• Trang chủ
  • Tin Tức
    • Truyền Hình Trực Tiếp
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Nghiên cứu
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Hoằng Pháp
    • Gia đình Phật tử
    • Phật giáo & tuổi trẻ
    • Khóa tu cho người bận rộn
    • Du lịch tâm linh
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút
    • Văn học
    • Nghệ thuật
    • Truyện Phật Giáo
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Công tác từ thiện
    • Giới thiệu sách mới
  • Pháp Âm
    • Nhạc - ĐĐ.Thích Thiện Mỹ
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Audio Phật giáo
    • Phật Giáo Đồng Nai TV
    • Ký sự Sen Vàng
  • Tự Viện
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
    • Xuân
    • Phật đản
    • Vu lan
    • Thiết Kế Phật Giáo
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Hoằng Pháp
  • Trang chủ

  • Tự Viện

  • Quốc tế

Không gian vườn thiền chùa Phước Huệ

Ngày đăng: 00:07:30 10-07-2015 . Xem: 51902

Không gian vườn thiền chùa Phước Huệ
SVO - Hôm nay, tôi  đang có được nhân duyên ở tại thành phố Tacoma, để tham dự lễ Vu Lan và kỷ niệm 20 năm thành lập tại chùa Phước Huệ, ngôi chùa thân thương trên xứ người tại thành phố Tacoma - Washington với khung cảnh hữu tình thiền vị.



 

“Hai mươi năm vun bồi ngôi nhà tâm linh Phước Huệ
Hạt giống Phật tưới tẩm, thương yêu, hiểu biết đơm hoa”
(thơ Tuệ Minh)

Hôm nay, tôi  đang có được nhân duyên ở tại thành phố Tacoma, để tham dự lễ Vu Lan và kỷ niệm 20 năm thành lập tại chùa Phước Huệ, ngôi chùa thân thương trên xứ người tại thành phố Tacoma - Washington với khung cảnh hữu tình thiền vị. Đương kim viện chủ - Thượng tọa Thích Phước Toàn, sinh ra  ở miền quê cát trắng thùy dương và Người có hữu duyên sang Mỹ trong những thập niên 80.  Hơn 35 năm, thầy đã dấn thân vào các công tác phật sự và cũng như đối với thầy, “phụng sự  chúng sanh là góp phần cúng dường Chư Phật”.  Chính  tâm nguyện đó, nên thầy đã dày công  vận hành Trung tâm văn hóa Phật giáo vùng Tây Bắc Hoa kỳ ngày mỗi khang trang, thanh tịnh, làm tiêu biểu, đặc thù riêng về  đạo Phật Việt nam.



Cảnh trí Phước Huệ thiền tự hiện bây giờ, dưới bàn tay tài hoa đậm chất nghệ thuật, thi ca của thầy Thích Phước Toàn, được thiết kế và trang trí gần giống như cảnh vật của một cõi tịnh độ hiện tiền, một không gian thiền trong lòng nước Mỹ. Chỉ cần một lần bước vào ngôi chùa này để thưởng lãm phong cảnh hay chắp tay lễ Phật, chúng ta như là từng  bước chân an lạc vào cảnh tiên bồng vô định và rũ xuống mọi âu lo để đi tìm chất liệu thực tại cho cuộc sống.



Với mong ước hướng  đạo cho đạo tràng lớp trẻ tại hải ngoại không quên lãng về cội nguồn dân tộc, Thượng tọa Thích Phước Toàn còn chủ xướng mở lớp Việt ngữ, tu học hàng tuần và mở các khóa tu vào các ngày đại lễ. Tại đây, thầy đã xây dựng một thư viện văn hóa, một hội trường khang trang, thoáng mát dành cho các phật tử, giới trẻ đến đây tu học. Song song bên cạnh đó thầy cũng mong muốn chúng ta phải gìn giữ cội nguồn tâm linh, xây đắp nền móng đạo đức, đạo lý uống nước nhớ nguồn của con người khi xa xứ, tha hương.


Viện chủ Thích Phước Toàn là một người rất thân thiện, vui vẻ. Sự thân thiện đó, còn là nét đạo mạo, uy nghiêm chân thường của thầy.  Đạo tràng, phật tử, quan khách thập phương ai đã một lần đặt chân đến đây đều không thể quên được buổi đàm đạo ý nghĩa bên chén trà thơm cùng với thầy viện chủ, bên trong không gian trà đạo nằm riêng biệt ở tầng trên được trang trí những bức thư pháp với nét chữ phóng khoáng, tự nhiên do thầy Phước Toàn thủ bút. Căn phòng như một không gian nghệ thuật thu nhỏ của viện chủ. Chúng ta sẽ ngạt nhiên hơn là ở phía trước sân chùa còn có cây trầm hương, thường tỏa hương thơm nhè nhẹ vào mỗi buổi sáng hòa quyện với không gian  tĩnh lặng của chùa Phước Huệ, dường như cây lá trầm này muốn tịnh hóa cõi đất này. Khi mỗi bước chân phàm tục tới thì bỗng dưng lắng lòng thanh khiết, để tự hưởng giới hương giải thoát cõi hồng trần chốn đây.
Trong những dịp hàn huyên, sau buổi lễ chính của ngày Chủ Nhật hàng tuần, Thầy Viện Chủ tâm tình: "Chúng tôi cũng như tất cả quí phật tử Tacoma nói riêng, phật tử thập phương nói chung, xa hơn nữa là người Việt tha hương đều mang một tâm trạng tha hương buồn, và chắc chắn rằng đều có một tâm nguyện như nhau, đó là đem hết khả năng của mình để bảo tồn và phát huy văn hóa Việt Nam, vì nếu Văn Hóa Việt Nam còn thì người Việt còn. Nếu là đúng tâm nguyện như thế thì chúng ta không phân biệt tôn giáo, hãy xích lại gần với nhau hơn và nâng đỡ lẫn nhau, tạo đoàn kết để giữ gìn và phát huy cả nền văn hóa tâm linh lẫn văn hóa cổ truyền của Việt Nam”.
Có thể nói, Viện chủ Thích Phước Toàn là một người thầy với sự nhẫn nại và khiêm cung, hoằng dương Chánh Pháp không biết mệt mỏi, Thầy chẳng quản ngại tuổi dần về già, sức khỏe không cho phép, Thầy vẫn chăm lo và đào tạo đàn hậu học và hướng dẫn con đường tu học chân chính mang đến sự bình an trong thân tâm của biết bao hàng tứ chúng. Đặc biệt, với tính chất nghệ thuật vốn có của mình, thầy đã thổi hồn của mình vào trong ngôi chùa Phước Huệ, Tacoma- tạo nên một kiến trúc độc đáo, một nét thủy mạc sân vườn phong phú đã làm cho không gian của ngôi tự viện  trở nên hùng tráng với làn hương thơm tỏa ra từ núi tuyết Mount-rainier. Những hướng đi của thầy luôn thể nhập vào nội quán, chuyển hóa quần chúng, đem an vui, xóa bỏ hận thù. Chính vì thế, trong thời gian dựng xây ngôi Tam bảo thì vô cùng khó khăn từ bên ngoài lẫn bên trong, từ mặt này đến mặt khác và từ con người sân si này đến tâm sân si khác. Thầy đã phải đối diện những thách thức để vượt qua cái thấy nhị biên, tri giác sai lầm. Đó cũng là một phần nội dung “sống chung hòa hợp- ái ngữ lắng nghe” của thầy viện chủ.
Đến với chùa Phước Huệ, chúng ta cũng cảm nhận ra phong cảnh giữa bốn mùa thi vị, sắc hương, cỏ cây, tình người sống chan hòa bên nhau. Vào mỗi buổi tinh mơ, sau giờ công phu sáng, tôi đã tự đi thiền hành, để chiêm nghiệm lại cuộc sống và những kiệt tác văn hóa đá, văn hóa bonsai trong khuôn viên chùa. Từ bốn hướng, chúng ta có thể nhìn thấy toàn màu xanh trinh nguyên của hàng trăm cây tùng, với lại bầu không khí của thiên nhiên như đang  ôm ấp, dặn dò mình, nên dừng lại và tỉnh cư để sống với những giây phút hiện tại đẹp tuyệt vời. Luôn nhận ra tấm lòng của vị ân sư  miệt mài làm việc, lao nhọc  để ngày hôm nay mới kiến tạo nên ngôi chùa tâm linh, xứng tầm với sự nghiệp “dấn bước lên đường, đem hạt giống Phật, gieo trải đến với nhân gian” .

\








Nguồn: Phật học đời sống
 
Các Tin Khác
  • NGHỆ THUẬT VÀ KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO THÁI LAN

    NGHỆ THUẬT VÀ KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO THÁI LAN

  • Phật giáo Phật Quang Sơn trong cộng đồng người dân Chile

    Phật giáo Phật Quang Sơn trong cộng đồng người dân Chile

  • Hà Lan: Chùa Thái sinh hoạt trên đất nhà thờ

    Hà Lan: Chùa Thái sinh hoạt trên đất nhà thờ

  • Phật Quang Sơn nối dài yêu thương trong dịch bệnh

    Phật Quang Sơn nối dài yêu thương trong dịch bệnh

  • Đôi nét về Học viện Phật giáo Quốc tế Sri Lanka

    Đôi nét về Học viện Phật giáo Quốc tế Sri Lanka

Miền Bắc

CHÙA PHẬT QUANG – CẢNH PHẬT NƠI MẢNH ĐẤT HÀ NAM

CHÙA PHẬT QUANG – CẢNH PHẬT NƠI MẢNH ĐẤT HÀ NAM

  • Quảng Ninh: Thiền viện Giác Tâm, TP.Hạ Long – nơi cõi Tịnh

    Quảng Ninh: Thiền viện Giác Tâm, TP.Hạ Long – nơi cõi Tịnh

  • “Đài sen” giữa lòng Trường Sư phạm

    “Đài sen” giữa lòng Trường Sư phạm

Miền Trung

Biến nơi hoang vu thành Phật đài nghiêm tịnh

Biến nơi hoang vu thành Phật đài nghiêm tịnh

  • Công nhận cây di sản Việt Nam tại tịnh xá Ngọc Vạn

    Công nhận cây di sản Việt Nam tại tịnh xá Ngọc Vạn

  • Chùa cổ Thiên Tứ – nơi lưu đậm dấu ấn của Bồ Tát Thích Quảng Đức

    Chùa cổ Thiên Tứ – nơi lưu đậm dấu ấn của Bồ Tát Thích Quảng Đức

Miền Nam

Tu viện Vĩnh Nghiêm: Nét đẹp mang dấu ấn văn hóa Đại Việt

Tu viện Vĩnh Nghiêm: Nét đẹp mang dấu ấn văn hóa Đại Việt

  • TỊNH XÁ NGỌC ẤN PHƯỜNG BỬU LONG

    TỊNH XÁ NGỌC ẤN PHƯỜNG BỬU LONG

  • CHÙA HUỆ CHƠN LINH PHƯỜNG BỬU LONG

    CHÙA HUỆ CHƠN LINH PHƯỜNG BỬU LONG

Quốc tế

NGHỆ THUẬT VÀ KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO THÁI LAN

NGHỆ THUẬT VÀ KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO THÁI LAN

  • Phật giáo Phật Quang Sơn trong cộng đồng người dân Chile

    Phật giáo Phật Quang Sơn trong cộng đồng người dân Chile

  • Hà Lan: Chùa Thái sinh hoạt trên đất nhà thờ

    Hà Lan: Chùa Thái sinh hoạt trên đất nhà thờ

Tây Nguyên

Thăm chùa sắc tứ Khải Đoan, Buôn Mê Thuột

Thăm chùa sắc tứ Khải Đoan, Buôn Mê Thuột

  • Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt

    Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt

  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Hoằng Pháp
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Hoằng Pháp

Bài vở đóng góp, xin gởi về Ban biên tập qua địa chỉ email: btsenvang@gmail.com
Ghi rõ nguồn www.senvangonline.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
Bản quyền thuộc về SVO. Designed by SVO
Trụ sở: 417/8 đường Phạm Văn Thuận – Kp3 - P. Tam Hiệp - Biên Hòa - Đồng Nai