• Trang chủ
  • Tin Tức
    • Truyền Hình Trực Tiếp
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Nghiên cứu
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Hoằng Pháp
    • Gia đình Phật tử
    • Phật giáo & tuổi trẻ
    • Khóa tu cho người bận rộn
    • Du lịch tâm linh
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút
    • Văn học
    • Nghệ thuật
    • Truyện Phật Giáo
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Công tác từ thiện
    • Giới thiệu sách mới
  • Pháp Âm
    • Nhạc - ĐĐ.Thích Thiện Mỹ
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Audio Phật giáo
    • Phật Giáo Đồng Nai TV
    • Ký sự Sen Vàng
  • Tự Viện
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
    • Xuân
    • Phật đản
    • Vu lan
    • Thiết Kế Phật Giáo
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Hoằng Pháp
  • Trang chủ

  • Phật Học

  • Thiền tông

An nhiên giữa xung đột

Ngày đăng: 03:29:18 31-03-2014 . Xem: 5788
 HSĐV - Vipassana, theo tiếng Pali cổ, có nghĩa là "nhìn sự thật như chúng vốn là" hoặc "nội quán". Kỹ thuật thiền này do Siddhartha Gautama - tức Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - khám phá cách đây 2.500 năm.

Kỹ thuật này chú trọng vào sự chuyển hóa chính mình thông qua việc tự quán sát và xem xét nội tâm, tập trung vào sự nối kết sâu xa giữa thân và tâm. Vipassana cho thấy sự nối kết này có thể được trải nghiệm thông qua sự chú tâm cao độ đến hơi thở vào-ra và từng xúc cảm của cơ thể.

 Mặc dù thường được gắn kết với Phật giáo, song Vipassana vốn là một kỹ thuật phi tôn giáo, được giảng dạy và thực hành bởi những người đến từ bất kỳ tôn giáo, giai cấp hay tầng lớp nào.

Nhiều thập kỷ trước, Kornfield đã trải qua 5 năm làm một tu sĩ Phật giáo trong nhiều tu viện khác nhau ở Thái Lan, Myanmar và Ấn Độ. Khi quay trở về Mỹ vào năm 1972, ông đã đồng sáng lập Hội Thiền Nội Quán tại Massachusetts cùng với hai người bạn là Sharon Salzberg và Joseph Goldstein.

Kornfield - nổi tiếng với những đầu sách về đề tài tâm linh, như A Path with Heart (Đạo với Tâm), After the Ecstasy, The Laundry (Sau thời nhập định, là việc giặt giũ) - đã đến Israel trong vai trò khách mời của Tovana, một tổ chức phi lợi nhuận địa phương, điều hành những hội quán thiền. Tovano (tức Nội quán theo tiếng Do Thái) không phải chi trả cho những hoạt động của hội quán, mà tài chánh có được hoàn toàn do sự hỷ cúng của các tình nguyện viên.

"Một trong những niềm hỷ lạc của thiền là nó sẽ giúp cho bạn trở nên thật thanh thản và sâu sắc, giảm thiểu những mức độ nhận định mà bạn thiết lập, ví như: Tôi là đàn ông, Tôi là đàn bà hoặc Tôi là một người Hồi giáo, Tôi là người Do Thái giáo! Bạn sẽ cảm thấy nhân loại... rằng tất cả chúng ta đều chia sẻ, và nhận ra điều đó trong một chiều hướng sâu thẳm... làm thay đổi phương cách cư xử đối với mọi người", Kornfield nói.

"Ngay tại Israel này, có rất nhiều sự khác biệt (bởi những chất chứa từ) nhận thức. Câu hỏi đặt ra cho chúng ta, loài người, là làm thế nào chúng ta có thể đánh giá được nhận định, nhưng cũng thấy rằng đó không hoàn toàn là chân lý, và như thế, có một chân lý sâu xa hơn mà tất cả chúng ta chia sẻ".

Khi được hỏi, liệu ông có nghĩ rằng sẽ có một mối tương quan giữa tình hình chính trị gay go và sự phát triển mối quan tâm về thiền tại Isarel? Ông đáp: "Tôi nghĩ, điều đó có thể lắm chứ. Khi nhiều thứ trở nên khó khăn, căng thẳng, chúng ta thật sự mong mỏi những điều an nhiên, bình lặng ngay trong chính nội tâm của mình".

"Khi bạn bắt đầu tọa thiền, bạn sẽ thấy rằng tất cả những tin tức bạn lắng nghe được cũng như tất cả những xung đột vốn hiện diện ngay trong chính bản thân bạn. Vì vậy, hành thiền, bạn phải thật sự đối mặt với tất cả những thứ này và dần dần giải quyết chúng".

"Mối quan tâm về thiền trở nên phổ biến rộng rãi ở Mỹ. Thiền đã được giảng dạy trong các trường y, trong các hệ thống học đường, trong nhà giam và nhiều trường đại học khác. Những người học thiền này không phải là "Phật tử" trong quan niệm truyền thống nói chung", ông cho hay.

Đưa ra một cái nhìn xác thực về cuộc xung đột buồn thảm ở Trung Đông, Kornfield dẫn lời Thiền sư Thích Nhất Hạnh: "Khi con tàu gặp phải sóng to, bão dữ, người ta có thể sẽ lo lắng, hoảng sợ, và tàu có thể chìm. Nhưng thậm chí chỉ một người trên tàu có thể giữ được bình tĩnh, sáng suốt, nhận biết điều gì nên làm, điều gì không nên, người đó có thể giúp cho con tàu thoát hiểm".

Kornfield đã kết thúc chuyến viếng thăm bằng một bài thuyết giảng trước hơn 900 thính giả tại Giảng đường Tel Gesher. Sau khi giải thích tại sao Thiền cần thiết để duy trì sự an định, đặc biệt là trong một lối sống nặng về vật chất và đầy căng thẳng như ngày nay, trong một đất nước đầy xung đột như Isarel, Kornfield đã hướng dẫn mọi người hành thiền.

Ông bảo, ngay bây giờ, hãy nhẹ nhàng nhắm mắt lại và tập trung sự chú ý vào hơi thở vào và hơi thở ra. Ông giải thích rằng rất nhiều những ý niệm sẽ khởi lên, quấy nhiễu, làm cho hơi thở mất tập trung, và cần phải đưa sự chú tâm trở lại cùng với hơi thở.

Trong suốt giờ nghỉ, nhiều người vốn không có chút kinh nghiệm thiền trước đây đã có thể kể say sưa về kinh nghiệm thiền ngắn ngủi của họ.

Kornfield nói với thính giả rằng, ông "rất vinh dự khi được ở đây và rất hoan hỷ khi được gặp quý vị. Tôi thật hân hạnh được đến Israel. Tôi đã đến miền đất này, đến Isarel và đến dải đất phương Tây, Palestine, đến bằng nhiều cách, chỉ để lắng nghe và học hỏi".

"Quý vị đã được rất nhiều vị đến thăm, Đức Dalai Lama cũng đã đến, Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Giáo hoàng, George Bush (đám đông cười rộ khi ông nhắc đến tên của vị Tổng thống Mỹ). Tất cả đang cố gắng ổn định lại Trung Đông. Tôi nghĩ, đó không phải là cách mà tôi đến với quý vị. Tôi đến đây là để học và quán sát".

Ông cũng cho hay rằng các kênh truyền thông của Mỹ thường chỉ có khuynh hướng đưa tin về một khía cạnh của cuộc xung đột giữa Israel-Palestine, mà thường là những tin tức về bạo động.

"Khi tôi tuyên bố với mọi người, rằng tôi sẽ đến Israel, họ đã bảo: Đừng đi, nơi đó quá nguy hiểm! Những người thông minh, nhạy cảm đó nghĩ rằng Israel nguy hiểm, không nên đến". Kornfield cho biết cách đây vài tuần, ông đã gặp người sáng lập Tổ chức Hòa bình Jerusalem, Tổ chức Holy Land Trust (một tổ chức giảng dạy về vấn đề phi bạo lực tại cộng đồng Palestine), giáo sĩ Do Thái giáo Menahem Fruman của Hội Giáo sĩ Vì Nhân quyền, Hội Gia quyến các gia đình Israel-Palestine hy sinh vì hòa bình và Phong trào nữ giới các tín ngưỡng. Ông cũng đã tham dự cuộc gặp gỡ giữa những người Ả-rập và Do Thái tại Neveh Shalom.

"Tôi thậm chí cũng đã gặp nhà hoạt động chính trị cánh hữu Baruch Marzel, một người đàn ông thú vị (đám đông lại cười rộ lên). Điều mà tôi nhận thấy ở đây là có một trang web hầu như vô hình của hơn hàng trăm người Israel, Palestine, Do Thái, Hồi, Cơ Đốc... - những người có trái tim nhân hậu, đang mong mỏi sự yên bình và hòa giải".

Kornfield không nhận thù lao cho buổi thuyết giảng của mình. Ông tặng tất cả số tiền đó cho tổ chức Tovana và cho những dự án giới thiệu Thiền đến với cộng đồng Ả-rập, nơi mà việc giảng dạy thiền ít phổ cập hơn so với cộng đồng Israel hiện đại.

Gửi đến những con người đang đau khổ nói chung, ông nói rằng khoa học hiện đại đã chỉ ra rằng không có giải pháp nào cho một số vấn đề nghiêm trọng mà loài người đã phải đối diện. "Y học và khoa học hiện đại không thể chấm dứt chiến tranh, xung đột và sự phân biệt chủng tộc. Không có chất liệu nào trên thế gian này có thể làm được điều đó. Chúng ta, cũng như nhân loại, cần phải thấu hiểu lẫn nhau theo một phương cách mới", ông nói.

Minh chứng cho vấn đề vừa nêu, ông kể về một người bạn Ả-rập - Israel, người đã tận tụy giảng dạy cho người Ả-rập về nạn thảm sát người Do Thái tàn khốc vào thời Hitler (Holocaust).

"Ông bước đi, thanh thản và tĩnh lặng, từ Yad Vashem đến Kalandiya để kể về câu chuyện Holocaust. Những Người Palestine đã bị xúc phạm! Họ nói với ông rằng: Tại sao chúng tôi phải quan tâm đến câu chuyện này? Chúng tôi đang đau khổ! Ông bảo rằng, họ cần phải thấu hiểu được nỗi khổ của người khác nếu họ muốn người khác thấu hiểu nỗi khổ của họ".

Hai hội quán phi lợi nhuận tại địa phương tổ chức các khóa thiền từ 7 đến 10 ngày không thu phí. Hội quán thiền Tovana được hướng dẫn bởi nhiều vị thầy (www.tovana.co.il), trong khi đó, hội quán Israel Vipassana Trust tập trung vào pháp thiền được hướng dẫn theo phương pháp của Thiền sư S.N. Goenka (www.il.dhamma.org).

Các Tin Khác
  • Bồ Đề Đạt Ma và giá trị siêu việt của Thiền Tông Việt Nam

    Bồ Đề Đạt Ma và giá trị siêu việt của Thiền Tông Việt Nam

  • 11 điều cần lưu ý khi tập Thiền

    11 điều cần lưu ý khi tập Thiền

  • Thiền và làm chủ bản thân

    Thiền và làm chủ bản thân

  • Pháp hành thiền

    Pháp hành thiền

  • Đưa thiền vào trường học

    Đưa thiền vào trường học

Thiền tông

Bồ Đề Đạt Ma và giá trị siêu việt của Thiền Tông Việt Nam

Bồ Đề Đạt Ma và giá trị siêu việt của Thiền Tông Việt Nam

  • 11 điều cần lưu ý khi tập Thiền

    11 điều cần lưu ý khi tập Thiền

  • Thiền và làm chủ bản thân

    Thiền và làm chủ bản thân

Tịnh độ

Đồng Nai: Khóa tu niệm Phật

Đồng Nai: Khóa tu niệm Phật "Một Ngày An Lạc"

  • Thông điệp Hộ pháp từ một bàn tay

    Thông điệp Hộ pháp từ một bàn tay

  • Niệm Phật có nghĩa là…

    Niệm Phật có nghĩa là…

Phật pháp căn bản

CON ĐƯỜNG THÁNH ĐẠO

CON ĐƯỜNG THÁNH ĐẠO

  • Ý nghĩa việc lễ lạy ngũ bách danh?

    Ý nghĩa việc lễ lạy ngũ bách danh?

  • Đồng Tháp: Chùa Phước Hưng hỗ trợ xây nhà nhân ái

    Đồng Tháp: Chùa Phước Hưng hỗ trợ xây nhà nhân ái

Mật tông

Một chánh niệm đưa đến giải thoát

Một chánh niệm đưa đến giải thoát

  • HT Thánh Nghiêm: Thần chú Mật tông có sức mạnh và có sự gia trì không?

    HT Thánh Nghiêm: Thần chú Mật tông có sức mạnh và có sự gia trì không?

  • Pháp khí Phật giáo : Nguồn gốc Khánh trong Phật giáo

    Pháp khí Phật giáo : Nguồn gốc Khánh trong Phật giáo

Vấn đáp Phật pháp

Cuộc phỏng vấn đặc biệt với Đức Quyền Pháp chủ GHPGVN: “Cái nhìn từ chiều sâu tâm linh và lịch sử”

Cuộc phỏng vấn đặc biệt với Đức Quyền Pháp chủ GHPGVN: “Cái nhìn từ chiều sâu tâm linh và lịch sử”

  • Phật tử là ai?

    Phật tử là ai?

  • Phật tử làm gì khi gặp hình ảnh Phật, Bồ-tát bị lạm dụng? Giác Ngộ TV

    Phật tử làm gì khi gặp hình ảnh Phật, Bồ-tát bị lạm dụng? Giác Ngộ TV

Phật học ứng dụng

TỪ BI MÀ KHÔNG HÀNH ĐỘNG CHỈ LÀ MỘT TỪ VỚI BỐN CHỮ CÁI

TỪ BI MÀ KHÔNG HÀNH ĐỘNG CHỈ LÀ MỘT TỪ VỚI BỐN CHỮ CÁI

  • THẬN TRỌNG ĐÁNH GIÁ SÁM HỐI CHÂN THÀNH HAY GIẢ TẠO

    THẬN TRỌNG ĐÁNH GIÁ SÁM HỐI CHÂN THÀNH HAY GIẢ TẠO

  • THỦ TƯỚNG ẤN ĐỘ MODI: TƯ TƯỞNG ĐỨC PHẬT HIỆN RẤT PHÙ HỢP KHI NHÂN LOẠI ĐỐI MẶT VỚI KHỦNG HOẢNG COVID-19

    THỦ TƯỚNG ẤN ĐỘ MODI: TƯ TƯỞNG ĐỨC PHẬT HIỆN RẤT PHÙ HỢP KHI NHÂN LOẠI ĐỐI MẶT VỚI KHỦNG HOẢNG COVID-19

Nghiên cứu

Lời nói Như Lai hoàn toàn chuyển Pháp luân có hay không

Lời nói Như Lai hoàn toàn chuyển Pháp luân có hay không

  • VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI HIỆN NAY

    VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI HIỆN NAY

  • ĐẠO PHẬT - “HỘ QUỐC AN DÂN”

    ĐẠO PHẬT - “HỘ QUỐC AN DÂN”

Phật giáo với Khoa học

Đẩy lùi các thông tin xấu, xuyên tạc trên Internet hiện nay trong môi trường Phật giáo

Đẩy lùi các thông tin xấu, xuyên tạc trên Internet hiện nay trong môi trường Phật giáo

  • Góp ý văn kiện Đại hội XIII: 'Tôn giáo cũng là nguồn lực phát triển đất nước'

    Góp ý văn kiện Đại hội XIII: 'Tôn giáo cũng là nguồn lực phát triển đất nước'

  • Tinh thần Phật giáo Đại thừa

    Tinh thần Phật giáo Đại thừa

  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Hoằng Pháp
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Hoằng Pháp

Bài vở đóng góp, xin gởi về Ban biên tập qua địa chỉ email: btsenvang@gmail.com
Ghi rõ nguồn www.senvangonline.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
Bản quyền thuộc về SVO. Designed by SVO
Trụ sở: 417/8 đường Phạm Văn Thuận – Kp3 - P. Tam Hiệp - Biên Hòa - Đồng Nai