Niệm Phật " Chẳng xen tạp" phải hiểu cho đúng!
Ngày đăng: 23:45:25 01-02-2015 . Xem: 1851
(Sớ: Chỉ nên chuyên niệm A Di Đà Phật, khiến cho tam-muội thành tựu, lâm chung chánh niệm, quyết định vãng sanh, thấy Phật, đắc Nhẫn, trở lại tam giới cứu độ chúng sanh).
Mấy câu này hết sức quan trọng. Trong phần trên đã nói nhiều như thế, chủ yếu là vì hai câu này, đi đường vòng, ở đây mới trở về chủ đề chính. Đoạn văn này là chủ đề chính, khuyên chúng ta chỉ có một con đường duy nhất, tức là phải nên “chuyên niệm A Di Đà Phật”. Nói “chuyên niệm” chính là nhất định chớ nên xen tạp.
Có đồng tu đến nói với tôi về xen tạp như sau: “Niệm Phật càng nhiều vọng tưởng càng nhiều, làm như thế nào đây?” Tôi nói: “Xen tạp chẳng phải là xen tạp những thứ đó!” Niệm Phật xen tạp vọng tưởng là đương nhiên. Nếu quý vị không có vọng tưởng là đương nhiên. Nếu quý vị không có vọng tưởng thì cũng chẳng cần phải niệm Phật, quý vị đã đắc nhất tâm bất loạn rồi, đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn rồi! Do vậy, xen tạp là chuyện đương nhiên!
“Chẳng xen tạp” là gì? Chẳng xen tạp các pháp môn khác! Chẳng xen tạp tham Thiền, chẳng xen tạp học Mật, trì chú (những pháp môn khác) thảy đểu chẳng dùng tới. “Chẳng xen tạp” có ý nghĩa như vậy. Kinh chỉ nên học một bộ, chúng ta chẳng xen tạp bộ thứ hai, vì sao? Kinh nào có tông chỉ của kinh nấy, có phương pháp tu hành (dành riêng) cho kinh ấy; nếu chúng ta học (kinh khác) nhất định sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, thâm nhập một môn!
Trích A DI Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa-tập 59-phần 30
Đại lão Hòa thượng Pháp Sư Tịnh Không
Các Tin Khác