• Trang chủ
  • Tin Tức
    • Truyền Hình Trực Tiếp
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Nghiên cứu
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Hoằng Pháp
    • Gia đình Phật tử
    • Phật giáo & tuổi trẻ
    • Khóa tu cho người bận rộn
    • Du lịch tâm linh
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút
    • Văn học
    • Nghệ thuật
    • Truyện Phật Giáo
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Công tác từ thiện
    • Giới thiệu sách mới
  • Pháp Âm
    • Nhạc - ĐĐ.Thích Thiện Mỹ
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Audio Phật giáo
    • Phật Giáo Đồng Nai TV
    • Ký sự Sen Vàng
  • Tự Viện
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
    • Xuân
    • Phật đản
    • Vu lan
    • Thiết Kế Phật Giáo
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Hoằng Pháp
  • Trang chủ

  • Phật Học

  • Thiền tông

Khi nào có thể thực hiện những công hạnh của Bồ - tát

Ngày đăng: 18:14:49 10-04-2014 . Xem: 11148
 KHI NÀO CÓ THỂ THỰC HIỆN  

NHỮNG CÔNG HẠNH CỦA BỒ TÁT  
Drikung Bhande Dharmaradza  & Khenchen Konchog Gyaltshen
Thanh Liên dịch 

 

Hành vi du già không thích hợp giống như một con bướm đối chọi với đại bàng kim xí điểu.
Bằng cách này, ta tự sát và rơi vào địa ngục kim cương.
Vì thế, hãy tránh hoạt động thiếu chánh niệm, khùng điên.
Đây là lời khuyên tâm huyết của tôi.

HÀNH VI DU GIÀ KHÔNG THÍCH HỢP là hành vi của một hành giả không hoàn toàn thể nhập ý nghĩa của kiến, thiền, và hành nhưng hành động như thể họ đã thể nhập. Điều cần thiết là phải trở nên quen thuộc với tính chất bất khả phân của chúng. Đức Jigten Sumgön nói:

Ta, một yogin (hành giả), đã chứng ngộ sự hợp nhất

Của kiến, thiền, và hành.

Không có các thời khóa thực hành.

Ta, một yogin, hạnh phúc trong sự không nỗ lực (không dụng công).

Kinh nghiệm hỉ lạc này là thiện tâm của Đạo sư.

Đôi khi, hoạt động tính dục, uống rượu, và những hoạt động khác được nhắc đến trong bối cảnh Mật điển. Chỉ đơn thuần thọ nhận các giáo huấn thực hành, một vài hành giả suy nghĩ sai lầm là họ đủ tư cách để dấn mình vào những hoạt động này. Không có chút kinh nghiệm hay chứng ngộ nào, họ nói: “Tôi đã nhận tất cả những quán đảnh và giáo huấn này. Bây giờ tôi có thể thực hiện thực hành Mật điển này.” Đây là hành vi không thích hợp bởi họ không có kinh nghiệm hay chứng ngộ nào về những phẩm tính giác ngộ. Cho đến khi bản thân ta đã chứng ngộ ý nghĩa của Giáo pháp, những hành vi ấy có thể tạo nên một sự lầm lạc to lớn khi toan tính dẫn dắt người khác.

Bởi ta đã thực hành một vài Mật điển, điều này không có nghĩa là ta đã thành tựu chứng ngộ cao cấp và có khả năng để thực hiện những công hạnh du già vĩ đại. Người hành động như thể họ đã thành tựu cao cấp trước khi sẵn sàng thì giống như một con bướm đối chọi với một đại bàng kim xí điểu (garuda). Ta không cần phải bàn đến việc ai sẽ là người chiến thắng.

Hãy tránh những nguy hiểm không cần thiết này. Hãy bảo vệ bản thân bạn như thể bạn là một cây thuốc nhỏ bé. Bạn trồng một cây thuốc nhỏ trên mặt đất và bảo vệ nó bằng hàng rào v.v.. để nó phát triển thành một cây khổng lồ. Sau đó, khi nó hoàn toàn phát triển, nó có thể sinh ra trái quả, hoa, và lá làm lợi ích cho nhiều người. Nhưng nếu ta thu hoạch khi cây còn nhỏ thì nó sẽ không mang lại nhiều lợi lạc.

Không một nơi đặc biệt nào được gọi là địa ngục kim cương. Địa ngục này không khác biệt với các cõi địa ngục được mô tả trước đây. Đây chỉ là một thuật ngữ được sử dụng trong Kim Cương thừa với mục đích nhấn mạnh.

Vì thế, hãy luôn luôn là một hành giả đơn sơ, chân thành, khiêm tốn. Hãy thực hành ngày nào biết ngày nấy và chắc bước. Bắt đầu từ vị trí của bạn thay vì cố gắng thay đổi các điều to lớn ngay tức thì. Khi bạn lầm lạc, bạn có thể tạo nên nghiệp tiêu cực và trở thành nạn nhân của việc bị người khác sỉ nhục. Thay vào đó, tốt nhất là trở thành người chiến thắng bằng cách dần dần xua tan mê lầm, khai sáng tâm thức, và phát triển trí tuệ và lòng bi mẫn. Đây là những điều cần thiết.

Trong Tăng đoàn, đôi khi những tước vị cao quý được ban tặng một cách vội vã cho những cá nhân hành giả. Sau đó họ lạm dụng những tước vị này và tạo nên lầm lẫn to lớn cho người khác. Điều này thật vô cùng bất hạnh. Như tôi đã đề cập ở trên, các nghiên cứu và thực hành Pháp của chúng ta nhắm vào việc giải thoát bản thân ta khỏi luân hồi sinh tử, không phải để làm giàu thêm sinh tử. Ta có thể nhớ lại chi tiết nổi tiếng này trong tiểu sử của Đức Milarepa:

Một hôm Milarepa đi tới một nơi, những người dân làng ở đó đề nghị: “Bởi Thầy Marpa của ngài có vợ, chúng con sẽ sắp xếp một nơi đặc biệt để ngài ở đây với một người vợ.” Milarepa trả lời: “Ta không thể sánh được với Thầy ta. Ngài là một con hổ và ta như một con cáo. Nếu một con cáo cố gắng nhảy ở nơi hổ đã nhảy, cáo sẽ chỉ gãy lưng.”

Trong ví dụ này, Milarepa chỉ dạy cho các hành giả tương lai về cách cư xử. Thay vì nhận một tước vị cao sang, tốt hơn hết là có “danh hiệu” trí tuệ, bi mẫn, và thiện xảo, và chỉ khi ấy hãy thực hiện những hoạt động của một Bồ Tát.

Trích dịch từ nguyên tác Anh ngữ “A Complete Guide to the Buddhist Path,” một luận giảng của Khenchen Konchog Gyaltshen về bản văn “The Jewel Treasury of Advice” của Drikung Bhande Dharmaradza (1704-1754)

Thanh Liên dịch sang Việt ngữ

Các Tin Khác
  • Bồ Đề Đạt Ma và giá trị siêu việt của Thiền Tông Việt Nam

    Bồ Đề Đạt Ma và giá trị siêu việt của Thiền Tông Việt Nam

  • 11 điều cần lưu ý khi tập Thiền

    11 điều cần lưu ý khi tập Thiền

  • Thiền và làm chủ bản thân

    Thiền và làm chủ bản thân

  • Pháp hành thiền

    Pháp hành thiền

  • Đưa thiền vào trường học

    Đưa thiền vào trường học

Thiền tông

Bồ Đề Đạt Ma và giá trị siêu việt của Thiền Tông Việt Nam

Bồ Đề Đạt Ma và giá trị siêu việt của Thiền Tông Việt Nam

  • 11 điều cần lưu ý khi tập Thiền

    11 điều cần lưu ý khi tập Thiền

  • Thiền và làm chủ bản thân

    Thiền và làm chủ bản thân

Tịnh độ

Đồng Nai: Khóa tu niệm Phật

Đồng Nai: Khóa tu niệm Phật "Một Ngày An Lạc"

  • Thông điệp Hộ pháp từ một bàn tay

    Thông điệp Hộ pháp từ một bàn tay

  • Niệm Phật có nghĩa là…

    Niệm Phật có nghĩa là…

Phật pháp căn bản

CON ĐƯỜNG THÁNH ĐẠO

CON ĐƯỜNG THÁNH ĐẠO

  • Ý nghĩa việc lễ lạy ngũ bách danh?

    Ý nghĩa việc lễ lạy ngũ bách danh?

  • Đồng Tháp: Chùa Phước Hưng hỗ trợ xây nhà nhân ái

    Đồng Tháp: Chùa Phước Hưng hỗ trợ xây nhà nhân ái

Mật tông

Một chánh niệm đưa đến giải thoát

Một chánh niệm đưa đến giải thoát

  • HT Thánh Nghiêm: Thần chú Mật tông có sức mạnh và có sự gia trì không?

    HT Thánh Nghiêm: Thần chú Mật tông có sức mạnh và có sự gia trì không?

  • Pháp khí Phật giáo : Nguồn gốc Khánh trong Phật giáo

    Pháp khí Phật giáo : Nguồn gốc Khánh trong Phật giáo

Vấn đáp Phật pháp

Cuộc phỏng vấn đặc biệt với Đức Quyền Pháp chủ GHPGVN: “Cái nhìn từ chiều sâu tâm linh và lịch sử”

Cuộc phỏng vấn đặc biệt với Đức Quyền Pháp chủ GHPGVN: “Cái nhìn từ chiều sâu tâm linh và lịch sử”

  • Phật tử là ai?

    Phật tử là ai?

  • Phật tử làm gì khi gặp hình ảnh Phật, Bồ-tát bị lạm dụng? Giác Ngộ TV

    Phật tử làm gì khi gặp hình ảnh Phật, Bồ-tát bị lạm dụng? Giác Ngộ TV

Phật học ứng dụng

TỪ BI MÀ KHÔNG HÀNH ĐỘNG CHỈ LÀ MỘT TỪ VỚI BỐN CHỮ CÁI

TỪ BI MÀ KHÔNG HÀNH ĐỘNG CHỈ LÀ MỘT TỪ VỚI BỐN CHỮ CÁI

  • THẬN TRỌNG ĐÁNH GIÁ SÁM HỐI CHÂN THÀNH HAY GIẢ TẠO

    THẬN TRỌNG ĐÁNH GIÁ SÁM HỐI CHÂN THÀNH HAY GIẢ TẠO

  • THỦ TƯỚNG ẤN ĐỘ MODI: TƯ TƯỞNG ĐỨC PHẬT HIỆN RẤT PHÙ HỢP KHI NHÂN LOẠI ĐỐI MẶT VỚI KHỦNG HOẢNG COVID-19

    THỦ TƯỚNG ẤN ĐỘ MODI: TƯ TƯỞNG ĐỨC PHẬT HIỆN RẤT PHÙ HỢP KHI NHÂN LOẠI ĐỐI MẶT VỚI KHỦNG HOẢNG COVID-19

Nghiên cứu

Lời nói Như Lai hoàn toàn chuyển Pháp luân có hay không

Lời nói Như Lai hoàn toàn chuyển Pháp luân có hay không

  • VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI HIỆN NAY

    VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI HIỆN NAY

  • ĐẠO PHẬT - “HỘ QUỐC AN DÂN”

    ĐẠO PHẬT - “HỘ QUỐC AN DÂN”

Phật giáo với Khoa học

Đẩy lùi các thông tin xấu, xuyên tạc trên Internet hiện nay trong môi trường Phật giáo

Đẩy lùi các thông tin xấu, xuyên tạc trên Internet hiện nay trong môi trường Phật giáo

  • Góp ý văn kiện Đại hội XIII: 'Tôn giáo cũng là nguồn lực phát triển đất nước'

    Góp ý văn kiện Đại hội XIII: 'Tôn giáo cũng là nguồn lực phát triển đất nước'

  • Tinh thần Phật giáo Đại thừa

    Tinh thần Phật giáo Đại thừa

  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Hoằng Pháp
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Hoằng Pháp

Bài vở đóng góp, xin gởi về Ban biên tập qua địa chỉ email: btsenvang@gmail.com
Ghi rõ nguồn www.senvangonline.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
Bản quyền thuộc về SVO. Designed by SVO
Trụ sở: 417/8 đường Phạm Văn Thuận – Kp3 - P. Tam Hiệp - Biên Hòa - Đồng Nai