• Trang chủ
  • Tin Tức
    • Truyền Hình Trực Tiếp
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Nghiên cứu
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Hoằng Pháp
    • Gia đình Phật tử
    • Phật giáo & tuổi trẻ
    • Khóa tu cho người bận rộn
    • Du lịch tâm linh
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút
    • Văn học
    • Nghệ thuật
    • Truyện Phật Giáo
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Công tác từ thiện
    • Giới thiệu sách mới
  • Pháp Âm
    • Nhạc - ĐĐ.Thích Thiện Mỹ
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Audio Phật giáo
    • Phật Giáo Đồng Nai TV
    • Ký sự Sen Vàng
  • Tự Viện
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
    • Xuân
    • Phật đản
    • Vu lan
    • Thiết Kế Phật Giáo
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Hoằng Pháp
  • Trang chủ

  • Phật Học

  • Thiền tông

Bất sinh - Vĩnh Hảo

Ngày đăng: 18:58:20 10-04-2014 . Xem: 13880
HSĐV - Có chăng một cái gì bất diệt? — Đó là cái chưa từng sinh. Đó là cái bất sinh. Cái đó không thể tìm (vì chưa bao giờ mất); không thể sở hữu (vì luôn hằng hữu). Vậy mà vẫn tìm kiếm. Cũng không phải là tìm kiếm, mà thực ra là lên đường, trở về cội nguồn xưa.
Lá đã úa màu trên cây. Cũng có những lá đã vàng, khô, rơi lác đác trên thảm cỏ xanh, và trên những con đường dẫn quanh khu xóm. Trời bắt đầu lạnh. Từ lúc trời sẩm tối cho đến buổi sớm hôm sau, sương giăng dầy đặc khiến cho ngọn đèn đầu đường chỉ có thể tỏa ra một vùng sáng nhỏ, lòa nhòa.

Khi mùa thu chuẩn bị qua đi, mùa đông chớm đến.

Thực ra thì mùa đông đã có trong mùa thu. Mùa thu đã có trong mùa hạ. Mùa hạ đã có trong mùa xuân. Mùa xuân đã có trong mùa đông.

Cái này luôn có mặt trong cái khác, và ngược lại.

Nếu cái này có một thực thể, một thực tánh nhất định thì không cái gì khác có thể làm duyên hay kết hợp với nó, và ngược lại.

Như vậy, nhờ không có thực tánh nhất định mà tất cả mọi sự vật đều có thể nương vào nhau mà sinh khởi, cũng nương vào nhau mà thay đổi và hủy diệt.

Triết lý nhà Phật nói sát-na sinh-diệt: nếu cái sinh ra không diệt đi ngay trong sát-na ấy thì nó sẽ sanh mãi không ngừng.

Thực ra thì không có cái gì sanh mãi. Nếu sanh mãi thì đất rộng trời cao này, không gian vũ trụ kia, có chỗ đâu mà dung chứa những con người, muông thú và sự sự vật vật!

Cho nên dù thế nào, tất cả những gì có thể nắm bắt, thấy, nghe, ngửi, nếm, cảm nhận được, đều phải sinh-diệt.

Mong đợi hay trốn chạy, nó vẫn như thế, vẫn đến trên những chập chùng có-không, mộng-thực; vẫn đến lững thững chậm chạp như con ốc sên bò qua vùng cỏ rối, như lá xanh chuyển màu thơ mộng trên những hàng cây, hay cuồng nộ thần tốc như bão lũ cuốn trôi những con người, làng mạc và ruộng đồng…

Chúng ta sáng tạo, diễn tả, hân thưởng cuộc sống của chính chúng ta và muôn loài muôn vật trên giòng thời gian chuyển biến và trong không gian đổi dời ấy. Vẽ trên mặt cát những ước mơ thật đơn giản đến ngây ngô, cho đến những giấc mộng hão huyền vĩ đại không bao giờ trở thành hiện thực. Những ước mơ và giấc mộng ấy có khi là thảm họa dài lâu cho đồng loại.

Vậy mà, đâu đó quanh ta, vẫn có những con người dường như không hề hay biết gì về những thống khổ bất an của kẻ khác. Vẫn có những con người loay hoay một đời, chuẩn bị cho mình nơi chốn an thân, nhàn nhã; mặc tình cơn bão lốc vô thường có thể quét qua những lâu đài thần thoại cổ tích, cuốn đi những dinh thự kiên cố hiện đại, hoặc phủi sạch những dự án mơ hồ ngày mai…

Và cũng đâu đó quanh ta, có những kẻ nghịch thường, đi ngược dòng đời, như thể đang đi tìm một cái gì trường cửu bất diệt.

Có chăng một cái gì bất diệt? — Đó là cái chưa từng sinh. Đó là cái bất sinh. Cái đó không thể tìm (vì chưa bao giờ mất); không thể sở hữu (vì luôn hằng hữu). Vậy mà vẫn tìm kiếm. Cũng không phải là tìm kiếm, mà thực ra là lên đường, trở về cội nguồn xưa.

Trần gian trôi mãi trong giòng cuồng lưu biến-dị vô cùng. Con đường trở về cũng dài bất tận, bởi lẽ, nó chưa từng được sinh ra, chưa từng được vẽ vời hay sáng tạo bởi bất cứ ai trong cõi trời, cõi người.

 

Và trong khi những con thú đông-miên chuẩn bị tìm nơi an ổn cho giấc ngủ dài, từ nơi băng tuyết, vươn lên những loài dị thảo.

Vĩnh Hảo

Các Tin Khác
  • Bồ Đề Đạt Ma và giá trị siêu việt của Thiền Tông Việt Nam

    Bồ Đề Đạt Ma và giá trị siêu việt của Thiền Tông Việt Nam

  • 11 điều cần lưu ý khi tập Thiền

    11 điều cần lưu ý khi tập Thiền

  • Thiền và làm chủ bản thân

    Thiền và làm chủ bản thân

  • Pháp hành thiền

    Pháp hành thiền

  • Đưa thiền vào trường học

    Đưa thiền vào trường học

Thiền tông

Bồ Đề Đạt Ma và giá trị siêu việt của Thiền Tông Việt Nam

Bồ Đề Đạt Ma và giá trị siêu việt của Thiền Tông Việt Nam

  • 11 điều cần lưu ý khi tập Thiền

    11 điều cần lưu ý khi tập Thiền

  • Thiền và làm chủ bản thân

    Thiền và làm chủ bản thân

Tịnh độ

Đồng Nai: Khóa tu niệm Phật

Đồng Nai: Khóa tu niệm Phật "Một Ngày An Lạc"

  • Thông điệp Hộ pháp từ một bàn tay

    Thông điệp Hộ pháp từ một bàn tay

  • Niệm Phật có nghĩa là…

    Niệm Phật có nghĩa là…

Phật pháp căn bản

CON ĐƯỜNG THÁNH ĐẠO

CON ĐƯỜNG THÁNH ĐẠO

  • Ý nghĩa việc lễ lạy ngũ bách danh?

    Ý nghĩa việc lễ lạy ngũ bách danh?

  • Đồng Tháp: Chùa Phước Hưng hỗ trợ xây nhà nhân ái

    Đồng Tháp: Chùa Phước Hưng hỗ trợ xây nhà nhân ái

Mật tông

Một chánh niệm đưa đến giải thoát

Một chánh niệm đưa đến giải thoát

  • HT Thánh Nghiêm: Thần chú Mật tông có sức mạnh và có sự gia trì không?

    HT Thánh Nghiêm: Thần chú Mật tông có sức mạnh và có sự gia trì không?

  • Pháp khí Phật giáo : Nguồn gốc Khánh trong Phật giáo

    Pháp khí Phật giáo : Nguồn gốc Khánh trong Phật giáo

Vấn đáp Phật pháp

Cuộc phỏng vấn đặc biệt với Đức Quyền Pháp chủ GHPGVN: “Cái nhìn từ chiều sâu tâm linh và lịch sử”

Cuộc phỏng vấn đặc biệt với Đức Quyền Pháp chủ GHPGVN: “Cái nhìn từ chiều sâu tâm linh và lịch sử”

  • Phật tử là ai?

    Phật tử là ai?

  • Phật tử làm gì khi gặp hình ảnh Phật, Bồ-tát bị lạm dụng? Giác Ngộ TV

    Phật tử làm gì khi gặp hình ảnh Phật, Bồ-tát bị lạm dụng? Giác Ngộ TV

Phật học ứng dụng

TỪ BI MÀ KHÔNG HÀNH ĐỘNG CHỈ LÀ MỘT TỪ VỚI BỐN CHỮ CÁI

TỪ BI MÀ KHÔNG HÀNH ĐỘNG CHỈ LÀ MỘT TỪ VỚI BỐN CHỮ CÁI

  • THẬN TRỌNG ĐÁNH GIÁ SÁM HỐI CHÂN THÀNH HAY GIẢ TẠO

    THẬN TRỌNG ĐÁNH GIÁ SÁM HỐI CHÂN THÀNH HAY GIẢ TẠO

  • THỦ TƯỚNG ẤN ĐỘ MODI: TƯ TƯỞNG ĐỨC PHẬT HIỆN RẤT PHÙ HỢP KHI NHÂN LOẠI ĐỐI MẶT VỚI KHỦNG HOẢNG COVID-19

    THỦ TƯỚNG ẤN ĐỘ MODI: TƯ TƯỞNG ĐỨC PHẬT HIỆN RẤT PHÙ HỢP KHI NHÂN LOẠI ĐỐI MẶT VỚI KHỦNG HOẢNG COVID-19

Nghiên cứu

Lời nói Như Lai hoàn toàn chuyển Pháp luân có hay không

Lời nói Như Lai hoàn toàn chuyển Pháp luân có hay không

  • VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI HIỆN NAY

    VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI HIỆN NAY

  • ĐẠO PHẬT - “HỘ QUỐC AN DÂN”

    ĐẠO PHẬT - “HỘ QUỐC AN DÂN”

Phật giáo với Khoa học

Đẩy lùi các thông tin xấu, xuyên tạc trên Internet hiện nay trong môi trường Phật giáo

Đẩy lùi các thông tin xấu, xuyên tạc trên Internet hiện nay trong môi trường Phật giáo

  • Góp ý văn kiện Đại hội XIII: 'Tôn giáo cũng là nguồn lực phát triển đất nước'

    Góp ý văn kiện Đại hội XIII: 'Tôn giáo cũng là nguồn lực phát triển đất nước'

  • Tinh thần Phật giáo Đại thừa

    Tinh thần Phật giáo Đại thừa

  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Hoằng Pháp
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Hoằng Pháp

Bài vở đóng góp, xin gởi về Ban biên tập qua địa chỉ email: btsenvang@gmail.com
Ghi rõ nguồn www.senvangonline.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
Bản quyền thuộc về SVO. Designed by SVO
Trụ sở: 417/8 đường Phạm Văn Thuận – Kp3 - P. Tam Hiệp - Biên Hòa - Đồng Nai