• Trang chủ
  • Tin Tức
    • Truyền Hình Trực Tiếp
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Nghiên cứu
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Hoằng Pháp
    • Gia đình Phật tử
    • Phật giáo & tuổi trẻ
    • Khóa tu cho người bận rộn
    • Du lịch tâm linh
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút
    • Văn học
    • Nghệ thuật
    • Truyện Phật Giáo
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Công tác từ thiện
    • Giới thiệu sách mới
  • Pháp Âm
    • Nhạc - ĐĐ.Thích Thiện Mỹ
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Audio Phật giáo
    • Phật Giáo Đồng Nai TV
    • Ký sự Sen Vàng
  • Tự Viện
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
    • Xuân
    • Phật đản
    • Vu lan
    • Thiết Kế Phật Giáo
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Hoằng Pháp
  • Trang chủ

  • Phật Học

  • Vấn đáp Phật pháp

Thân cận bậc chân nhân

Ngày đăng: 06:59:32 09-06-2015 . Xem: 15309
 

“Vậy này Magandiya, hãy thân cận các vị chân nhân. Này Magandiya, do Ông thân cận các vị chân nhân, thời này Magandiya, Ông sẽ được nghe diệu pháp. Này Magandiya, do Ông được nghe diệu pháp, thời này Magandiya, Ông sẽ sống đúng với Chánh pháp và tùy pháp. Này Magandiya, do Ông sống đúng với Chánh pháp và tùy pháp, thời này Magandiya, Ông sẽ tự mình biết, tự mình thấy: "Ðây là những bệnh chướng, những cục bướu, những mũi tên. Ở đây, những bệnh chướng, những cục bướu, những mũi tên được trừ diệt, không có dư tàn. Do chấp thủ được diệt ở ta, nên hữu diệt; do hữu diệt, sanh diệt; do sanh diệt, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được diệt trừ. Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này".

Trên đây là lời khuyên của Đức Phật cho du sĩ Magandiya về cách tiếp cận con đường giác ngộ, con đường giải thoát khổ đau, khi tâm thức của vị du sĩ này bắt đầu hướng về phật pháp, hướng về chánh đạo. vậy ta sẽ xem vị chân nhân có các đức tính và tài năng thế nào mà Đức Phật khuyên Màgandiya nên thân cận gần gũi để được học tập? Tiểu kinh Mãn nguyệt phác họa cho chúng ta chân dung một vị chân nhân hay còn gọi là người chân chánh (sappuriso):

“Này các Tỷ-kheo, một người chơn chánh có thể biết được một người chơn chánh: "Người chơn  chánh là vị này". Này các Tỷ-kheo, người chơn chánh đầy đủ Chánh pháp, giao du với các bậc chơn chánh, suy nghĩ như các bậc chơn chánh, tư lường như các bậc chơn chánh, nói năng như bậc chơn chánh, hành động như bậc chơn chánh, có chánh kiến như bậc chơn chánh, bố thí như bậc chơn chánh.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người chơn chánh đầy đủ Chánh pháp? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người chơn chánh có lòng tin, có lòng tàm, có lòng quý, có nghe nhiều, có tinh cần, tinh tấn, có chánh niệm, có trí tuệ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người chơn chánh đầy đủ những Chánh pháp.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người chơn chánh giao du với các bậc chơn chánh? Ở đây, này các Tỷ-kheo, những vị Sa-môn, Bà-la-môn nào có lòng tin, có lòng tàm, có lòng quý nghe nhiều, tinh cần, tinh tấn, chánh niệm, có trí tuệ, những vị ấy là bạn, là thân hữu của vị chơn chánh ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người chơn chánh giao du với các bậc chơn chánh.

Và này, các Tỷ-kheo, như thế nào là người chơn chánh suy tư như người chơn chánh? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người chơn chánh không suy nghĩ tự làm hại mình, không suy nghĩ làm hại người khác, không suy nghĩ làm hại cả hai. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người chơn chánh suy tư như người chơn chánh.

Và này, các Tỷ-kheo, như thế nào là người chơn chánh tư lường như người chơn chánh? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người chơn chánh không tư lường tự làm hại mình, không tư lường làm hại người khác, không tư lường làm hại cả hai. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người chơn chánh tư lường như người chơn chánh?

Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là người chơn chánh nói năng như người chơn chánh? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người chơn chánh từ bỏ không nói láo, từ bỏ không nói hai lưỡi, từ bỏ không nói ác khẩu, từ bỏ không nói phiếm luận. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người chơn chánh nói năng như người chơn chánh.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người chơn chánh hành động như người chơn chánh? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người chơn chánh từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ làm các tà hạnh trong dâm dục. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người chơn chánh hành động như người chơn chánh.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người chơn chánh có chánh kiến như bậc chơn chánh? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người chơn chánh có chánh kiến như sau: "Có bố thí, có lễ hy sinh, có tế tự, có quả dị thục các nghiệp thiện ác, có đời này, có đời khác, có cha, có mẹ, có loại hóa sanh. Ở đời có những vị Sa-môn, những vị Bà-la-môn chánh hướng, chánh hạnh, đã tự mình chứng đạt với thượng trí đời này và đời khác, và truyền dạy lại. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người chơn chánh có chánh kiến như người chơn chánh.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người chơn chánh bố thí như người chơn chánh? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người chơn chánh bố thí một cách lễ độ, bố thí với tự tay, bố thí có suy tư kỹ lưỡng, bố thí những vật cần dùng, bố thí có nghĩ đến tương lai. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người chơn chánh bố thí như người chơn chánh.

Này các Tỷ-kheo, người chơn chánh ấy, đầy đủ Chánh pháp như vậy, giao du với người chơn chánh như vậy, suy tư như người chơn chánh như vậy, tư lường như người chơn chánh như vậy, nói năng như người chơn chánh như vậy, hành động như người chơn chánh như vậy, có chánh kiến như người như người chơn chánh như vậy, bố thí như người chơn chánh như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cảnh giới của những người chơn chánh. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là cảnh giới của những người chơn chánh? Ðại tánh của chư Thiên hay đại tánh của loài Người.”

Các định nghĩa trên về bậc chân nhân hay người chân chánh giúp cho chúng ta hiểu vì sao Đức Phật đánh giá cao hạng người chân chánh và khuyên mọi người nên thân cận gần gũi người chân chánh.

Trước hết, bậc chân nhân hay người chân chánh là người có đầy đủ các pháp chân chánh nghĩa là biết nuôi dưỡng và phát huy các phẩm chất cao quý hướng đến giác ngộ. Vị ấy có đủ lòng tin đối với thiện pháp hay pháp giác ngộ (có tín tâm), có lòng xấu hổ và sợ hãi đối với thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác (có tàm quý), thường xuyên học hỏi và hành trì Phật Pháp (nghe nhiều) luôn luôn tinh cần tinh tấn trong đời sống tu tập hướng đến cứu cánh giác ngộ, không chùn bước trong gian nan, không dừng lại nữa chừng, không bỏ rơi trách nhiệm đối với mục tiêu giác ngộ (tinh cần tinh tấn), là người có thiền định, biết cách nhiếp phục và phát triển tâm thức hướng đến ly tham , giải thoát (có chánh niệm), là người có trí tuệ, biết phân biệt đâu là thiện nên theo, đâu là ác cần phải từ bỏ, thấy rõ những gì đưa đến phiền não khổ đau và những gì không đưa đến phiền não khổ đau (có trí tuệ). Nói cách khác, bậc chân nhân hay người chân chánh là người có đầy đủ lòng tin đối với pháp giác ngộ của Đức Phật và đang nỗ lực thực hành Chánh đạo – bát thánh đạo hay tu tập giới – định – tuệ hướng đến mục tiêu giác ngộ.

Như là kết quả của sự thực hành Chánh đạo, bậc chân nhân thể hiện một đời sống chân chánh hiền thiện, lợi mình lợi người, biểu lộ qua các hành vi của thân, miệng , ý và trong giao tiếp hằng ngày. Vị ấy chỉ giao du với hạn người chân chánh, tức những người có tín tâm, có tàm quý, có nghe nhiều, có tinh cần tinh tấn, có chánh niệm, có trí tuệ. Vị ấy là người có chánh kiến, hiểu rõ đạo lý nhân quả của các nghiệp thiện ác, tin tưởng có giải thoát, có giải thoát giữa cuộc đời còn nhiều mê chấp khổ đau. Vị ấy có những suy tư chân chính, không chỉ suy nghĩ những điều chân chính hiền thiện , không liên quan đến dục, không liên hệ đến sân, không liên hệ đến hại mình, hại người, hại cả hai. Vị ấy có những suy xét chân chánh thực hiện việc suy xét với nội tâm trong sáng, thanh tịnh không bị tham dục, sân hận và não hại chi phối., không đưa đến hại người, hại cả hai. Vị ấy có những suy xét chân chính, thực hiện việc suy xét với nội tâm trong sáng, thanh tịnh, không bị tham dục sân hận và não hại chi phối, không đưa đến hại mình, hại người, hại cả hai. Vị ấy chỉ nói lời chân chính lợi lạc, không nói láo, không nói hai lưỡi, không nói lời độc hại, không nói lời phù phiếm vô ích. Vị ấy chỉ làm những việc chân chánh lợi ích, tuyệt đối không sát sanh, không trộm cắp, không tà dục. vị ấy là người bố thí chân chánh, sẳn sàng chia sẻ và biết cách chia sẻ với người khác, những gì thực sự đem lại lợi ích an lạc.

Nhìn chung, bậc chân nhân hay người chân chánh là người có đầy đủ các phẩm hạnh cao quý xứng đáng cho mọi người thân cận và học tập. Do sống theo chánh đạo – Bát chánh đạo hay Giới – Định – Tuệ, vị ấy là người nhận thức rõ khổ đau, nguyên nhân của khổ đau và đang nỗ lực thực hành con đường đi ra khỏi khổ đau, thể hiện một nếp sống chơn chánh hiền thiện đưa đến lợi ích cho mình và lợi ích cho người. Vị ấy có suy nghĩ điều gì thì đều đưa đến lợi lạc cho mình và lợi lạc cho người, có nói điều gì thì đều hướng đến lợi lạc cho mình và lợi lạc cho người, có làm điều gì thì đều nhắm đến lợi lạc cho mình và lợi lạc cho người. Chính vì thế mà bậc chân nhân hay người chân chánh có mặt ở đâu thì ở đó có giới đức, có tâm đức, có tuệ đức, có giác ngộ, có giải thoát, có hạnh phúc, có an lạc và những ai có duyên may được gần gũi thân cận hạng người như vậy thì đều nhận được lợi ích an lạc lâu dài. Vì sao? Vì vị ấy là người: “ Tự mình từ bỏ sát sanh và khuyến khích người khác từ bỏ sát sanh; tự mình từ bỏ lấy của không cho, khuyến khích người khác từ bỏ lấy của không cho; tự mình từ bỏ tà hạnh trong các dục; khuyến khích người khác từ bỏ tà hạnh trong các dục; tự mình từ bỏ nói láo và khuyến khích người khác từ bỏ nói láo; tự mình từ bỏ nói hai lưỡi và khuyến khích người khác từ bỏ nói hai lưỡi; tự mình từ bỏ nói lời thô ác và khuyến khích người khác từ bỏ nói lời thô ác; tự mình từ bỏ nói lời phù phiếm và khuyến khích người khác từ bỏ nói lời phù phiếm; tự mình không tham và khuyến khích người khác không tham; tự mình không có sân tâm và khuyến khích người khác không có sân tâm; tự mình có chánh kiến và khuyến khích người khác có chánh kiến.”

Nói gọn hơn, bậc chân nhân là người tự mình tu tập giới hạnh và khuyến khích người khác tu tập giới hạnh, tự mình tu tập thiền định và khuyến khích người khác tu tập thiền định, tự mình tu tập trí tuệ và khuyến khích người khác tu tập trí tuệ, tự mình tu tập giải thoát và khuyến khích người khác tu tập giải thoát. Đó là lý do vì sao Đức Phật khuyên du sĩ Màgandiya cũng như hết thảy mọi người nên thân cận gần gũi các bậc chân nhân, để được nghe Chánh Pháp, để được sống với Chánh Pháp, để chứng ngộ Chánh Pháp và để chấm dứt khổ đau. Bậc Giác ngộ kết luận như vậy:

Hãy thân với người lành,
Hãy gần gũi người thiện,
Biết diệu pháp người hiền,
Ðược tốt hơn, không xấu.

Hãy thân với người lành,
Hãy gần gũi người thiện,
Biết diệu pháp người hiền,
Ðược tuệ, không gì khác.

Hãy thân với người lành,
Hãy gần gũi người thiện,
Biết diệu pháp người hiền,
Không sầu, giữa sầu muộn.

Hãy thân với người lành,
Hãy gần gũi người thiện,
Biết diệu pháp người hiền,
Chúng sanh sanh thiện thú.

Hãy thân với người lành,
Hãy gần gũi người thiện,
Biết diệu pháp người hiền,
Chúng sanh thường hưởng lạc.

Hãy thân với người lành,
Hãy gần gũi người thiện,
Biết diệu pháp người hiền,
Giải thoát mọi khổ đau.

Tài liệu tham khảo

1.      Kinh Màgandiya

2.      Tiểu kinh Mãn nguyệt

3.      Kinh người thiện hiền.

Các Tin Khác
  • Cuộc phỏng vấn đặc biệt với Đức Quyền Pháp chủ GHPGVN: “Cái nhìn từ chiều sâu tâm linh và lịch sử”

    Cuộc phỏng vấn đặc biệt với Đức Quyền Pháp chủ GHPGVN: “Cái nhìn từ chiều sâu tâm linh và lịch sử”

  • Phật tử là ai?

    Phật tử là ai?

  • Phật tử làm gì khi gặp hình ảnh Phật, Bồ-tát bị lạm dụng? Giác Ngộ TV

    Phật tử làm gì khi gặp hình ảnh Phật, Bồ-tát bị lạm dụng? Giác Ngộ TV

  • Hiểu để giữ giới tốt hơn

    Hiểu để giữ giới tốt hơn

  • Vì Sao Bhutan muốn mọi người ngừng ăn thịt?

    Vì Sao Bhutan muốn mọi người ngừng ăn thịt?

Thiền tông

Bồ Đề Đạt Ma và giá trị siêu việt của Thiền Tông Việt Nam

Bồ Đề Đạt Ma và giá trị siêu việt của Thiền Tông Việt Nam

  • 11 điều cần lưu ý khi tập Thiền

    11 điều cần lưu ý khi tập Thiền

  • Thiền và làm chủ bản thân

    Thiền và làm chủ bản thân

Tịnh độ

Đồng Nai: Khóa tu niệm Phật

Đồng Nai: Khóa tu niệm Phật "Một Ngày An Lạc"

  • Thông điệp Hộ pháp từ một bàn tay

    Thông điệp Hộ pháp từ một bàn tay

  • Niệm Phật có nghĩa là…

    Niệm Phật có nghĩa là…

Phật pháp căn bản

CON ĐƯỜNG THÁNH ĐẠO

CON ĐƯỜNG THÁNH ĐẠO

  • Ý nghĩa việc lễ lạy ngũ bách danh?

    Ý nghĩa việc lễ lạy ngũ bách danh?

  • Đồng Tháp: Chùa Phước Hưng hỗ trợ xây nhà nhân ái

    Đồng Tháp: Chùa Phước Hưng hỗ trợ xây nhà nhân ái

Mật tông

Một chánh niệm đưa đến giải thoát

Một chánh niệm đưa đến giải thoát

  • HT Thánh Nghiêm: Thần chú Mật tông có sức mạnh và có sự gia trì không?

    HT Thánh Nghiêm: Thần chú Mật tông có sức mạnh và có sự gia trì không?

  • Pháp khí Phật giáo : Nguồn gốc Khánh trong Phật giáo

    Pháp khí Phật giáo : Nguồn gốc Khánh trong Phật giáo

Vấn đáp Phật pháp

Cuộc phỏng vấn đặc biệt với Đức Quyền Pháp chủ GHPGVN: “Cái nhìn từ chiều sâu tâm linh và lịch sử”

Cuộc phỏng vấn đặc biệt với Đức Quyền Pháp chủ GHPGVN: “Cái nhìn từ chiều sâu tâm linh và lịch sử”

  • Phật tử là ai?

    Phật tử là ai?

  • Phật tử làm gì khi gặp hình ảnh Phật, Bồ-tát bị lạm dụng? Giác Ngộ TV

    Phật tử làm gì khi gặp hình ảnh Phật, Bồ-tát bị lạm dụng? Giác Ngộ TV

Phật học ứng dụng

TỪ BI MÀ KHÔNG HÀNH ĐỘNG CHỈ LÀ MỘT TỪ VỚI BỐN CHỮ CÁI

TỪ BI MÀ KHÔNG HÀNH ĐỘNG CHỈ LÀ MỘT TỪ VỚI BỐN CHỮ CÁI

  • THẬN TRỌNG ĐÁNH GIÁ SÁM HỐI CHÂN THÀNH HAY GIẢ TẠO

    THẬN TRỌNG ĐÁNH GIÁ SÁM HỐI CHÂN THÀNH HAY GIẢ TẠO

  • THỦ TƯỚNG ẤN ĐỘ MODI: TƯ TƯỞNG ĐỨC PHẬT HIỆN RẤT PHÙ HỢP KHI NHÂN LOẠI ĐỐI MẶT VỚI KHỦNG HOẢNG COVID-19

    THỦ TƯỚNG ẤN ĐỘ MODI: TƯ TƯỞNG ĐỨC PHẬT HIỆN RẤT PHÙ HỢP KHI NHÂN LOẠI ĐỐI MẶT VỚI KHỦNG HOẢNG COVID-19

Nghiên cứu

Lời nói Như Lai hoàn toàn chuyển Pháp luân có hay không

Lời nói Như Lai hoàn toàn chuyển Pháp luân có hay không

  • VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI HIỆN NAY

    VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI HIỆN NAY

  • ĐẠO PHẬT - “HỘ QUỐC AN DÂN”

    ĐẠO PHẬT - “HỘ QUỐC AN DÂN”

Phật giáo với Khoa học

Đẩy lùi các thông tin xấu, xuyên tạc trên Internet hiện nay trong môi trường Phật giáo

Đẩy lùi các thông tin xấu, xuyên tạc trên Internet hiện nay trong môi trường Phật giáo

  • Góp ý văn kiện Đại hội XIII: 'Tôn giáo cũng là nguồn lực phát triển đất nước'

    Góp ý văn kiện Đại hội XIII: 'Tôn giáo cũng là nguồn lực phát triển đất nước'

  • Tinh thần Phật giáo Đại thừa

    Tinh thần Phật giáo Đại thừa

  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Hoằng Pháp
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Hoằng Pháp

Bài vở đóng góp, xin gởi về Ban biên tập qua địa chỉ email: btsenvang@gmail.com
Ghi rõ nguồn www.senvangonline.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
Bản quyền thuộc về SVO. Designed by SVO
Trụ sở: 417/8 đường Phạm Văn Thuận – Kp3 - P. Tam Hiệp - Biên Hòa - Đồng Nai