Ý nghĩa chắp tay trong đạo Phật
Trong thiền môn chắp tay là vấn đề phổ thông để tỏ lòng tôn kính Tam Bảo, cũng như xá chào nhau trong chốn Già Lam. Ở một số nước Á Đông phong tục chắp tay chào nhau ở mọi nơi là một nếp văn hóa ứng xử khá độc đáo. Còn trong nhà Phật chắp tay mang nhiều ý nhĩa, TL xin chia sẽ chút hiểu biết ít ỏi như sau:
Thứ nhất:
Mười pháp Ba La Mật: Tính từ ngón út bàn tay mặt ( bàn tay phải ) đó là : Thí, giới, nhẫn, cần, định, huệ, phương tiện, nguyện, lực, và trí ( trí là ngón út tay trái ).
Thứ 2:
Ngũ trược, ngũ trí: Bàn tay trái ngón giữa bằng chúng sanh trược, ngón trỏ bằng mạng trược, ngón áp út bằng kiếp trược, ngón cái bằng phiền não trược, ngón út bằng Kiến trược. Bàn tay mặt ngón giữa bằng thể chánh trí, ngón trỏ đại vi cảnh trí, ngón áp út bằng bình đẳng tánh trí, ngón cái bằng diệu quang sát trí , ngón út bằng hành sở tác trí.
Thứ 3
Viên giác, chơn như : tay mặt là viên giác, tay trái là chơn như, trụ thế là nhất tâm viên giác, xuất thế là nhât tâm chơn như.
Thứ 4
Nguc trí và ngũ huệ: tay mặt tiêu biểu cho ngũ trí,tay trái tiêu biểu cho ngũ huệ, chắp lại là trí huệ nhấtnhư.
Thứ 5
Thập pháp giới: ngón út tay trái tính tới là Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sanh, A Tu La, Nhơn, Thiên, Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật.
Thứ 6
Định huệ đồng đẳng: tay trái là định, tay phải là huệ, chắp lại là định huệ song tu.
Thứ 7
Không và hữu: tay trái là không,tay phải là hữu, chắp lại trụ thế cũng không cũng hữu xuất thế phi hữu phi không.
Thứ 8
Bi trí song vận: tay mặt biểu hiện mặt trời trí huệ,tay trái biểu hiện mặt trăng từ bi,chắp lại là bi trí song vận.
Thứ 9
Liên hoa hiệp chưởng: theo Liên Hoa bộ chắp tay hình búp sen để rỗng giữa hai bàn tay.
Thực ra, hành động chắp tay không chỉ xuất hiện từ khi Phật giáo ra đời, mà trước đó, trong xã hội Ấn Độ cổ, người Ấn Độ có quan niệm, tay phải là tay thần thánh, dành cho thần thánh, trong sạch và linh thiêng, tay trái là tay nhiễm ô, bất tịnh, trần tục. Chấp tay tượng trưng cho sự hợp nhất thánh thiện và nhiễm ô, dung thông thần thánh và trần tục. Phật giáo đã phát triển truyền thống này của Ấn Độ thành hiệp chưởng. Theo tinh thần Phật giáo, hai bàn tay chắp lại trước ngực, biểu thị lòng tôn kính, sự tập trung tư tưởng, thiền định, nhất tâm, tán dương và ca ngợi. Đồng thời, kế thừa và phát triển tư tưởng truyền thống, Phật giáo cho rằng, chắp tay có ý nghĩa dung hợp các phạm trù đối lập, biểu thị thật tướng của vũ trụ vạn pháp, tìm về với bản nguyên chân diện mục của pháp giới.
Chỉ riêng về ấn tướng hiệp chưởng này, trong giáo lý Phật giáo đã được nhắc đến trong nhiều Kinh. Kinh Pháp Hoa, phẩm Phương Tiện, dạy: “cung kính hiệp chưởng lễ”, chắp tay là thể hiện sự kính lễ được phát khởi. Tiếp đến, trong Quán Vô Lượng thọ Kinh nói, chắp tay biểu thị cho sự ca ngợi, tán thán công đức chư Phật và chư Bồ tát. Theo Kinh Đại Nhật, tay phải tượng trưng cho Tuệ, tay trái tượng trưng cho Định, chắp tay biểu trưng cho Định và Tuệ nhất như, đồng hiện. Mười ngón tay tiêu biểu cho mười pháp giới. Quán tưởng thập pháp giới trong hai bàn tay úy lại. Chắp tay chính là thâu nhiếp loạn tâm, tập trung tư tưởng nhất tâm hướng Phật, tâm và hành thống nhất, lý và sự tương ứng. Chỉ là một cái chấp tay, nhưng thâu nhiếp tất cả giáo lý Phật Đà. Nếu chấp tay mà tâm tĩnh tại, không tán loạn, thiền định, dẹp bỏ mọi tạp niệm, quán tưởng Như Lai, thấy được vạn pháp dung thông, bất nhị ấy là đã chứng nhập vào cảnh giới Niết Bàn.
Tịnh Liên sưu tầm