắng bằng nhận với tính cách đại chúng. Giả sử quý vị thấy một nhà sư đi bát, quý vị cúng một nắm xôi, quý vị đặt vật thực vào trong bát. Khi cúng dường cho một nhà sư, quý vị nghĩ rằng cúng dường cho chư Tăng để chư Tăng sống và tu tập để hộ trì Phật Pháp lâu dài. Điều đó hoàn toàn không mang tính cá nhân. Bởi vì sao? Nhà sư đó mang hình ảnh của Tăng già và đi ngang nhà mình, mình cúng dường mà không biết nhà sư đó lạ hay quen . Thường khi cúng dường mình hay lựa chọn cá nhân vì vậy sự cúng dường như vậy nó vượt ngoài cá nhân tuyển thí. Nếu một nhà sư hiểu Pháp và Luật khi thọ thực vị ấy phải quán tưởng: Thực phẩm này của tín thí cúng cho mình để mình tu tập và sự quán tưởng như vậy mang lại phước lạc lớn cho người thọ thí và cho cả người thí chủ. Bốn khía cạnh này chỉ tìm thấy được trong sự cúng dường Tăng thí chúng gọi là dakkhinadana.


Chúng ta tạo phước hay tạo nghiệp do tác ý. Trong việc Tăng thí, ngoài tác ý còn có đối tượng, vật cúng dường và hành động: Tâm mình trước, trong khi và sau khi làm phước như thế nào, đối tượng mà mình hướng đến như thế nào, lễ phẩm, và cung cách mình cúng dường thế nào. Mỗi cái đều là một yếu tố hết. Vì vậy, Tăng thí thù thắng nhất ở trong những điều mà chúng ta gọi là phước vật.


Với một người Phật tử hiểu đạo sẽ thấy được sự vi diệu khi mình cho một chén cơm cho một người mà người nhận nó với tấm lòng cảm kích thay vì nghĩ rằng “Cuộc đời phải có bổn phận với mình, hay người khác phải cho mình.” Sống trong chùa, chúng tôi nghiệm ra một điều: Người cho xem ra rất dễ tìm, rất dễ tìm những người thí chủ, những người cho, nhưng người biết nhận thì khó tìm lắm. Người biết nhận tạo cho người cho sự an lạc vì họ nhận không để lại phiền phức về sau cho người cho, và họ biết sử dụng vật cúng dường vào việc chánh đáng. Điều đó mới khó. Riêng về điểm này Đức Phật đã hướng dẫn một cách đầy đủ và Ngài muốn rằng chư Tăng và Phật tử, tức là những đệ tử xuất gia và tại gia của Ngài, hiểu rõ giá trị đó.

Khi chúng ta hiểu rõ việc gì mình làm sẽ tìm thấy sự hoan hỷ trong điều đó.

Đạo Hạnh
Theo Liễu Quán Huế


Các Tin Khác
  • CON ĐƯỜNG THÁNH ĐẠO

    CON ĐƯỜNG THÁNH ĐẠO

  • Ý nghĩa việc lễ lạy ngũ bách danh?

    Ý nghĩa việc lễ lạy ngũ bách danh?

  • Đồng Tháp: Chùa Phước Hưng hỗ trợ xây nhà nhân ái

    Đồng Tháp: Chùa Phước Hưng hỗ trợ xây nhà nhân ái

  • Phàm tăng & Thánh tăng

    Phàm tăng & Thánh tăng

  • Nghiên cứu chuyên sâu Phật học, không thể không biết tiếng Phạn

    Nghiên cứu chuyên sâu Phật học, không thể không biết tiếng Phạn

Thiền tông

Bồ Đề Đạt Ma và giá trị siêu việt của Thiền Tông Việt Nam

Bồ Đề Đạt Ma và giá trị siêu việt của Thiền Tông Việt Nam

  • 11 điều cần lưu ý khi tập Thiền

    11 điều cần lưu ý khi tập Thiền

  • Thiền và làm chủ bản thân

    Thiền và làm chủ bản thân

Tịnh độ

Đồng Nai: Khóa tu niệm Phật

Đồng Nai: Khóa tu niệm Phật "Một Ngày An Lạc"

  • Thông điệp Hộ pháp từ một bàn tay

    Thông điệp Hộ pháp từ một bàn tay

  • Niệm Phật có nghĩa là…

    Niệm Phật có nghĩa là…

Phật pháp căn bản

CON ĐƯỜNG THÁNH ĐẠO

CON ĐƯỜNG THÁNH ĐẠO

  • Ý nghĩa việc lễ lạy ngũ bách danh?

    Ý nghĩa việc lễ lạy ngũ bách danh?

  • Đồng Tháp: Chùa Phước Hưng hỗ trợ xây nhà nhân ái

    Đồng Tháp: Chùa Phước Hưng hỗ trợ xây nhà nhân ái

Mật tông

Một chánh niệm đưa đến giải thoát

Một chánh niệm đưa đến giải thoát

  • HT Thánh Nghiêm: Thần chú Mật tông có sức mạnh và có sự gia trì không?

    HT Thánh Nghiêm: Thần chú Mật tông có sức mạnh và có sự gia trì không?

  • Pháp khí Phật giáo : Nguồn gốc Khánh trong Phật giáo

    Pháp khí Phật giáo : Nguồn gốc Khánh trong Phật giáo

Vấn đáp Phật pháp

Cuộc phỏng vấn đặc biệt với Đức Quyền Pháp chủ GHPGVN: “Cái nhìn từ chiều sâu tâm linh và lịch sử”

Cuộc phỏng vấn đặc biệt với Đức Quyền Pháp chủ GHPGVN: “Cái nhìn từ chiều sâu tâm linh và lịch sử”

  • Phật tử là ai?

    Phật tử là ai?

  • Phật tử làm gì khi gặp hình ảnh Phật, Bồ-tát bị lạm dụng? Giác Ngộ TV

    Phật tử làm gì khi gặp hình ảnh Phật, Bồ-tát bị lạm dụng? Giác Ngộ TV

Phật học ứng dụng

TỪ BI MÀ KHÔNG HÀNH ĐỘNG CHỈ LÀ MỘT TỪ VỚI BỐN CHỮ CÁI

TỪ BI MÀ KHÔNG HÀNH ĐỘNG CHỈ LÀ MỘT TỪ VỚI BỐN CHỮ CÁI

  • THẬN TRỌNG ĐÁNH GIÁ SÁM HỐI CHÂN THÀNH HAY GIẢ TẠO

    THẬN TRỌNG ĐÁNH GIÁ SÁM HỐI CHÂN THÀNH HAY GIẢ TẠO

  • THỦ TƯỚNG ẤN ĐỘ MODI: TƯ TƯỞNG ĐỨC PHẬT HIỆN RẤT PHÙ HỢP KHI NHÂN LOẠI ĐỐI MẶT VỚI KHỦNG HOẢNG COVID-19

    THỦ TƯỚNG ẤN ĐỘ MODI: TƯ TƯỞNG ĐỨC PHẬT HIỆN RẤT PHÙ HỢP KHI NHÂN LOẠI ĐỐI MẶT VỚI KHỦNG HOẢNG COVID-19

Nghiên cứu

Lời nói Như Lai hoàn toàn chuyển Pháp luân có hay không

Lời nói Như Lai hoàn toàn chuyển Pháp luân có hay không

  • VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI HIỆN NAY

    VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI HIỆN NAY

  • ĐẠO PHẬT - “HỘ QUỐC AN DÂN”

    ĐẠO PHẬT - “HỘ QUỐC AN DÂN”

Phật giáo với Khoa học

Đẩy lùi các thông tin xấu, xuyên tạc trên Internet hiện nay trong môi trường Phật giáo

Đẩy lùi các thông tin xấu, xuyên tạc trên Internet hiện nay trong môi trường Phật giáo

  • Góp ý văn kiện Đại hội XIII: 'Tôn giáo cũng là nguồn lực phát triển đất nước'

    Góp ý văn kiện Đại hội XIII: 'Tôn giáo cũng là nguồn lực phát triển đất nước'

  • Tinh thần Phật giáo Đại thừa

    Tinh thần Phật giáo Đại thừa

  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Hoằng Pháp
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Hoằng Pháp

Bài vở đóng góp, xin gởi về Ban biên tập qua địa chỉ email: btsenvang@gmail.com
Ghi rõ nguồn www.senvangonline.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
Bản quyền thuộc về SVO. Designed by SVO
Trụ sở: 417/8 đường Phạm Văn Thuận – Kp3 - P. Tam Hiệp - Biên Hòa - Đồng Nai